Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn về đổi mới phương

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 107 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn về đổi mới phương

Trong quá trình chuyển đổi đào tạo đại học theo HCTC hiện nay, vấn đề đổi PPDH trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Người GV vừa là người hướng dẫn, vừa là người cố vấn cho SV đồng thời là người

nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới và làm phong phú những tri thức khoa học mà bộ môn giảng dạy để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Chính vì vậy tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho GV là một công việc thường xuyên và quan trọng để thực hiện đào tạo theo HCTC.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học nhằm truyền tải những tri thức và kinh nghiệm đã được tích luỹ trong hoạt động sư phạm từ các GV giỏi, có kinh nghiệm sang các GV trẻ, các GV chưa có kinh nghiệm khác. Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics cần tiếp tục nâng cao đội ngũ GV như đưa các GV, đặc biệt là các GV trẻ đi học các lớp nâng cao trình độ: học cao học, nghiên cứu sinh, các lớp sư phạm trong nước và ngoài nước phù hợp với trình độ, hoàn cảnh công tác của từng người. Mặt khác cần tăng cường chính sách hỗ trợ kinh phí cho các GV tham gia học tập, nghiên cứu khoa học, có chính sách khen thưởng xứng đáng cho những GV có những đề tài mang tính thực tiễn cao, tạo điều kiện hỗ trợ cho những GV tự học tập, tự nghiên cứu.

- Các Bộ môn nên thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, trao đổi kiến thức để cùng nhau uốn nắn các sai sót, hỗ trợ kiến thức kịp thời cho GV trong bộ môn.

- CBQL và GV, người học cần nhận thức được yêu cầu tất yếu, quyết tâm đổi mới phương pháp dạy và học. Trong thời gian đầu có thể nhà trường thí điểm ở một số khoa, sau đó nhân rộng trong toàn trường. Phấn đấu các môn học có đủ giáo trình, có nhiều tài liệu tham khảo cũng như việc sử dụng nhiều PPDH khác nhau, yêu cầu khai thác tài liệu, thông tin qua địa chỉ internet.

- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích các GV áp dụng phương pháp dạy học tích cực, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của SV. Tăng

cường tổ chức các hội nghị chuyên đề về phương pháp dạy học, hội thi GV giỏi, các phong trào nghiên cứu khoa học. Sản phẩm đổi mới PPDH thể hiện ở: Đề cương chi tiết của môn học, kịch bản chi tiết cho từng giờ lên lớp (chỉ rõ phần giảng, phần tự học, tự nghiên cứu, xemina, thảo luận và làm việc theo nhóm SV...

- Tổ chức cho các GV đi xuống thực tế tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp để nâng cao khả năng về chuyên môn, có kiến thức thực tế để áp dụng trong quá trình giảng dạy đối với SV. Đồng thời khi đi thực tế tại các doanh nghiệp thì cũng là cơ hội đề các GV nắm được tình hình thực tế, nhu cầu về nguồn lao động đề từ đó GV có điều chỉnh về các kiến thức trong quá trình giảng dạy giúp cho SV tiếp cận với các kiến thức thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức cho cán bộ GV tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài cấp thành phố, cập Bộ để GV có điều kiện cống hiến trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển khả năng nghiên cứu, nâng cao vị thế của Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics trong và ngoài nước.

- Tăng cường các hoạt động liên kết, mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước nhằm giúp cho cán bộ GV có điều kiện giao lưu, trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm.

- Cán bộ GV phải có tinh thần quyết tâm và có đủ kiến thức về dạy học theo HCTC và được tập huấn về cách thực hiện. Tất cả các GV được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy - học và phương pháp KT-ĐG theo HCTC. Nhà trường định kỳ tổ chức đánh giá, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, kết quả áp dụng PPDH theo yêu cầu của tín chỉ.

- Phương pháp GDĐH mới phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành ( tăng số giờ thảo luận, xemina, thảo luận, tự học của SV

hoặc tự nghiên cứu tài liệu...) Điều này giúp cho SV đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi ra trường

- Để giám sát, đánh giá việc GV thực hiện đổi mới PPDH với HCTC đáp ứng với yêu cầu về đào tạo theo tín chỉ cần:

Thường xuyên giám sát quá trình thực hiện đổi mới PPDH theo phương thức tín chỉ bằng cách: Phòng Đào tạo, thanh tra đào tạo thường xuyên có các hình thức kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị hồ sơ môn học (Đề cương môn học, kế hoạch bài giảng, tư liệu, tài liệu phục vụ bài giảng, sổ báo giảng, sổ theo dõi học tập, phiếu đánh giá điểm...). Bên cạnh đó cần có những hình thức khen thưởng kỷ luật đối với việc thực hiện này.

Để thực hiện các phương pháp dạy học theo HCTC cần xây dựng quy trình thực hiện:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học của từng bài phù hợp với hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ

Bước 2: Trên cơ sở đề cương môn học, hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ, số giờ dành cho mỗi hình thức, nội dung các công việc của GV và SV ở mỗi hình thức giờ dạy, lập kế hoạch chi tiết và giáo án để xây dựng các kịch bản lên lớp.

Bước 3: Lựa chọn các phương pháp phù hợp

- Kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học nhằm lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục cho những nhược điểm của phương pháp kia và tạo sự linh hoạt, đa dạng trong một giờ học.

- Trong quá trình lựa chọn các phương pháp phù hợp, GV cần kết hợp nhiều yếu tố KT-ĐG thường xuyên trong suốt quá trình giảng dạy. KT-ĐG thường xuyên là một phương pháp bổ trợ rất hiệu quả cho các PPDH, đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi kịp thời cho GV để điều chỉnh giờ giảng của mình cho phù hợp.

Bước 4: Xây dựng một số bài tập KT-ĐG có thể dùng trong quá trình lên lớp

Bước 5: Xây dựng kịch bản lên lớp cho các loại giờ học cụ thể.

Bước 6: Chuẩn bị bài giảng ở sile hoặc các hình thức khác, thực hiện các hoạt động dạy học theo yêu cầu tín chỉ.

Bước 7: Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV để điều chỉnh đổi mới PPDH

3.2.5. Quản lí hoạt động học tập của sinh viên

Để quản lí quá trình dạy học theo HCTC thành công thì việc quản lí hoạt động học tập của SV là không thể thiếu vì nó sẽ quyết định đến chất lượng đào tạo.

Quản lí hoạt động học của SV nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức cho SV.

Đào tạo theo HCTC là một hệ thống giáo dục mới hiện mới đưa vào Việt Nam áp dụng thử nghiệm, bắt đầu từ năm học 2010-2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học, cao đẳng bắt buộc phải chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ. Chính vì vậy để quản lí quá trình dạy học theo tín chỉ đạt hiệu quả cần:

- Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập (CVHT) mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Đây là biện pháp giữ vai trò cơ bản và có tính chất quyết định đối với sự thành công trong quản lí sinh viên học tập nói chung và học tập các môn chuyên ngành nói riêng. Trước đây việc quản lí SV được thực hiện qua Phòng Công tác HSSV. Khi chuyển đổi sang học tập theo tín chỉ, mỗi SV khi vào trường đều nhận được một cố vấn học tập, vì vậy cố vấn học tập là một nhà tư vấn hoặc là một người được chỉ định để giúp đỡ SV phát triển các năng lực nhằm đáp ứng về học tập và các vấn đề về xã hội. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, CVHT là người tư vấn cho SV về phương pháp học

tập, phương pháp nghiên cứu khoa học, cách khai thác học liệu, tư vấn kỹ năng mềm cho SV, định hướng nghề nghiệp cho SV và các vấn đề liên quan đến quy chế, quy định về đào tạo.

- Tăng cường tập huấn phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho GV và SV nắm vững, dần dần áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ vào giảng dạy trong nhà trường, tư vấn cho SV chủ động lên kế hoạch học tập cho mình, lựa chọn cho mình tiến trình học tập thích hợp với khả năng của bản thân mình khi áp dụng đào tạo theo tín chỉ.

- Nâng cao nhận thức vai trò tự học cho SV, tạo cho SV luôn chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập của mình, họ có thể sáng tạo ra các phương pháp học tập riêng phù hợp với bản thân họ nhằm tạo ra những bước đột phá trong quá trình học tập. Hệ thống CVHT sẽ tác động vào chính chủ thể thực hiện, giúp SV tự học bằng chính nội lực của bản thân, sẽ thực hiện học tập một cách chủ động theo kế hoạch cụ thể, theo đề cương môn học.

- Đoàn thể trong nhà trường có khả năng tạo nên một môi trường chính trị, môi trường học tập đúng đắn, sinh động thân thiện và hiệu quả. Đoàn thanh niên sẽ là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng bầu không khí tự học nói chung và tự học các môn chuyên ngành nói riêng. Hoạt động đoàn thể sẽ là một môi trường thuận lợi để SV trao đổi giao lưu học hỏi, có thể trao đổi giữa GV và SV giữa SV với SV để học tập, bàn bạc kinh nghiệm học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Hằng năm nhà trường tổ chức tuần lễ sinh hoạt công dân để phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; về hoạt động tự học của SV ngay khi họ mới bước chân vào nhà trường. Phòng quản lí HSSV kết hợp với các khoa, các phòng ban thực hiện phổ biến nội quy, quy định cho SV.

- CVHT yêu cầu mỗi SV tự lập một kế hoạch học tập cho mỗi năm học, học kỳ theo thời khoá biểu đã được thông báo.

- Nhà trường cần chỉ đạo CVHT phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt theo chuyên đề, thảo luận về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học trong SV để giúp SV có điều kiện chủ động trong quá trình học tập của mình.

- Tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi giúp cho SV được cọ xát và phát huy khả năng học tập tốt các môn chuyên ngành của mình để đáp ứng với công việc sau khi tốt nghiệp.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học của SV để đảm bảo rằng SV thực hiện theo đúng thời gian. CVHT kiểm tra về nội dung và phương pháp tự học của SV.

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)