Các biện pháp quản lí quá trình dạyhọc các môn chuyên ngành

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 102 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lí quá trình dạyhọc các môn chuyên ngành

học chế tín chế tín chỉ tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ Viettronics

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên mục đích, ý nghĩa của học chế tín chỉ (xây dựng văn hoá tín chỉ)

Nhận thức có vai trò quyết định trong việc định hướng cho hành động. Để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên về mục đích ý nghĩa, việc đầu tiên là lãnh đạo trường phải thấu hiểu sâu sắc về bản chất của quy trình đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ và quyết tâm cao trong việc thực hiện quá trình đào tạo. Cụ thể lãnh đạo cao nhất của đơn vị phải bằng mọi biện pháp (tuyên truyền, giải thích, hành chính, tài chính….) để truyền đạt quyết tâm của mình tới từng cán bộ, giảng viên và cả sinh viên, có kế hoạch dần dần giới thiệu cho họ bản chất, mục đích, ý nghĩa của học chế tín chỉ và các công việc mà giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lí phải làm nếu muốn áp dụng thành công học chế tín chỉ. Đây là công việc lâu dài, đòi hỏi lãnh đạo các đơn vị phải có kế hoạch chi tiết, kiên nhẫn và đầu tư cả về công sức và tiền của.

Biện pháp nâng cao nhận thức là cơ sở để tập hợp lực lượng, phát huy tính chủ động, tích cực, làm cho đối tượng hiểu và đi đến tự nguyện, thống nhất trong hành động để thực hiện mục tiêu chung và nó còn là biện pháp mở đường để thực hiện tốt các nhóm biện pháp khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Trong giai đoạn chuyển đổi phương thức đào tạo theo HCTC hiện nay, nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo, bởi vì đứng trước yêu cầu đổi mới, những khó khăn thách thức đặt ra không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ cùng ý tưởng, quan điểm và cách tiến hành. Điều này đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải nắm vững một cách sâu sắc về sự cần thiết và đúng đắn của sự đổi mới, kiên định với những hướng đi đã chọn, kiên trì thuyết phục những người khác cùng làm theo.

Công tác tư tưởng thực hiện chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo HCTC trước hết phải tạo ra phong trào ủng hộ đổi mới giáo dục, tin tưởng vào biện pháp tổ chức thực hiện cả nhà trường và cả ngành giáo dục nỗ lực thực hiện các mục tiêu đổi mới: chuẩn hoá CSVC, đội ngũ GV, đổi mới PPDH, hình thức KT-ĐG...

Biện pháp này chủ yếu tác động vào nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, làm cho các cán bộ lãnh đạo có nhận thức đúng đắn về công tác quản lí nhà trường trước yêu cầu đổi mới giáo dục để từ đó họ không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao năng lực quản lí của mình.

Thành lập một nhóm chuyên nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề đào tạo theo HCTC, đội ngũ này phải hiểu đúng và đầy đủ về học chế tín chỉ, phải có các tài liệu hướng dẫn chi tiết về tổ chức và quản lí đào tạo theo HCTC; thu thập và nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về đào tạo theo tín chỉ, tìm hiểu tình hình đào tạo theo HCTC của một số trường ĐH-CĐ điển hình trong cả nước và nước ngoài. Nhóm này có nhiệm vụ tổ chức hội thảo về tín chỉ tập huấn cho cán bộ giảng viên và SV hiểu về quá trình đào tạo theo HCTC.

Thông tin kịp thời các chủ trương, văn bản, các quy định, chính sách cũng như các điều kiện cần khi chuyển sang đào tạo theo HCTC.

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)