8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Tập huấn các hình thức kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ
- Đổi mới PPDH không thể không nói đến KT- ĐG bởi vì KT- ĐG là một bộ phận không thể tách rời của PPDH. Bản chất của KT- ĐG là cách xác định xem mục tiêu của chương trình đào tạo của môn học đó có đạt được hay không và đạt ở mức độ nào. Đây cũng là cái đích để người dạy hướng dẫn người học cùng vươn tới và cũng là để người học tuỳ theo năng lực của bản thân tìm cách riêng cho mình để đạt đến đích. Như vậy, KT- ĐG sẽ định hướng cách dạy của thầy và cách học của trò sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là cùng hướng tới đạt mục tiêu. Ngoài ra KT- ĐG sẽ là động lực để cho thầy điều chỉnh phương pháp dạy và trò điều chỉnh phương pháp học sao cho hiệu quả, đồng thời cũng giúp nhà quản lí có những thay đổi cần thiết trong việc tổ chức quá trình đào tạo.
- Trong đào tạo theo HCTC có các hình thức kiểm tra đánh giá đặc trưng: Bài tập cá nhân/ tuần, bài tập nhóm/ tháng, bài tập lớn/ học kỳ/cá nhân cho mỗi môn học. Việc KT- ĐG kết quả học tập của SV có mục đích phản ánh kết quả giáo dục đào tạo của GV. Dựa vào kết quả này, nhà trường sẽ phát động phong trào thi đua nhằm khuyến khích, kích thích tinh thần học tập của SV. KT-ĐG thường xuyên trong dạy học theo HCTC được sử dụng như một
phương pháp dạy học, đồng thời thông qua đó có được những thông tin phản hồi giúp GV, SV điều chỉnh được cách dạy, cách học, thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp. KT-ĐG thường xuyên được sử dụng trong suốt QTDH, trong và ngoài giờ học. Chính vì vậy cần tập huấn cho GV các hình thức KT- ĐG theo HCTC giúp cho GV nắm vững các hình thức KT-ĐG theo tín chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm về KT-ĐG theo tín chỉ về tập huấn cho CBGV nhà trường, giúp cho GV nắm được các hình thức kiểm tra đánh giá để từ đó GV áp dụng vào trong giảng dạy để đánh giá kết quả học tập của SV.
- KT- ĐG phải thường xuyên, đa dạng được tiến hành suốt thời gian dạy học bằng nhiều hình thức như lập phiếu theo dõi học tập, ra đề thi vấn đáp, trắc nghiệm, kiểm tra kỹ năng thực hành, bài tập lớn/nhỏ theo tuần, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ...bằng nhiều phương pháp, kỹ thuật phong phú, đa dạng, tạo được hứng thú cho SV học tập, nghiên cứu khoa học và giúp GV có những thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình.
- Xây dựng một ngân hàng câu hỏi cho từng môn học, ngành học để cung cấp đề thi đảm bảo tính ổn định, khách quan, luôn được cập nhật bổ sung và cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn.
- Tập huấn, cung cấp các văn bản, quy chế thi, cách thức tổ chức thi một cách nghiêm túc và công khai cho GV và SV để tránh những lỗi mắc phải không đáng có, đồng thời mang lại tính công bằng cho các kỳ thi, phản ánh đúng chất lượng đào tạo của nhà trường. Tổ chức chấm thi phải đảm bảo tính chính xác, khách quan vì vậy cần phải thực hiện công khai biểu điểm chi tiết để cho SV biết có thể tự đánh giá khả năng làm bài của mình.
3.2.7. Tin học hóa quá trình quản lí
Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển càng nhanh và đã bước sang một giai đoạn mới. Cùng với vấn đề đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học theo HCTC, cuộc cách mạng PPDH cũng đang diễn ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Cuộc cách mạng khoa học
công nghệ là yếu tố cơ bản thúc đẩy đổi mới giáo dục, nhằm giúp SV thích ứng với xã hội dựa trên sự phát triển công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lí tại các trường là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển nền giáo dục Việt Nam. Ở trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lí đã và đang được áp dụng tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục, nhà trường cần thực hiện:
- Xây dựng cổng thông tin điện tử để SV có thể truy cập đăng ký kế hoạch học tập cá nhân.
- Nâng cấp hệ thống mạng LAN, mạng internet để đáp ứng yêu cầu truy cập cho GV và SV khi học tập trực tuyến.
- Cần trang bị thêm máy tính xách tay cài phần mềm hỗ trợ giảng dạy, máy chiếu, màn chiếu để tạo điều kiện tốt nhất cho giờ giảng. Trang bị thêm phòng học đa năng giúp cho GV và SV có điều kiện giảng dạy - học tập tốt nhất.
- Trang bị phần mềm quản lí kết quả học tập của SV, phần mềm này có thể kết nối trực tuyến để SV hoặc phụ huynh có thể truy cập kiểm soát kết quả học tập của SV.
- Xây dựng hệ thống email cho tất các GV và SV để giúp cho quá trình thông tin giữa nhà trường và SV được thuận lợi. Đồng thời cũng giúp SV có khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt hơn trong quá trình học tập.
- Có các hình thức khuyến khích xứng đáng với những GV tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy.
- Khuyến khích các Khoa/Bộ môn xây dựng phần mềm ứng dụng cho các môn học tham gia vào quá trình giảng dạy cho SV.