Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 117 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%) 1. Nâng cao nhận thức của cán

bộ quản lí, giảng viên và sinh viên mục đích, ý nghĩa của học chế tín chỉ

80 20 0 75 25 0

2. Tăng cường quản lí việc xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ

62 38 0 53 47 0

3. Tổ chức viết đề cương môn học theo học chế tín chỉ, giáo trình, tài liệu theo từng chuyên ngành và ban hành công khai cho giảng viên và sinh viên

72 28 0 68 32 0

4. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho cán bộ giảng viên

82 18 0 72 28 0

5. Quản lí hoạt động học tập

của sinh viên 61 39 0 42 58 0

6. Tập huấn các hình thức kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ

43 57 0 40 60 0

7. Tin học hóa quá trình quản lí 30 70 0 34 66 0 8. Tăng cường đầu tư cơ sở vật

3.4.2.2. Nhận xét

Tất cả các ý kiến đều đồng nhất trong nhận định là tất cả các biện pháp mà luận văn nêu trên đều mang tính cấp thiết và khả thi cao. Tuy nhiên con số tỷ lệ cao cũng có thay đổi ở từng biện pháp:

Biện pháp 1 "Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên mục đích, ý nghĩa của học chế tín chỉ” là biện pháp được đánh giá 80% rất cần thiết, 20% cần thiết; 75% rất khả thi, 25% khả thi. Từ đó cho thấy việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên về mục đích, ý nghĩa của học chế tín chỉ là rất cần thiết.

Biện pháp 2 “Tăng cường quản lí việc xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ” được đánh giá 62% rất cần thiết, 38% cần thiết; 53% đánh giá là rất khả thi và 47% là khả thi. Nhìn chung các ý kiến đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp này tương đối cao.

Biện pháp 3 “Tổ chức viết đề cương môn học theo học chế tín chỉ, giáo trình, tài liệu theo từng chuyên ngành và ban hành công khai cho giảng viên và sinh viên” Các ý kiến đánh giá đều rất cao tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp này (72% là mức rất cần thiết, 28% là cần thiết; 68% là rất khả thi, 32% là mức khả thi).

Biện pháp 4 “Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho cán bộ giảng viên” Đây là biện pháp cũng được đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi là rất cao (82% là mức rất cần thiết, 18% là cần thiết; 72% là rất khả thi, 28% là mức khả thi). Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Biện pháp 5 “Quản lí hoạt động học tập của sinh viên” có tỷ lệ 61% là mức rất cần thiết, 39% mức cần thiết; 42% rất khả thi và 58% mức khả thi trong khi thực hiện. Từ kết quả trên chi thấy tăng cường nội lực cho SV cũng được các CBQL, GV xem là biện pháp thiết yếu nên muốn thay đổi kết quả

học tập so với tình hình hiện nay cần khơi dậy và thúc đẩy SV tinh thần tích cực học tập và tự học các môn chuyên ngành. Nhà trường trong từng lĩnh vực cần chú ý tác động đến yếu tố tinh thần cầu tiến, nghị lực và quyết tâm học tập của SV. Có thể tác động đến yếu tố tình cảm giúp SV yêu thích học tập các môn chuyên ngành được dễ dàng, tình cảm. Biện pháp này là biện pháp được xem là căn bản để thay đổi kết quả học tập các môn chuyên ngành.

Biện pháp 6 “Tập huấn các hình thức kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ” các ý kiến đánh giá 43% là mức rất cần thiết, 57% mức cần thiết; 40% rất khả thi và 60% mức khả thi. Nhìn chung các ý kiến đều đánh giá biện pháp tập huấn các hình thức kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ là cần thiết và có tính khả thi cao.

Biện pháp 7 “Tin học hóa quá trình quản lí” được đánh giá 30% rất cần thiết, 70% cần thiết; 34% mức rất khả thi, 66% khả thi.

Biện pháp 8 “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất” tỷ lệ đánh giá 25% rất cần thiết, 75% cần thiết; 22% đánh giá rất khả thi 78% đánh giá khả thi.

Tóm lại: Các biện pháp quản lí trên là những biện pháp chủ yếu, cơ bản được các chủ thể đánh giá cao cả về các tiêu chí: Tính cấp thiết và tính khả thi. Điều này có nghĩa là những biện pháp này đều là cần thiết và thiết thực đối với công tác quản lí QTDH của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về “Quản lí quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics”. Về thực tiễn, kết quả này đã chỉ ra được thực trạng quản lí QTDH các môn chuyên ngành theo HCTC tại trường, nêu nên được những mặt mạnh, mặt yếu để đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong tương lai. Đồng thời cũng góp phần xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục.

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lí QTDH của Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics cho thấy:

Đội ngũ cán bộ quản lí, GV, SV đã nhận thức được vị trí vai trò, nhiệm vụ dạy học và mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường, các Phòng, Ban, Khoa chức năng đã xây dựng được một hệ thống biện pháp quản lí và tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả trong quản lí QTDH. Tuy nhiên trong tình hình thực tế hiện nay của Trường còn có những biện pháp chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Vì vậy, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lí để nâng cao chất lượng dạy - học tại Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên mục đích, ý nghĩa của học chế tín chỉ

Biện pháp 2: Tăng cường quản lí việc xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ

Biện pháp 3: Tổ chức viết đề cương môn học theo học chế tín chỉ, giáo trình, tài liệu theo từng chuyên ngành và ban hành công khai cho giảng viên và sinh viên

Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn về đổi mới

Biện pháp 5: Quản lí hoạt động học tập của sinh viên

Biện pháp 6: Tập huấn các hình thức kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ

Biện pháp 7: Tin học hóa quá trình quản lí

Biện pháp 8: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

Các biện pháp này có mối quan hệ với nhau nên khi triển khai các biện pháp phải có tính đồng bộ, nếu không sẽ khó phát huy tác dụng của chúng.

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)