0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tổ chức viết đề cương môn học theo học chế tín chỉ, giáo trình,

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS (Trang 104 -107 )

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Tổ chức viết đề cương môn học theo học chế tín chỉ, giáo trình,

liệu theo từng chuyên ngành và ban hành công khai cho giảng viên và sinh viên

3.2.3.1. Tổ chức viết đề cương môn học theo học chế tín chỉ theo từng chuyên ngành và ban hành công khai cho giảng viên và sinh viên

Đề cương môn học là một công cụ chủ yếu để quản lí và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của Nhà trường, nó giúp cho GV thực hiện đúng và đầy đủ chương trình chi tiết, khối lượng công việc của mình một cách khoa học và chính xác, đồng thời nó góp phần giúp nhà quản lí có cơ sở để kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV.

Trong đào tạo theo HCTC, đề cương môn học là một công cụ hữu hiệu giúp cho SV có thể chuẩn bị bài ở nhà và kiểm soát tiến độ giảng dạy cũng như khối lượng kiến thức của GV đối với SV.

Để tổ chức viết đề cương môn học theo học chế tín chỉ theo từng chuyên ngành GV cần phải tiến hành các biện pháp sau:

- Xây dựng những quy định cụ thể của việc viết đề cương chi tiết, yêu cầu GV phải xây dựng đề cương môn học theo đúng quy định, thực hiện đủ khối lượng công việc, đủ kiến thức trong chương trình của từng môn học cụ thể. Qua việc viết đề cương môn học này giúp GV nắm vững mục tiêu nội dung chương trình, kiến thức cần truyền đạt, giúp cho SV biết được mục đích, nội dung, kế hoạch học tập của từng môn học và các yêu cầu học tập để SV xây dựng kế hoạch học tập cho phù hợp với kế hoạch cá nhân của từng người.

- Chỉ đạo các Bộ môn và GV thực hiện viết đề cương môn học phải dựa trên chương trình khung do BGD&ĐT đã ban hành, dựa vào một số thay đổi của Trường đã được Hiệu trưởng phê duyệt, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, ngành học.

- Khi viết đề cương môn học cần phải có đủ giáo trình, bài giảng và phải được thẩm định một cách chặt chẽ thông qua Hội đồng Khoa học - Đào tạo của Trường.

- Khi xây dựng đề cương môn học phải có mục tiêu, mục đích cụ thể, có nội dung rõ ràng, cấu trúc hợp lý, khoa học, theo sát yêu cầu chuẩn đầu ra mà nhà trường đã xây dựng.

- Muốn tổ chức tốt công tác đào tạo theo HCTC cần biên soạn bộ đề cương chi tiết với các học phần (syllabus) trong đó ghi đầy đủ nội dung của học phần với các chương mục, mục đích, yêu cầu của môn học, hình thức thi, cách đánh giá kết quả học tập của SV, giáo trình và các tài liệu tham khảo... nội dung chi tiết môn học cần phân biệt rõ 3 phần:

+ Phần 1: Nội dung cốt lõi - N1 (Phải biết)

+ Phần 2: Nội dung liên quan gần - N2 (Nên biết) + Phần 3: Nội dung liên quan xa - N3 (Có thể biết)

Các đề cương chi tiết này được công bố cho SV vào đầu mỗi học kỳ, giúp cho SV chủ động rất nhiều trong việc tham khảo các tài liệu, chuẩn bị lên lớp, tự học và thi... về phía nhà trường thông qua đề cương môn học có thể quản lí nội dung giảng dạy, nhất là các môn học có nhiều giảng viên cùng tham gia giảng dạy. Đề cương môn học phải do giảng viên hoặc nhóm giảng viên cùng tham gia giảng dạy một môn học biên soạn dưới sự chỉ đạo của Khoa, Bộ môn gồm các thông tin quan trọng sau:

+ Mục 1: Thông tin về giảng viên + Mục 2: Thông tin chung về môn học + Mục 3: Mục tiêu của môn học

Mục tiêu về kiến thức Mục tiêu về kỹ năng Mục tiêu về thái độ

Mục tiêu của từng bài học + Mục 4: Tóm tắt nội dung môn học + Mục 5: Nội dung chi tiết môn học + Mục 6: Học liệu (tối thiểu 3 học liệu) + Mục 7: Hình thức tổ chức dạy học

+ Mục 8: Chính sách đối với các yêu cầu khác của giảng viên

3.2.3.2. Tổ chức viết giáo trình, tài liệu tham khảo, bài giảng theo từng chuyên ngành và ban hành công khai cho giảng viên và sinh viên

- Tổ chức viết giáo trình, tài liệu tham khảo, thẩm định và duyệt các giáo trình tài liệu theo các chuyên ngành đề phục vụ cho công tác giảng dạy của GV và học tập của SV. Việc soạn giáo trình, bài giảng theo từng chuyên ngành là nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu của người giảng viên. Soạn giáo trình, bài giảng theo chuyên ngành sẽ giúp cho GV giảng dạy theo đúng với chương trình chi tiết đã đề ra. Nó còn giúp GV chủ động trong quá trình giảng dạy, có kế hoạch và đạt chất lượng cao trong giờ lên lớp của mình Người giảng viên là người hiểu rõ môn học của mình giảng dạy, qua đó xây

dựng giáo trình, bài giảng sao cho phù hợp với môn học và trình độ của sinh viên. Nhà quản lí phối hợp chặt chẽ với các bộ môn hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng giáo trình, bài giảng của giảng viên. Cụ thể nhà trường nên: + Xây dựng các quy định cụ thể về biên soạn giáo trình, bài giảng theo từng chuyên ngành đảm bảo: nội dung cụ thể, có tính khoa học, tính thực tiễn, có kiến thức hiện đại, có tính thời sự, có đầy đủ tài liệu tham khảo. Xác định mục tiêu, nội dung rõ ràng của từng môn, từng bậc học, thực hiện biên soạn giáo trình, bài giảng theo mẫu của BGD&ĐT có cải tiến để phù hợp với mục tiêu đào tạo của Trường.

+ Với các môn học đặc thù, nhà trường cần quy định thiết kế giáo trình, bài giảng cho phù hợp với đặc thù của môn học đó đáp ứng yêu cầu đào tạo.

- Nhà trường cần đưa công tác biên soạn giáo trình, tài liệu, bài giảng thành nghị quyết thực hiện trong toàn chi bộ, tăng kinh phí biên soạn, tạo điều kiện về thời gian cho các tác giả để có thể tập trung vào việc viết giáo trình, bài giảng, cải tiến quy trình nghiệm thu và xuất bản giáo trình.

- Giáo trình, tài liệu giảng dạy - học tập phải được biên soạn theo một quy trình khoa học, tức là theo đề cương chi tiết đã được xây dựng và đánh giá của các chuyên gia và phải được kiểm chứng qua thực tiễn. Sau khi biên soạn xong, giáo trình phải được thử nghiệm thẩm định của chính tác giả, các chuyên gia trong lĩnh vực và của người dạy và người học.

- Đề cương môn học, giáo trình, bài giảng sau khi xây dựng xong được Hội đồng Khoa học - Đào tạo nhà trường thẩm định và được ban hành chính thức. Khi giảng dạy GV công bố đề cương môn học cho SV phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập.

3.2.4. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho cán bộ giảng viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS (Trang 104 -107 )

×