8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Tổ chức viết đề cương các môn học và ban hành công khai cho
viên và sinh viên trước khi môn học bắt đầu
1.3.3.1. Yêu cầu của đề cương môn học
Đề cương môn học là văn bản có ý nghĩa quyết định tới thành bại việc áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghệ
Viettronics. Đề cương môn học do từng giảng viên/ nhóm giảng viên của bộ môn biên soạn, được bộ môn, khoa, trường thẩm định, xác nhận làm cơ sở cho các hoạt động dạy, học, đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu môn học.
Do vậy đề cương môn học phải được xây dựng với chất lượng cao nhất, cụ thể là:
- Trên cơ sở mẫu đề cương và văn bản hướng dẫn, giảng viên cung cấp thông tin đầy đủ và xác thực nhất cho các mục trong đề cương.
- Cần quan tâm đặc biệt tới các mục tiêu của môn học và hình thức tổ chức dạy học. Vì đây là cơ sở quan trọng nhất cho việc áp dụng phương pháp dạy – học, phương pháp kiểm tra – đánh giá tiên tiến phù hợp.
- Đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ, tiếp cận chuẩn mực quốc tế, khả thi trong điều kiện của Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics.
- Là cơ sở để triển khai dạy – học, kiểm tra – đánh giá theo phương pháp tiên tiến.
1.3.3.2. Xây dựng đề cương môn học
* Các bước xây dựng đề cương
1. Thành lập nhóm chuyên gia biên soạn đề cương bao gồm các giảng viên cùng dạy một bộ môn
2. Tổ chức tập huấn cho nhóm chuyên gia 3. Tổ chức biên soạn đề cương
4. Sau hội thảo nhóm chuyên gia dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm bộ môn hoàn thiện đề cương và trình lãnh đạo khoa, trường thẩm định và phê duyệt.
* Nội dung của đề cương:
Dựa trên chương trình đào tạo đã được nhà trường phê duyệt, các Khoa, Bộ môn cần phải cụ thể hóa chương trình đào tạo thông qua các bản đề cương học phần. Đề cương học phần bao gồm: Mục đích của học phần; Mục
tiêu học phần; Nội dung chi tiết học phần; Hình thức tổ chức và phương pháp dạy – học; Hình thức kiểm tra đánh giá…
- Mục đích của học phần: Mục đích học phần đưa ra những yêu cầu chuẩn mà mỗi sinh viên phải đạt được sau khi hoàn thành học phần. Mục đích của học phần được xây dựng trên cơ sở đặc thù nội dung của học phần đó, trình độ cần đào tạo và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Đó chính là cái đích chung cần hướng tới của cả người dạy và người học trong quá trình đào tạo.
- Mục tiêu học phần:
Mục tiêu chung của học phần: Mỗi học phần, tùy thuộc vào nội dung mà đặt ra các mục tiêu; mục tiêu kiến thức, kỹ năng của học phần cần được xây dựng cụ thể và chi tiết. Các mục tiêu dựa trên 6 nhóm sau:
+ Nhóm 1: Rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao; + Nhóm 2: Rèn luyện các kỹ năng nhận thức cơ bản;
+ Nhóm 3: Rèn luyện kiến thức, kỹ năng về ngành học cụ thể;
+ Nhóm 4: Rèn luyện các giá trị về khoa học, xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên;
+ Nhóm 5: Chuẩn bị các kỹ năng về nghề nghiệp; + Nhóm 6: Rèn luyện các kỹ năng phát triển cá nhân.
Thông thường, mục tiêu học phần là các mục tiêu ở nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3.
* Nội dung chi tiết học phần
Nội dung chi tiết học phần được thiết kế theo các chương, mục, tiểu mục và ấn định thời gian thực hiện theo từng phần hoặc nội số của nó. Nội dung môn học được xây dựng phải đảm bảo đáp ứng những mục tiêu môn học đã đặt ra. Nội dung môn học được coi là chất liệu để thực hiện mục tiêu môn học.
Căn cứ định nghĩa tín chỉ, nội dung trong chương trình môn học gồm 3 học phần:
- Phần bài giảng trực tiếp trên lớp.
- Phần không giảng trực tiếp trên lớp mà giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp.
- Phần dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo luận nhóm, xemina, làm thí nghiệm… và các hoạt động khác có liên quan đến môn học.
- Các học liệu tương ứng với từng phần nội dung cần được chỉ rõ trong đề cương môn học. Người học phải nắm được phần nội dung được nghe giảng trên lớp, phần nào phải chuẩn bị ở nhà, phần nào sẽ thảo luận và phần nào phải đọc thêm.
* Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học
Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trong đề cương học phần được lựa chọn một cách đa dạng, phù hợp với các mục tiêu, nội dung từng bài học, đối tượng dạy học, đồng thời phải đảm bảo giữ được bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, vai trò của người học được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Người dạy không còn giữ vai trò là nguồn kiến thức duy nhất mà có vai trò cố vấn, gợi mở, hướng dẫn, chốt lại các kiến thức cốt lõi để giúp người học chủ động khám phá, chiếm lĩnh kiến thức và có khả năng giải quyết vấn đề.
* Hình thức kiểm tra, đánh giá
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên được đánh giá thông qua các hoạt động trên lớp (chuyên cần, thái độ, ý thức học tập…); tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu, thảo luận trên lớp; thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao); làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế; bài thi kết thúc học phần.
Đề cương học phần phải chỉ rõ thời gian, hình thức kiểm tra, quy định và yêu cầu của từng bài kiểm tra; cách đánh giá. Trên cơ sở đó, người dạy, người học tự lập kế hoạch và phương pháp dạy-học của mình. Các bài kiểm tra có thể đa dạng về hình thức tự luận, trắc nghiệm, thuyết trình… Thời gian kiểm tra cũng cần được tiến hành thường xuyên theo tuần, tháng, giữa kỳ, hết kỳ…
1.3.3.3. Các chức năng của đề cương học phần
- Định hướng cho hoạt động dạy-học theo tín chỉ
Một văn bản mục tiêu được cụ thể hóa đến từng phần trong đề cương học phần nó có tác dụng định hướng cho người dạy và người học đi đến mục đích nhanh nhất và hiệu quả nhất. Từ đó hoạt động dạy-học luôn điều chỉnh theo những định hướng chung để đạt được mục đích đề ra. Thông qua đề cương học phần, đối với người dạy, mặc dù có những cách truyền thụ kiến thức khác nhau, nhưng họ đều đưa sinh viên của mình theo một mục tiêu chung, đáp ứng chất lượng của quá trình đào tạo. Còn đối với người học họ hoàn toàn chủ động kiến thức, tìm kiếm thông tin, nguồn hỗ trợ và tư vấn học tập cũng như lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cho từng môn học.
- Công cụ để lập kế hoạch tích lũy kiến thức của sinh viên đối với các học phần.
Trong xã hội hiện đại, một yêu cầu rất quan trọng đặt ra đối với sinh viên là họ cần phải có năng lực chủ động trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức cho mình. Theo mô hình đào tạo theo tín chỉ, sinh viên được chủ động lựa chọn các học phần và thời gian học trong quá trình học tập. Do đó, sinh viên không bị dập khuôn theo một chương trình cố định mà họ có những sự lựa chọn cho riêng mình. Lúc này, đề cương học phần với những nội dung đã đề cập trong đề cương trở thành công cụ hữu hiệu, một cẩm nang không thể thiếu để sinh viên phát huy tối đa năng lực chủ động trong việc lập kế hoạch tích lũy kiến thức của mình theo đúng mục tiêu và tiến độ.
- Là công cụ để người học có thể giám sát người dạy và người dạy có thể thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra
Người dạy và người học là hai thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình dạy-học. Mặc dù có những vai trò khác nhau song ở quá trình này họ trở thành những người cộng sự của nhau, hợp tác với nhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Sự thống nhất, đồng thuận giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học được thể hiện qua đề cương môn học, đó chính là bản cam kết học tập. Bản cam kết này quy định những kiến thức cần đạt được, thái độ học tập, phương pháp giảng dạy và các chuẩn mực đánh giá. Cả người dạy và người học đều căn cứ vào bản cam kết này đề điều chỉnh mọi công việc của mình để đảm bảo quá trình dạy học đi theo đúng hướng. Người dạy, người học đều không thể tùy ý và không tuân thủ theo những quy định đã nêu ra trong đề cương học phần.
- Quản lí quá trình dạy học
Đề cương học phần chính là một bản hợp đồng trách nhiệm đào tạo giữa các Khoa chuyên môn với nhà trường và các đơn vị quản lí đào tạo. Quản lí quá trình dạy học là quản lí một quá trình khá phức tạp bởi vì khối lượng kiến thức rất rộng lớn, khó định lượng; chương trình học tập đa dạng do đặc thù của mô hình đào tạo theo tín chỉ; đội ngũ giáo viên khác nhau về độ tuổi, trình độ, học vấn và phương pháp giảng dạy; sinh viên rất đa dạng… Như vậy, để đảm bảo sự thống nhất cao và sự công bằng trong học tập và kiểm tra đánh giá thì việc tạo ra một cơ sở để quản lí quá trình dạy học là rất cần thiết và đề cương môn học được xem như một công cụ đặc biệt hữu hiệu trong quá trình quản lí.