Đặc thù của các môn chuyên ngành và dạyhọc các môn chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 54 - 132)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.Đặc thù của các môn chuyên ngành và dạyhọc các môn chuyên

ngành trong trƣờng cao đẳng

Theo từ điển giáo dục học, môn chuyên ngành là “môn học hoặc ngành học được hình thành dựa trên việc học chuyên sâu của một lĩnh vực rộng của kiến thức” [61, tr.266]. Sự đào tạo chuyên sâu nhằm tăng cường phát triển những năng lực thực hành và những kiến thức chiếm lĩnh được trong giai đoạn đào tạo chung (hoặc đào tạo đại cương hoặc đào tạo cơ bản), hướng vào việc chuyên môn hóa.

Ở Trường cao đẳng các môn chuyên ngành là các môn học cung cấp các kiến thức về chuyên môn, nghề nghiệp nhằm rèn luyện và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp.

Các môn chuyên ngành ở trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics được phân chia thành:

- Các môn chuyên ngành của khối ngành công nghệ: Công nghệ thông tin, Công nghệ Điện tự động, Điện tử viễn thông: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về công nghệ, rèn luyện và phát triển các kỹ năng về công nghệ…

- Các môn chuyên ngành của khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, Tài chính – ngân hàng: cung cấp cho sinh viên các kiến thức về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, rèn luyện và phát triển các kỹ năng về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng…

- Đặc thù các môn chuyên ngành của khối ngành công nghệ là luôn luôn thay đổi theo sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ. Các môn học này cần phải luôn luôn có sự cập nhật, bổ sung và cải tiến để phù hợp với mục tiêu đào tạo. Để đảm bảo dạy học các môn chuyên ngành của khối ngành công nghệ thì đòi hỏi phải có đầy đủ các phòng thực hành, thí

nghiệm, xưởng thực hành để đào tạo về năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ xảo cho SV.

- Đặc thù của các môn chuyên ngành của khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính-ngân hàng là nghiên cứu các kiến thức về xã hội, quy luật phát triển nền kinh tế. Đặc điểm của khối ngành này là trang bị cho SV có các kiến thức, lý luận về các vấn đề chung của xã hội và đặc biệt các vấn đề đang “nóng” trong xã hội.

1.5. Tiểu kết chƣơng 1

Quản lí quá trình dạy học trong các trường cao đẳng nói chung và trường cao đẳng công nghệ nói riêng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng đào tạo tay nghề cho các cử nhân cao đẳng tương lai để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Quản lí quá trình dạy học ở trường cao đẳng dựa trên cơ sở:

- Những đặc trưng về yêu cầu, cơ cấu chuyên môn, số lượng GV, trình độ đào tạo, yêu cầu về chất lượng (năng lực, chuyên môn…), dự báo tương lai phát triển nhà trường cùng với dự báo quy mô sinh viên.

- Ý nghĩa, mục đích của việc quản lí quá trình dạy học đại học, cao đẳng nhằm nâng cao năng lực quản lí, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng đại học, yêu cầu phát triển nhân lực cho xã hội…

Để đạt được những yêu cầu trên đòi hỏi người quản lí phải nắng vững những khái niệm, những chuẩn mực, những quy định của pháp luật, của từng trường để giải quyết công việc của người quản lí cho đúng, linh hoạt và mềm dẻo để đạt mục đích cuối cùng là cải thiện chất lượng đào tạo, tạo ra những sản phẩm ngày càng hoàn thiện – không ngừng phát triển, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện tại, đồng thời cũng phải có những chiến lược, những dự đoán “đi tắt đón đầu” nhằm tạo bước đột phá trong đào tạo góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

- Những khái niệm cơ bản được trình bày là cơ sở lý luận quan trọng, thiết yếu để tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lí quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lí quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ của Trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các môn chuyên ngành nói riêng và chất lượng giáo dục đào tạo của Trường nói chung, đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG

CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS

2.1. Tổng quan về mô hình đào tạo và việc chuyển đổi sang tín chỉ của Trƣờng Cao đẳng Công nghệ Viettronics

2.1.1. Giới thiệu chung về trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics

Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics, tên giao dịch quốc tế là Viettronics Technology College (tên viết tắt: Viettronics), là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đào tạo đa cấp, đa ngành từ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng - Đại học và Sau Đại học.

Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics là trường Cao đẳng chuyên nghiệp công lập được Bộ Giáo dục ký Quyết định số 2445QĐ/BGD&ĐT- TCCB ngày 29 tháng 5 năm 2003, trực thuộc sự quản lí và điều hành của Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam.

Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics - một trường chuyên nghiệp

công lậpvới sứ mạng của một ngôi trường hàng đầu đào tạo thực hành và

nghiên cứu ứng dụng về công nghệ và kinh doanh cùng với tư tưởng Học

thật-Thi thật-Làm thật Đào tạo gắn liền với thực tiễn nhằm giải quyết

đầu ra cho sinh viên là mối quan tâm hàng đầu của nhà trường.

Với sự cố gắng và quyết tâm to lớn của Lãnh đạo Nhà trường, sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và sự gắn bó của toàn thể học sinh, sinh viên trong những năm qua, trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả và thành tích đáng khích lệ.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Đào tạo nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành công nghệ và nhóm ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp...có khả năng tự nghiên cứu và phát triển, hợp tác trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và công nghệ, luật giáo dục và các quy định khác của pháp luật.

- Xây dựng đội ngũ GV của trường đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của GV, cán bộ, nhân viên.

- Tuyển sinh và quản lí người học theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ người học, đội ngũ GV, tổ chức cho GV, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.

- Thực hiện các chức năng khác theo quy định của nhà nước.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng và tổ chức kế hoạch, quy hoạch phát triển của trường phù hợp với chiến lược quy hoạch của Bộ, ngành.

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành, chuyên ngành trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp theo kế hoạch và chỉ tiêu được Bộ giao cho, tổ chức cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Giáo dục và Đào tạo.

- Huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo và mục tiêu phát triển Khoa học và công nghệ; hợp tác liên kết với các tổ chức giáo dục, các doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học và công nghệ, văn hóa, kinh tế trong và ngoài nước nâng cao chất lượng đào tạo.

- Được mời các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia, nhà khoa học và các GV của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học và công nghệ theo quy định của Nhà nước.

- Xây dựng tổ chức bộ máy của Trường, thành lập, giải thể các tổ chức khoa học công nghệ, các đơn vị của Trường theo quy định.

- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính.

- Thực hiện việc báo cáo cơ quan chủ quản và cơ quan cấp trên về các hoạt động của Trường theo quy định.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lí của Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics

Trải qua các giai đoạn phát triển, đến nay cơ cấu tổ chức của Nhà trường đã ổn định và từng bước phát triển, phát huy vai trò tham mưu của mình với Ban lãnh đạo Nhà trường trong công tác hoạch định chiến lược phát triển của Nhà trường với 4 Phòng chức năng (Phòng Tổng hợp, Phòng Đào tạo và Công tác HSSV, Phòng Kế toán – Tài chính, Phòng Đảm bảo chất lượng và Nghiên cứu khoa học), 6 khoa chuyên môn (Công nghệ Thông tin, Điện - Điện tử, Kế toán - Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Cơ bản) và các trung tâm: Trung tâm tuyển sinh, Trung tâm ngoại ngữ tin học, ....

Tính đến tháng 10/2011, số lượng cán bộ và giáo viên cơ hữu của nhà trường là 130 người. Trong đó:

+ Giảng viên: 120

+ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ: 05 + Thạc sỹ: 50

+ Kỹ sư, Cử nhân: 65

Dù trong giai đoạn nào, Nhà trường cũng không ngừng quan tâm và luôn tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên Nhà trường được học tập, nâng cao trình độ. Trên 90% giáo viên Nhà trường đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy bậc đại học. Tât cả vì mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường với phương châm “Đổi mới – Sáng tạo - Hiệu quả - Hội

nhập – Phát triển”.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức tương đối phù hợp với thực trạng, quy mô phát triển của toàn trường. Có sự phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng đơn vị, đảm bảo thực hiện tương đối hiệu quả nhiệm vụ của nhà trường. Đội ngũ quản lí về cơ bản đủ về số lượng. Đa số cán bộ quản lí tinh thần trách nhiệm cao, năng động, nhiệt tình trong công tác. Đội ngũ giảng viên trẻ có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc, có phẩm chất đạo đức nhà giáo tốt, năng động sáng tạo, ham học hỏi, có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.

2.1.4. Quy mô đào tạo và việc chuyển đổi sang tín chỉ của Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics Công nghệ Viettronics

2.1.4.1. Quy mô đào tạo

Nhà trường có các bậc đào tạo: Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, liên thông từ TCCN lên cao đẳng với 2 hình thức là chính quy, không chính quy và liên kết với các trường đại học đào tạo bậc đại học.

Quy mô đào tạo của Nhà trường ngày càng được mở rộng. Trong năm học đầu tiên Nhà trường Nhà trường chỉ có 257 sinh viên với 5 lớp, 4 ngành đào tạo (Công nghệ thông tin - Truyền thông, Quản trị kinh doanh, Công nghệ tự động, Công nghệ Điện tử - Viễn thông thì những con số đó đã dần thay đổi qua từng năm học.

Năm học 2004 - 2005: Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics có thêm 2 ngành đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp chính quy: Kỹ thuật viên

tin học và Kỹ thuật điện tử viễn thông nâng tổng số học sinh – sinh viên toàn trường lên 1200 người.

Năm học 2005 – 2006: Nhà trường bắt đầu mở và tuyển sinh thêm bậc đào tạo mới: Đào tạo nghề dài hạn (Bước đầu thực hiện mô hình đào tạo đa cấp: Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Nghề dài hạn). Trong năm học này, nhiều ngành, chuyên ngành mới được bổ sung ở các bậc đào tạo như: Kế toán doanh nghiệp (bậc Cao đẳng); Kế toán – Tin học, Kỹ thuật máy tính và Tin học quản lí (Bậc trung cấp chuyên nghiệp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài hệ chính quy trường còn duy trì và phát triển hệ đào tạo từ xa, xúc tiến liên thông, liên kết phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của học sinh, sinh viên. Năm học này, Nhà trường chính thức liên kết đào tạo Hệ Vừa làm vừa học bậc Cao đẳng ngành Kế toàn với trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tổng số học sinh, sinh viên của trường trên 2.000 em. Đây cũng là năm học mà thế hệ học sinh sinh viên đầu tiên Nhà trường tốt nghiệp.

Năm học 2006 - 2007: Nhà trường mở thêm các ngành, chuyên ngành

đào tạo: Quản trị thương mại điện tử, Nghề Điện Công nghiệp, Điện Dân dụng, Nghề lắp ráp và sửa chữa thiết bị ngoại vi. Nâng tổng số các ngành, nghề đào tạo của Nhà trường lên 8 ngành, chuyên ngành, nghề. Trường liên kết đào tạo, liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với Viện Đại học Mở Hà Nội đối với các ngành Công nghệ Thông tin, Điện tử viễn thông. Với 1.346 học sinh, sinh viên khoá mới nhập học đã nâng tổng số học sinh sinh viên toàn trường lên hơn 3.000 em.

Năm học 2007 - 2008: Nhà trường tiếp tục đầy mạnh thực hiện mô hình đào tạo đa cấp, đa ngành, đa hệ; năm học 2007 – 2008 Nhà trường dự kiến mở thêm các ngành và chuyên ngành đào tạo mới như: Thiết kế đồ hoạ, Ngân hàng, Văn hoá du lịch, … đưa tổng số ngành và chuyên ngành đào tạo của Nhà tường lên tới 18 ngành và chuyên ngành. Đây còn là năm học đầu tiên Nhà trường có đầy đủ các chỉ tiêu tuyển sinh các bậc hệ liên thông, tại chức.

Số lượng tuyển sinh Cao đẳng, TCCN hoàn thành chỉ tiêu cao nhất so với các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng (trên 1.500 em). Tổng số học sinh, sinh viên của trường gần 4.000 em.

Năm học 2008 – 2009: Với gần 2.000 học sinh, sinh viên khoá 6 nhập học nâng số lượng học sinh, sinh viên của trường lên gần 5.000 em ở 7 ngành, 14 chuyên ngành đào tạo của 3 bậc đào tạo từ Trung cấp nghề, TCCN đến trình độ Cao đẳng. Ngoài hệ đào tạo chính quy trường còn liên kết với một số trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tổ chức đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học hệ chính quy và đào tạo hệ vừa làm vừa học; tại trường, đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng hệ chính quy đảm bảo cho học sinh, sinh viên có điều kiện hoàn chỉnh kiến thức, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên của trường và các trường lân cận tham gia.

Năm học 2009 – 2010: Là năm học đầu tiên Nhà trường tiến hành tuyển sinh ở hai ngành đào tạo mới là Tài chính - Ngân hàng và Việt Nam học, nâng tổng số ngành và chuyên ngành lên 11 ngành và 16 chuyên ngành. Số lượng học sinh, sinh viên của trường cũng không ngừng tăng lên với hơn 5.000 em. Điều đó đã khẳng định tốc độ phát triển về quy mô đào tạo của Nhà trường. Năm học 2010 – 2011, 2011-2012 Nhà trường tiếp tục duy trì và phát huy tiềm năng, thế mạnh của bản thân trong công tác đào tạo, đẩy mạnh công tác tuyển sinh; phối kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội như Thành đoàn Hải Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tham gia tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của các trường THPT trên địa bàn thành phố.

2.1.4.2. Việc chuyển đổi mô hình đào tạo theo phương thức tín chỉ của

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 54 - 132)