giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa Đoàn trường và tổ chủ nhiệm trong công tác GDĐĐ cho HS phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hai tổ chức này và đặc điểm cụ thể của địa phương, nhà trường. Tạo nên cơ chế hoạt động chặt chẽ, tăng cường sức mạnh cuả từng tổ chức và sức mạnh phối hợp trong GDĐĐ cho HS để từ hoạt động của hai lực lượng nòng cốt này tạo nên môi trường, không khí, động lực cho các hoạt động của các lực lượng, tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nhà trường cùng tham gia và cùng thúc đẩy, nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Xác định những mối quan hệ giữa Đoàn thanh niên, tổ chủ nhiệm với BGH và với Hiệu trưởng:
Đoàn trường hoạt động theo kế hoạch, chương trình hành động của Đoàn cấp trên và kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường trong từng giai đoạn, từng năm học. ở nhà trường, hoạt động của Đoàn thanh niên phải theo sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, BGH nhà trường và trực tiếp là Hiệu trưởng. Các hoạt động của Đoàn thanh niên phải nhằm vào mục đích thực hiện các mục tiêu GD của nhà trường, trong đó đặc biệt chú trọng các mục tiêu GDĐĐ.
Tổ chủ nhiệm có nhiệm vụ cụ thể hoá các mục tiêu GDĐĐ của nhà trường và sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng vào công tác chủ nhiệm; kịp thời tham mưu, đề xuất với BGH, Hiệu trưởng về tình hình và giải pháp của công tác chủ nhiệm và GDĐĐ cho HS.
Tổ chủ nhiệm cùng kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng tập thể HS tự quản; tổ chức các hoạt động chủ điểm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm GDĐĐ cho HS; thường xuyên GDĐĐ cho HS; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục hàng ngày và đánh giá, xếp loại thi đua của của các lớp (chi đoàn) trong các phong trào, các hoạt động và cả năm học.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chủ nhiệm kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, tiêu chuẩn của một tập thể tự quản tốt, biện pháp, cách thức xây dựng tập thể HS tự quản. Xây dựng và thống nhất tiêu chí đánh giá thi đua giữa các tập thể lớp trong các phong trào, hoạt động và đánh giá chung cả năm học; đặc biệt là các tiêu chí đánh giá về mặt GDĐĐ của HS. Đồng thời Hiệu trưởng cũng chính là người chỉ đạo, giám sát qúa trình triển khai thực hiện và phối hợp hoạt động của hai tổ chức này. Qua chỉ đạo hoạt động xây dựng tập thể HS tự quản của Đoàn thanh niên và tổ chủ nhiệm, biến quá trình GDĐĐ thành quá trình tự giáo dục và quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ thành quá trình tự quản lý của HS.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng có hướng lựa chọn và xây dựng được các thành viên trong Ban thường vụ Đoàn trường; tổ trưởng, tổ phó tổ chủ nhiệm, các khối trưởng chủ nhiệm các khối lớp và các GVCN có năng lực sư phạm, năng lực điều hành, tổ chức quản lý hoạt động giáo dục, đặc biệt là GDĐĐ; có uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình, năng nổ trong hoạt động GDĐĐ cho HS.
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT, Sở GD - ĐT, của TW Đoàn, Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn và kế hoạch cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chủ nhiệm và Đoàn thanh niên phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch GDĐĐ cho HS. Kế hoạch của tổ chủ nhiệm và của Đoàn thanh niên phải thống nhất xác định được những trọng tâm của hoạt động GDĐĐ cho HS và nội dung, nhiệm vụ phối hợp trong công tác này. Các chỉ tiêu, mục tiêu của Đoàn thanh niên và tổ chủ nhiệm về GDĐĐ và tiêu chí đánh giá kết quả, xếp loại thi đua giữa các chi đoàn, các lớp phải được thống nhất, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với mục tiêu và tình hình cụ thể của nhà trường.
Đoàn trường và tổ chủ nhiệm tổ chức cho các chi đoàn (lớp) xây dựng kế hoạch năm học, đăng ký thi đua xây dựng rập thể tự quản tốt và các danh hiệu
thi đua: Chi đoàn vững mạnh, lớp tiên tiến, tập thể kiểu mẫu…từ đầu năm học.
Quy định các cuộc họp định kỳ hàng tháng, sơ kết học kỳ, cuối năm để Đoàn TN, tổ chủ nhiệm trao đổi, thống nhất điều chỉnh nội dung, cách thức thực hiện hoạt động GDĐĐ; báo cáo kết quả, tình hình với BGH, Hiệu trưởng.
Các hoạt động, các phong trào, mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động của Đoàn phải được tổ chủ nhiệm ủng hộ và phối hợp thực hiện; phải phát huy được vai trò cố vấn, định hướng, sự gia công nhiệt tình của GVCN với lớp. Ngược lại các kế hoạch hoạt động của tổ chủ nhiệm phải được Đoàn trường đồng tình và hỗ trợ thực hiện. Hiệu trưởng phải chỉ đạo và duy trì tốt sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả này để thực hiện tốt việc GDĐĐ cho HS.
Hiệu trưởng thường xuyên cùng với cán bộ Đoàn, tổ chủ nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt động của các GVCN, chi đoàn HS và phải kiểm tra chính sự phối hợp hoạt động của Đoàn và tổ chủ nhiệm. Hiệu trưởng yêu cầu Đoàn thanh niên và tổ chủ nhiệm phân công cán bộ Đoàn, tổ phối hợp và luân phiên trực quản lý