Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, thành phố Hưng Yên hiện nay (Trang 98 - 127)

Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ CBQL, GVCN, GVBM, và PHHS.

Qua trưng cầu ý kiến của 70 người, trong đó gồm: Chuyên viên sở GD - ĐT: 5, CBQL trường THPT: 6, các tổ trưởng bộ môn: 8, Cán bộ Đoàn: 4, Chủ tịch công đoàn: 2, GVCN: 15, GVBM: 10, PHHS: 20; với câu hỏi:

BP2

BP1

“Xin anh (chị) cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và tính khả thi của sáu biện pháp quản lý được đề xuất ?” Chúng tôi đã thu được kết quả

như sau:

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Số TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết ít cấp thiết Phân vân Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi ít khả thi Phân vân Không khả thi 1 Biện pháp 1 44,3 52,9 2,9 0 0 28,6 61,4 8,6 1,4 0 2 Biện pháp 2 52,9 47,1 0 0 0 44,3 57,7 0 0 0 3 Biện pháp 3 45,7 51,4 2,9 0 0 17,1 52,9 21,4 7,1 1,4 4 Biện pháp 4 27.1 64,3 4,3 2,9 0 28,6 50,0 15,7 4,3 1,4 5 Biện pháp 5 50,0 45,7 4,3 0 0 40,0 45,7 12,8 1,4 0 6 Biện pháp 6 37,7 58,6 2,9 2,9 0 35,7 45,7 15,7 2,9 0

Bảng 3.1 đã cho thấy: tất cả các biện pháp đều được hầu hết các đối

tượng điều tra đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

Về tính cấp thiết:

- Biện pháp có tính cấp thiết cao nhất là biện pháp 2: “Tổ chức bồi

dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và các lực lượng xó hội trong giỏo dục đạo đức cho học sinh ”; đạt:100 %

- Biện pháp có tính cấp thiết thấp nhất là biện pháp 4: “Chỉ đạo sự phối

hợp giữa ĐTN và tổ chủ nhiệm trong GDĐĐ cho HS”, đạt: 91,4 %

- Trung bình tính cấp thiết của 6 biện pháp là: 96,2%

Về tính khả thi:

- Biện pháp có tính khả thi cao nhất là biện pháp 2: “Tổ chức bồi dưỡng

nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ”; đạt:100 %

- Biện pháp có tính khả thi thấp nhất là biện pháp 3: “Tổ chức phối hợp

- Trung bình tính khả thi của 6 biện pháp là: 85,6 %

Từ kết quả điều tra cho thấy sự đồng thuận về tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp có tỷ lệ khác nhau và vẫn còn tới trung bình là: 4,1% ý kiến chưa cho là cấp thiết; 14,5% ý kiến chưa cho là khả thi. Bên cạnh đó giữa tính cấp thiết và tính khả thi cũng có sự chênh lệch cho thấy tính khách quan của vấn đề. Có những biện pháp có sự tỷ lệ thuận giữa tính cấp thiết và tính khả thi như: Biện pháp 2: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và các

lực lượng xó hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ” (tính cấp thiết và tính khả

thi đều là 100%), biện pháp 5: “Đa dạng hóa hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm

giáo dục đạo đức học sinh” (tính cấp thiết và tính khả thi đều ở mức cao: 95,7%).

Song cũng có những biện pháp được đánh giá là cấp thiết ở mức độ cao như biện pháp 1: “Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong và

ngoài trường” đạt 97,2%, (xếp thứ 2) nhưng về tính khả thi lại chỉ được 90% ý

kiến đồng tình (xếp thứ 3); hay biện pháp 3: “Tổ chức phối hợp giữa nhà trường-

gia đình- xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh”, mức độ cấp thiết là 97,1% (xếp thứ 2) nhưng lại chỉ đạt 70,0% ý kiến cho là khả thi (xếp thứ 6).

Sự khác biệt và chênh lệch trong đánh giá như vậy là tất yếu, khách quan. Mặc dù không được 100% ý kiến cho rằng cấp thiết và khả thi nhưng kết quả

khảo nghiệm đã khẳng định rất chắc chắn là: tất cả 6 biện pháp và từng biện pháp được đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, có thể ứng dụng vào việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT Tô Hiệu thành phố Hưng Yên để từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ HS.

Tiểu kết chƣơng 3

1. Khi đề xuất các biện pháp phải dựa vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp GD-ĐT và xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; bám sát nhiệm vụ, mục tiêu của từng cấp học, bậc học, từng đơn vị gắn với thực tiễn cụ thể; có những căn cứ, những nguyên tắc xây dựng, đề xuất biện pháp đầy đủ, chính xác, khoa học.

2. Đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp chủ yếu trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THPT Tô Hiệu cho HS. Hệ thống 6 biện pháp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tác động, phụ thuộc vào kết quả của nhau. Việc đề xuất các biện pháp này là một việc làm nhỏ bé góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để thực hiện mục tiêu giáo dục THPT, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xó hội đối với giáo dục. Các biện pháp đó đề xuất muốn thực hiện có hiệu quả thỡ cần phải cú hệ điều kiện đi kèm như: Cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương, sự quan tâm chăm lo của cấp ủy chính quyền địa phương…

Qua kết quả bước đầu áp dụng 6 biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Tô Hiệu trong học kỳ I năm học 2013- 2014 càng cho thấy ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn cho phép luận văn đưa ra một số kết luận sau:

1.1. Đạo đức là một bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc nhân cách

mỗi con người. Một nền giáo dục nhân văn là nền giáo dục biết chăm lo cho sự phát triển toàn diện cả đức và tài của học sinh. GDĐĐ cho HS và quản lý hoạt động này ở các trường THPT không chỉ là trách nhiệm của ngành GD, của các nhà trường mà cần có sự quan tâm, cộng đồng trách nhiệm cao của toàn xã hội.

Một trong những yếu tố then chốt nhất quyết định đến đạo đức HS và việc nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ chính là các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS của Hiệu trưởng các trường.

1.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT của Hiệu trưởng là cách thức, con đường tác động có định hướng của Hiệu trưởng tới các thành tố tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm làm cho mọi lực lượng giáo dục nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, tích cực tham gia có hiệu quả vào quá trình giáo dục đạo đức cho HS để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Các biện pháp này phải đáp ứng được yêu cầu về tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường, địa phương và có tính khả thi cao.

1.3. Hiện nay, bên cạnh những HS vẫn còn giữ được những chuẩn mực đạo đức truyền thống và biết thích nghi với những phẩm chất đạo đức mới, tích cực tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của bản thân đã xuất hiện ngày càng nhiều những thanh niên, HS có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng; sống thiếu niềm tin, không rõ mục đích, tự do buông thả; chạy theo lối sống thực dụng, hưởng thụ; vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật.

Trước thực trạng ấy, công tác GDĐĐ cho HS THPT luôn được Đảng, Nhà nước ta và các cấp chính quyền quan tâm. Trong các trường học, đây là một trong những hoạt động chủ đạo, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Mặc dù vậy công tác này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng xuống cấp, sa sút về đạo đức của HS THPT chính là biện pháp quản lý hoạt động này của các cán bộ quản lý trường học chưa hữu hiệu, chưa phù hợp.

1.4. Tìm hiểu thực trạng công tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THPT Tô Hiệu hiện nay, tôi nhận thấy: Trường đã có sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS, thực hiện tốt một số khâu trong quá trình GDĐĐ và quản lý hoạt động này. Tuy nhiên sự quan tâm ấy còn chưa thường xuyên, chưa sâu sắc. Hệ thống các biện pháp quản lý được áp dụng trong công tác này chưa toàn diện, phù hợp và năng động. Vì thế mà chất lượng công tác GDĐĐ và chất lượng đạo đức học sinh chưa cao. Tình trạng học sinh có biểu hiện vi phạm các chuẩn mực đạo đức và học sinh yếu kém về đạo đức vẫn tồn tại và có nguy cơ gia tăng.

1.5. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp chủ yếu trong quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT Tô Hiệu thành phố Hưng Yên hiện nay, đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS trong và ngoài trường.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của thầy- trò và các lực

lượng XH trong công tác GDĐĐ học sinh

Biện pháp 3: Tổ chức phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội để GDĐĐ

cho học sinh.

Biện pháp 4: Chỉ đạo sự phối hợp của Đoàn thanh niên và tổ chủ nhiệm trong

Biện pháp 5: Huy động nguồn lực kinh phí, đa dạng hóa hoạt động ngoài giờ

lên lớp nhằm GDĐĐ học sinh

Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ cho HS. Qua kiểm chứng bằng trưng cầu ý kiến đã cho thấy 6 biện pháp được đề xuất là cấp thiết và có tính khả thi cao, có thể áp dụng vào công tác quản lý để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện với điều kiện hệ thống các biện pháp này được triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Chương trình SGK còn quá tải về mặt kiến thức. Các điều kiện dạy học còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến thời lượng, giờ lên lớp, dẫn đến nhiều giáo viên chưa thật sự chú ý đến hoạt động giáo dục đạo đức. Vì vậy cần điều chỉnh chương trình SGK, tăng thời gian cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục đạo đức.

- Xây dựng mục tiêu, khung chương trình giáo dục đạo đức để triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả các trường THPT trên toàn quốc.

- Nghiên cứu đưa vào giảng dạy chính khóa với các vấn đề: Giáo dục giá trị, chuẩn mực đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng ứng xử văn hóa cho học sinh.

- Có chính sách, chế độ đãi ngộ với đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Bổ sung các hình thức khen thưởng đối với giáo viên, nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm, giáo viên tham gia giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, giáo viên làm các công tác ở các mặt giáo dục.

2.2. Đối với các cấp chính quyền

- Đẩy mạnh XHH GD; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và chăm lo cho giáo dục; tích cực, chủ động huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động GDĐĐ cho HS.

- Tăng cường các giải pháp ngăn chặn những ảnh hưởng, tác động xấu đến đạo đức HS THPT.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác GDĐĐ cho HS của các trường THPT.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, năng lực quản lý, tổ chức công tác GDĐĐ cho cán bộ quản lý; cán bộ Đoàn, GVCN cốt cán.

- Có cơ chế động viên khen thưởng đối với GVCN giỏi tương xứng với GV dạy giỏi và có HS giỏi.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành GD&ĐT với các ngành công an, tuyên giáo, giao thông… trong việc quản lý giáo dục học sinh.

2.4. Đối với nhà trường

- Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, BGH với công tác GDĐĐ học sinh. Hiệu trưởng cần năng động trong công tác xã hội hóa giáo dục để liên kết với các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng chăm lo, đóng góp công sức cho công tác giáo dục và giáo dục đạo đức học sinh.

- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp GDĐĐ nhằm thu hút người học tích cực, tự giác tham gia rèn luyện đạo đức.

- Thực hiện kiểm tra đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh công bằng, khách quan, chính xác. Làm tốt công tác khen thưởng, phê bình kịp thời đúng người, đúng việc, đúng thời điểm.

- Chăm lo bồi dưỡng, tạo điều kiện về cả vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

- Tham mưu, đề xuất kịp thời với Sở GD&ĐT và UBND thành phố, UBND tỉnh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

2.5. Đối với phụ huynh học sinh

- Ban đại diện phụ huynh học sinh hoạt động theo đúng Điều lệ, chủ động tích cực liên hệ với nhà trường trong các hoạt động GD; đặc biệt xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho con em.

- Phụ huynh học sinh thường xuyên liên hệ với nhà trường mà trực tiếp là GVCN để nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của con em để có biện pháp phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh.

- Tham dự đầy đủ các cuộc họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức.

- Nên trao đổi hoặc nhờ người khác tư vấn để có các biện pháp giáo dục con cái thích hợp với tâm lý lứa tuổi.

- Mẫu mực và quan tâm đến việc GD con cái nhiều hơn.

2.6. Với Chính quyền địa phương.

- Tích cực phối hợp với nhà trường xây dựng môi trường GD lành mạnh.

- Tăng cường các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn xó hội và cỏc vi phạm khác của thanh thiếu niên. Tăng cường các lực lượng để làm tốt công tác này.

- Hỗ trợ nhà trường về kinh phí, phương tiện, nhân sự, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo đức cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Vấn đề Quản lý và quản lý nhà trường. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD. Trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội, 2010.

2. Đặng Quốc Bảo- Đặng Bá Lãm- Nguyễn Lộc- Phạm Quang Sáng- Nguyễn Đức Thiệp, Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.

3. Đặng Quốc Bảo, Kế hoạch tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Thống kê, 1999.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo. “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục

đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thông”. Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2010.

5. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản

lý giáo dục, Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà

Nội, 1994/2004.

6. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý.

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo dục hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, thành phố Hưng Yên hiện nay (Trang 98 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)