Yếu tố nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, thành phố Hưng Yên hiện nay (Trang 41 - 127)

Nhà trường là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân đáp ứng được những yêu cầu của xã hội .Vị trí, uy tín và việc duy trì nề nếp, kỉ cương, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, bầu không khí sư phạm của nhà trường có ảnh hưởng không nhỏ dến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh. Thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm có thể nắm bắt được diễn biến tâm lí phức tạp cũng như kịp thời tư vấn, uốn nắn những hành vi đạo đức của học sinh tuổi mới lớn. Tấm gương về nhân cách, đạo đức và năng lực của thầy cô có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến ý thức và sự rèn luyện ý thức đạo đức của học sinh THPT.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên thiếu gương mẫu trong đạo đức lối sống. Kinh nghiệm, nghệ thuật và phương pháp giáo dục học sinh của một số giáo viên chủ nhiệm cũng hạn chế. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa thường xuyên và thống nhất… Điều đó đó làm ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh, làm giảm niềm tin của học sinh vào thầy cô và nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm, đóng vai trò nền tảng trong các hoạt động giáo dục tổng thể của nhà trường. Đối với học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đạo đức là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và rất cần thiết cần được nhà trường, gia đình và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.

Giáo dục đạo đức cho HS - THPT là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết khoa học, toàn diện; sự kiên trì, công phu trong quá trình

thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT đòi hỏi các nhà giáo dục phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp và vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, tình hình cụ thể của nhà trường và thực tiễn kinh tế- văn hóa- xã hội của địa phương.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có vai trò đặc biệt quan trọng. Để quản lý tốt hoạt động này trước hết người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về nhân cách một nhà sư phạm; phải nắm vững thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường, có những nghiên cứu khoa học, có năng lực và nghệ thuật quản lý. Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng phải huy động được tối đa sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.

Từ những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT và khái niệm liên quan sẽ là cơ sở để tôi đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT Tô Hiệu thành phố Hưng Yên và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT Tô Hiệu thành phố Hưng Yên hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÔ HIỆU THÀNH PHỐ HƢNG YÊN 2.1. Khái quát về kinh tế- xã hội và giáo dục của thành phố Hƣng Yên

2.1.1. Sơ lược về kinh tế- xã hội của thành phố Hưng Yên

- Vị trí địa lý : Thành phố Hưng Yên là đơn vị hành chính có vị trí nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng Yên. Phía bắc giáp huyện Kim Động, phía Đông giáp huyện Tiên Lữ, bờ phía Nam sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hưng Yên với quốc lộ 1. Thành phố có hai xã là Phú Cường và Hùng Cường nằm ở bãi bồi (cù lao) giữa sông Hồng.

Thành phố có 7 phường và 10 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 73,42 km². Dân số: 147.275 người, mật độ là 2.006 người/km2. Trong đó, dân số ở thành thị chiếm 58,11%, nông thôn chiếm 41,89%.

Thành phố còn có cầu Yên Lệnh, đây là cây cầu bê-tông lớn nhất được bắc qua sông Hồng, nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam. Cầu nằm trên quốc lộ 38 và có chiều dài hơn 2,2 km, trong đó, phần cầu chính dài gần 900m, đường dẫn dài hơn 1.300m, tổng mức đầu tư 338,3 tỉ đồng. Cầu cũng là công trình đầu tiên ở phía Bắc áp dụng phương thức đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nhằm huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước phục vụ phát triển hạ tầng giao thông, giúp giải quyết tình trạng khó khăn trong ngân sách Nhà nước. Cầu Yên Lệnh khi hoàn thành đã tạo nhiều dấu ấn đặc biệt. Đó là các phương tiện giao thông có thể đi thẳng từ Hải Phòng, Quảng Ninh tới quốc lộ 1 để vào Nam và ngược lại mà không phải qua Hà Nội. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho phương tiện mà còn giúp giảm ách tắc giao thông cho thủ đô. Bên cạnh đó, cây cầu tạo thuận lợi hơn cho hai tỉnh Hà Nam và Hưng Yên phát triển kinh tế xã hội, nhất là thu hút vốn đầu tư vào các khu

2.1.2. Vài nét về giáo dục của thành phố Hưng Yên

Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở một thời đại. Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước. Hiện tại Văn miếu Xích Đằng còn lưu trên bia đá tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ phong kiến.

Trên địa bàn TP. Hưng Yên có các trường: Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Đại học Chu Văn An, Trung cấp Nghệ Thuật Hưng Yên, Trung cấp Công nghiệp Hưng Yên, Trung cấp GTVT Hưng Yên... Đây cũng là nơi đào tạo các kỹ sư, cử nhân, công nhân có tay nghề cao cần thiết cho sự phát triển của Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung. Hiện thành phố đang xúc tiến đầu tư xây dựng khu đô thị Đại học Phố Hiến với quy mô 1000 ha.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng bộ, nhân dân trong thành phố và ý thức phấn đấu của toàn ngành, sự nghiệp giáo dục của thành phố Hưng Yên những năm gần đây đã có sự phát triển.

Giáo dục Hưng Yên có mạng lưới trường lớp, các ngành học, cấp học có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Mầm non có 175 trường, thành phố Hưng Yên có 15 trường, trong đó có 1 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Tiểu học có 169 trường, thành phố Hưng Yên có 12 trường, trong đó có 8 trường đạt chuẩn Quốc gia.

THCS có 171 trường cấp 2, thành phố Hưng Yên có 13 trường, trong đó có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia.

THPT có 37 trường trong đó có 25 trường phổ thông, 1 trường chuyên, 11 trường dân lập. Ngoài ra, còn có 13 đơn vị giáo dục thường xuyên cũng đào tạo học sinh cấp 3. Thành phố Hưng Yên có 4 trường THPT, trong đó có 2 trường đạt chuẩn Quốc gia là trường THPT chuyên Hưng Yên và trường THPT Hưng Yên

2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Tô Hiệu thành phố Hƣng Yên

2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh

Để đánh giá thực trạng đạo đức học sinh và quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Tô Hiệu một cách khách quan, chúng tôi đã tiến hành

nghiên cứu kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 4 năm học và khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến kết hợp trao đổi trực tiếp với CBQL và giáo viên; phụ huynh học sinh(phụ huynh học sinh, cán bộ cộng đồng dân cư xã hội, đại diện cấp ủy chính quyền địa phương, cán bộ một số ban ngành liên quan; các em học sinh 3 khối 10, 11, 12 của trường THPT Tô Hiệu.

- Đối với CBQL và giáo viên: Số phiếu phát ra 48, số phiếu thu về 48 - Đối với phụ huynh học sinh: Số phiếu phát ra 140, số phiếu thu về 138 - Đối với học sinh: Số phiếu phát ra 300, số phiếu thu về 294.

* Thực trạng đạo đức học sinh qua kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh

của trường THPT Tô Hiệu

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THPT Tô Hiệu trong 3 năm học từ 2010- 2013

Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 2010- 2011 1122 542 (48,3%) 449 (40%) 129 (11,5% 2 (0,2%) 0 2011- 2012 812 401 (49,38%) 335 (41,3%) 76 (9,4%) 0 0 2012- 2013 636 348 (54,7%) 258 (40,6%) 30 (4,7%) 0 0

( Nguồn: Sở GD& ĐT tỉnh Hưng Yên)

Nhìn vào bảng kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh chúng ta thấy: Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt mỗi năm đều tăng, từ 48,3% lên 49,38% và 54,7% vào năm học 2012-2013. Con số này phản ánh việc giáo dục đạo đức trong nhà trường có chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ hạnh kiểm kém không có, tỉ lệ học sinh bị hạnh kiểm yếu cũng giảm dần.

Số liệu trên còn cho thấy sự phân cực rõ rệt của học sinh trong việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh những học sinh tiến bộ, chăm ngoan, ý

Tuy nhiên, là một người trực tiếp làm công tác quản lý giáo dục đạo đức

*. Đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức của học sinh

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ý thức thực hiện nội quy nhà trường của học sinh và thu được kết quả sau:

Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện nội quy nhà trường của học sinh

STT Hiện tƣợng Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không vi phạm GV HS GV HS GV HS

1 Ý thức học tập chưa cao, lười

học, không học bài ở nhà 14 24,7 39 40,2 47 35,1 2 Nghỉ học không lý do, bỏ giờ

trốn tiết, muộn giờ 15 18,6 41 37,1 44 44,3 3 Dối trá, gian lận trong kiểm tra

và thi cử 15 19,6 32 30,9 53 49,5

4 Vô lễ với thầy cô giáo và

người lớn 5 7,3 25 22,1 70 70,6

5 Gây gổ, đánh nhau 0 2,1 23 24,2 77 73,7 6 Gây mất trật tự nơi công cộng 0 2,1 17 15,9 83 82 7 Trộm cắp, trấn lột tài sản, cắm

xe 0 2,6 21 23,2 79 74,2

8 Sử dụng chất gây nghiện, ma túy 0 1 6 5,2 94 93,8 9 Hút thuốc lá, uống bia, rượu 0 7,2 26 22,6 74 70,2

10 Nghiện game 0 9,3 18 20,1 82 70,6

11 Vi phạm luật giao thông 6 6,2 22 21,6 72 72,2 12 Nói tục, chửi bậy, ăn nói thiếu

văn hóa 15 18,6 40 42,3 45 39,1

13 Sử dụng điện thoại di động khi tham gia học tập và các hoạt động giáo dục

20 24,7 34 34,5 46 40,8 14 Không giữ gìn vệ sinh nơi công

cộng 23 25,3 42 26,8 35 47,9

15 Không thực hiện đồng phục,

Qua bảng 2.2 cho thấy ý kiến của CBQL và giáo viên đánh giá ý thức thực hiện nội quy nhà trường của học sinh còn chưa tốt, hầu hết các nội dung học sinh đều thỉnh thoảng vi phạm, mức độ thường xuyên vi phạm cao nhất là Không giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (GV là 23% và HS là 25,3%), tiếp theo là Sử dụng điện thoại di động khi tham gia học tập và các hoạt động giáo dục (GV là 20% và HS là 24,7%), Nói tục, chửi bậy, ăn nói thiếu văn hóa (GV là 15% và HS là 18,6%), Dối trá, gian lận trong kiểm tra và thi cử (GV là 15% và HS là 19,6%); Nghỉ học không lý do, bỏ giờ trốn tiết, muộn giờ (GV là 15% và HS là 18,6%); Ý thức học tập chưa cao, lười học, không học bài ở nhà (GV là 14% và HS là 24,7%). Như vậy có thể thấy ý thức học tập của học sinh chưa cao, nhiều em chưa tập trung trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Kết quả khảo sát CBQL, giáo viên và học sinh cho thấy sự trùng nhau về các mức độ vi phạm nội quy của học sinh, mặt khác tỉ lệ mức độ thường xuyên vi phạm và thỉnh thoảng vi phạm nội quy qua phiếu khảo sát của học sinh cao hơn so với CBQL và giáo viên cho thấy trong việc thực hiện nội quy của học sinh thì cán bộ quản lý và giáo viên chủ yếu theo dõi khi học sinh tham gia học tập và rèn luyện tu dưỡng tại nhà trường, trong khi học sinh lại có thể theo dõi việc thực hiện nội quy không chỉ ở nhà trường mà còn ở bên ngoài nhà trường.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ vi phạm nội quy của học sinh còn tương đối cao do đó rất cần có biện pháp QLGD đạo đức học sinh phù hợp.

* Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường

Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của CBQL, giáo viên và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.3: Mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường

( Theo ý kiến CBQL và giáo viên )

TT Những nguyên nhân Mức độ(%) Ảnh hƣởng nhiều Ảnh hƣởng ít Không ảnh hƣởng

1 Sự biến đổi tâm lý ở trẻ 29 41 30

2 Môi trường mở rộng, giao lưu quốc tế 34 40 26 3 Môi trường xã hội phức tạp, nhiều ảnh

hưởng tiêu cực 45 32 23

4 Quản lý giáo dục của nhà trường còn

lỏng lẻo, chưa đồng bộ 30 51 19

5 Chưa có sự thống nhất, động thuận toàn xã hội về nhận thức, hành động, mục tiêu giáo dục đạo đức

35 45 20

6 Điều kiện kinh tế, mức sống nâng cao 25 44 31 7 Một số thầy cô giáo chưa gương mẫu,

đối xử không công bằng, có định kiến với học sinh

38 30 32

8 Người lớn trong gia đình, trong xã hội

chưa gương mẫu 31 47 22

9 Sự bùng nổ thông tin: internet, game,… 27 35 38 10 Chưa xây dựng được một cơ chế ràng

buộc Gia đình- Nhà trường- Xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh

53 32 15

11 Nội dung, hình thức hoạt động giáo

dục đạo đức còn nghèo nàn 15 42 43

12 Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, quản lý

của gia đình 81 11 8

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.3 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh vi phạm nội quy. Những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hiện tượng học sinh vi phạm nội quy cao nhất là Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, quản lý của gia đình 81% ; Bản thân học sinh không chịu khó rèn luyện 75%; Chưa xây dựng được một cơ chế ràng buộc Gia đình- Nhà trường- Xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh 53%.

Những nguyên nhân có ảnh hưởng hiện tượng học sinh vi phạm nội quy cao nhất là: Quản lý giáo dục của nhà trường còn lỏng lẻo, chưa đồng bộ 51%; Người lớn trong gia đình, trong xã hội chưa gương mẫu 47%; Chưa có sự thống nhất, động thuận toàn xã hội về nhận thức, hành động, mục tiêu giáo dục đạo đức 45%; Điều kiện kinh tế, mức sống nâng cao 44%.

Đây thực sự là vấn đề đáng quan tâm của những người làm công tác quản lý, cần phải có cơ chế ràng buộc Gia đình- Nhà trường- Xã hội và biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, thành phố Hưng Yên hiện nay (Trang 41 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)