Để tìm hiểu về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT, chúng tôi đã lấy ý kiến của CBQL và giáo viên của trường THPT Tô Hiệu và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10: Đánh giá việc chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT
( Theo ý kiến CBQL và giáo viên)
TT Chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức
Đã thực hiện Có hiệu quả Thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ Cao TB Thấp
1 Thực hiện thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần (theo chủ đề trong tuần, tháng)
71 29 0 65 30 5
2 Thực hiện thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm
75 25 0 64 28 8
3 Thực hiện thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên
76 24 0 67 30 3
4 Thực hiện thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại…
21 79 0 70 28 2
5 Thực hiện thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi…
62 38 0 67 33 0
6 Thực hiện thông qua các giờ
dạy văn hóa trên lớp 66 34 0 50 44 6
7 Thực hiện thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo…
55 45 0 70 30 0
8 Thực hiện thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề
32 68 0 57 43 0
9 Thực hiện thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn.
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy nhà trường thường xuyên thực hiện giáo dục đạo đức học sinh: cao nhất là Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên 76%; Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 75%; Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần 75%. Thấp nhất là Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn 10%, tiếp theo là Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại 21%. Điều này cho thấy các hình thức giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường chưa phong phú.
Hiệu quả giáo dục đạo đức cao nhất là Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại 70%; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo 70%, một hình thức khác tuy không được tổ chức thường xuyên song đem lại hiệu quả cao như Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn 60%.
Một số hình thức giáo dục thường xuyên thực hiện song hiệu quả đem lại chưa cao, từ kết quả khảo sát đòi hỏi các nhà trường và những người làm công tác quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến những hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh chẳng hạn hình thức Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại; Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn tuy không được tổ chức thường xuyên song đem lại hiệu quả rất cao bởi các hình thức này phù hợp với đặc điểm ưa thích hoạt động, ham học hỏi khám phá cái mới, thích được bày tỏ chính kiến, thích khẳng định bản thân của tuổi học sinh THPT.
Nếu biết khai thác đặc điểm này thì việc chuyển tải những nội dung cần giáo dục đạo đức đến học sinh sẽ tự nhiên hơn, không gây cảm giác gò bó bị ép buộc phải thực hiện ở học sinh, đồng thời hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.
Để tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi tiếp tục lấy ý kiến của học sinh về mức độ thực hiện và thái độ của các em với các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ thực hiện các
hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT
( Theo ý kiến của học sinh)
TT Chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức Đã thực hiện Thái độ Thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ Hứng thú Không hứng thú
1 Thực hiện thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần (theo chủ đề trong tuần, tháng)
80,9 19,1 0 56,2 43,8
2 Thực hiện thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm
71,1 23,7 5,2 59,8 40,2
3 Thực hiện thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên
78,4 21,6 0 71,6 28,4 4 Thực hiện thông qua các
hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại…
27,8 59,8 12,4 80,4 19,6 5 Thực hiện thông qua các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi…
67,5 32,5 0 69,1 30,9
6 Thực hiện thông qua các
giờ dạy văn hóa trên lớp 72,2 27,8 0 61,3 38,7 7 Thực hiện thông qua các
hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo…
65,5 34,5 0 70 30
8 Thực hiện thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề
44,8 55,2 0 67,5 32,5 9 Thực hiện thông qua tổ
chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn.
Qua kết quả khảo sát học sinh ở Bảng 2.11 cho thấy ý kiến của các em rất trùng với ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ thường xuyên của hình thức giáo dục đạo đức: Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần 80,9%; Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên 78,4%; Giáo dục đạo đức thông qua các giờ dạy văn hóa trên lớp 72,2%. Một số hình thức chưa được quan tâm là Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn; Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại…
Kết quả trên cũng cho thấy thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường, có tới 80,4% số ý kiến cho rằng thích Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại; 78,4% số ý kiến cho rằng thích Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn; 71,6% số ý kiến cho rằng thích Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên. Tuy nhiên, có những hình thức giáo dục học sinh không thích như: Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần 43,8%; Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 40,2%; Giáo dục đạo đức thông qua các giờ dạy văn hóa trên lớp 38,7%. Do đó, các nhà quản lý cần hết sức lưu ý để kết hợp những hình thức giáo dục cho phù hợp đặc điểm lứa tuổi của các em để có kết quả cao trong công tác giáo dục.
Để nắm được thực trạng quản lý phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THPT Tô Hiệu, chúng tôi tiếp tục hỏi ý kiến của CBQL, giáo viên, học sinh và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.12: Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức STT Phƣơng pháp giáo dục Mức độ (%) Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng GV HS GV HS GV HS 1 Nhóm phương pháp thuyết phục: Khuyên giải, trao đổi, đối thoại, nêu gương, làm gương
70 62,4 30 28,9 0 8,7
2 Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện đạo đức học sinh: tổ chức rèn luyện hành vi thói quen đạo đức, đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn
54 41,2 46 44,9 0 13,9
3 Nhóm phương pháp kích thích hành vi đạo đức: khen thưởng, trách phạt, thi đua
73 64,9 27 31,6 0 3,5 4 Tất cả các phương pháp trên 57 58,8 43 36,1 0 5,1 Qua bảng 2.12 cho thấy việc sử dụng thường xuyên phương pháp giáo dục đạo đức cao nhất là Nhóm phương pháp kích thích hành vi đạo đức (GV là 73% và học sinh là 64,9%); tiếp theo là Nhóm phương pháp thuyết phục (GV là 70% và HS là 62,4%); Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện đạo đức học sinh (GV là 54% và HS là 41,2%). Ở mức độ chưa sử dụng thì không CBQL và giáo viên nào có ý kiến ở mục này, song khi trao đổi với học sinh chúng tôi được biết nhà trường ít khi tổ chức phương pháp trao đổi, đối thoại khi giáo dục đạo đức; phương pháp đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn cũng ít khi được thực hiện. Điều đó lý giải tại sao có tới 13,9% học sinh chọn mức độ chưa sử dụng ở Nhóm phương pháp thứ 2.
Trao đổi với giáo viên, chúng tôi được biết nguyên nhân giáo viên chưa thường xuyên sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức là do giáo viên tập trung nhiều thời gian cho việc dạy kiến thức, dạy ôn thi đại học, dạy đội tuyển
học sinh giỏi. Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết xã hội nên khó khăn khi sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức.
* Thực trạng phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
+) Lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Để tìm hiểu xem những lực lượng nào cần phải tham gia giáo dục đạo đức học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của CBQL, giáo viên và phụ huynh học sinh và thu được kết quả:
Bảng 2.13: Lực lượng tham gia giáo dục đạo đức
STT Cá nhân và lực lƣợng Cần phải tham gia Không cần tham gia GV Phụ huynh GV Phụ huynh
1 Gia đình ( Ông, bà, cha, mẹ…) 100 100 0 0
2 Ban giám hiệu nhà trường 100 100 0 0
3 Cán bộ, giáo viên nhà trường 100 100 0 0
4 Đoàn thanh niên 100 100 0 0
5 Ban đại diện cha mẹ học sinh 86 71,6 14 28,4 6 Cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương 84 65,3 16 34,7
7 Các tổ chức xã hội ( Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh..)
75 62,1 25 37,9 8 Các cơ quan, ban ngành (Tuyên
giáo, công an, tư pháp, giao thông…)
81 67,3 19 32,7 Kết quả ở Bảng 2.13 cho thấy: 100% số ý kiến được hỏi đều cho rằng lực lượng cần thiết tham gia giáo dục đạo đức học sinh và gia đình (Ông bà, cha mẹ…); Ban giám hiệu nhà trường; Cán bộ, giáo viên nhà trường; Đoàn thanh niên. Sự trùng hợp về ý kiến của phụ huynh và cán bộ giáo viên cho thấy nhận thức về trách nhiệm tham gia của họ trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, đây là một điều kiện thuận lợi để tổ chức, phối hợp khi giáo dục đạo đức cho học sinh.
phương (GV là 16% và phụ huynh là 34,7%); Các cơ quan, ban ngành (GV là 19%; phụ huynh là 32,7%) cho thấy sự tham gia nhưng chưa tích cực của các lực lượng này.
+) Sự phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Để nắm được thực trạng phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng tôi đã gặp phụ huynh học sinh và nêu ra câu hỏi:
Quý vị thường phối hợp với lực lượng nào khi giáo dục đạo đức con em mình?
Kết quả trả lời cho chúng tôi tổng hợp thành bảng
Bảng 2.14: Phối hợp của phụ huynh với các lực lượng khi giáo dục đạo đức học sinh
STT Phối hợp lực lƣợng Mức độ (%) Thƣờng xuyên Thi thoảng Không phối hợp
1 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm 77,9 22,1 0 2 Phối hợp với Đoàn thanh niên 31,6 54,6 13,8 3 Phối hợp với giáo viên bộ môn 35,8 40 24,2 4 Phối hợp với Ban giám hiệu 37,9 36,8 25,3 5 Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ
học sinh 38,9 48,4 12,7
6 Phối hợp với chính quyền địa
phương và các lực lượng xã hội 24,2 30,5 45,3 Kết quả ở Bảng 2.14 cho thấy: Phụ huynh học sinh thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục đạo đức học sinh 77,9%, tiếp theo là phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh 48,9%; thấp nhất là phối hợp với Chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội 24,2%. Mức độ thỉnh thoảng phối hợp cao nhất là phối hợp với Đoàn thanh niên 54,6%. Kết quả khảo sát cuãng cho thấy phụ huynh học sinh không phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội chiếm tỉ lệ không nhỏ 45,3%.
Khi phỏng vấn trực tiếp phụ huynh học sinh, chúng tôi được biết: Phụ huynh thường phối hợp với GVCN trong giáo dục đạo đức học sinh bởi vì GVCN là người trực tiếp quản lý, giáo dục con em họ ở trường. Khi con mắc khuyết điểm, phụ huynh thường ngại phối hợp với Ban giám hiệu, với chính quyền địa phương, với Đoàn thanh niên vì phụ huynh cho rằng nếu BGH, chính quyền địa phương biết sẽ ảnh hưởng đến kết quả xếp loại hạnh kiểm của con em mình, sợ mang tiếng với thôn xóm, chỉ những trường hợp bất đắc dĩ, không thể giấu được như: học sinh đánh nhau, vi phạm luật giao thông bị công an xử lý… thì phụ huynh mới phối hợp với Ban giám hiệu, với Chính quyền địa phương. Cá biệt còn có phụ huynh che dấu khuyết điểm khi con vi phạm đạo đức ngoài nhà trường gây khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Từ kết quả trên cũng cho thấy công tác tuyên truyền về phối hợp đạo đức học sinh là chưa tốt, chưa có cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục đạo đức học sinh.
Kết quả trên đây cho thấy mặc dù nhà trường đã chú ý đến công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục, song sự phối hợp này chưa thường xuyên, chưa bài bản, chưa có cơ chế phối hợp và quy định trách nhiệm cụ thể. Do đó chưa phát huy được sức mạnh vốn có của các lực lượng này trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.