Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, thành phố Hưng Yên hiện nay (Trang 78 - 82)

phụ huynh học sinh trong giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu thực hiện biện pháp

Làm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng, của Nhà nước, của Ngành GD& ĐT về giáo dục đạo đức học sinh nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những con người theo mục tiêu giáo dục và đáp ứng với yêu cầu của xã hội.

Làm cho CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và các tổ chức trong nhà trường nhận thức rừ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện đạo đức học sinh, quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa “dạy chữ và dạy người”.

Làm cho các lực lượng xó hội hiểu và đồng thuận, cùng giúp sức, cùng chăm lo cho công tác giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các loại văn bản:

+ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI (nhấn mạnh nội dung có liên quan đến giáo dục)

+ Nghị quyết TW 2 khóa VIII (Nghị quyết chuyên đề về GD& ĐT), Kết luận hội nghị TW lần thứ 6 của Ban chấp hành TW Đảng khóa IX.

+ Luật giáo dục 2005; Điều lệ trường THPT. Các quy định, quy chế, văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của Chính phủ, của Bộ GD& ĐT liên quan đến học sinh THPT.

+ Các văn bản của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hưng Yên, Sở GD& ĐT Hưng Yên về giáo dục, về thực hiện nhiệm vụ năm học.

+ Các văn bản của Thành phố Hưng Yên và UBND thành phố Hưng Yên về giáo dục.

+ Nội quy, quy định của trường THPT

- Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và các tổ chức trong nhà trường:

+ Tuyên truyền vai trò của từng tập thể và cá nhân trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

+ Tuyên truyền nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức, tập thể, cá nhân trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức

Hiệu trưởng nhà trường thông qua Chi bộ Đảng, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị, của địa phương để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức bao gồm: Nội dung, thời gian, đối tượng, lực lượng tham gia, cơ sở vật chất, phương tiện, kiểm tra đánh giá việc nhận thức… đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh.

* Triển khai thực hiện

Đầu tháng 8 hàng năm, tổ chức họp Hội Chi bộ và Hội đồng giáo dục để phổ biến và quán triệt các nội dung trong văn kiện Đại hội, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; Luật giáo dục; Các văn bản của Bộ GD& ĐT và Sở GD& ĐT đến tất cả Đảng viên, cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

Triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức tới tất cả các tổ chức, đoàn thể, cán bộ giáo viên và học sinh. Kiểm tra, phê duyệt kế hoạch của từng bộ phận và cá nhân về công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức.

+ Với Chi bộ Đảng: Chi bộ Đảng lãnh đạo Nhà trường trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Chi bộ Đảng đề ra đường lối, chủ trương để lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể.

Chi bộ Đảng không những đề ra chủ trương về công tác giáo dục đạo đức học sinh mà Chi bộ còn phải kiểm tra bằng nhiều hình thức, qua đó kịp thời điều chỉnh bổ sung chủ trương định hướng phù hợp với thực tiễn, muốn thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh thì mỗi Đảng viên của Chi bộ, bản thân phải là tấm gương sang về đạo đức và gương mẫu thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức học sinh.

+ Với CBQL: Phải được bồi dưỡng nâng cao nhận thức về cơ sỏ lý luận của hoạt động giáo dục đạo đức, biết tổng kết rút kinh nghiệm và thực hiện tốt các chức năng của quản lý. Bác Hồ nói: “Cán bộ nào, phong trào ấy”. Do đó, CBQL trong nhà trường phải có nhận thức đầy đủ về công tác giáo dục đạo đức học sinh và đi đầu trong việc thực hiện công tác này.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, người CBQL còn biết tổ chức để tuyên truyền kế hoạch giáo dục đạo đức đến tất cả mọi người để các lực lượng giáo dục nắm chắc kế hoạch để thực hiện.

Đội ngũ GVCN phải được trang bị, bồi dưỡng và nắm chắc các văn bản, quy định của Nhà nước, của ngành, của nhà trường về công tác giáo dục đạo đức học sinh.

+ Với Đoàn thanh niên:

Đây là tổ chức thực hiện đông đảo ĐVTN sinh hoạt và hoạt động, Chi bộ và nhà trường chỉ đạo Đoàn thanh niên tuyên truyền về đạo đức, lối sống, phẩm chất của người ĐVTN. Bí thư ĐTN nhà trường là một thành phần trong Ban đức dục của nhà trường, được tham gia bàn bạc và tổ chức các hoạt động rèn luyện đạo đức cho ĐVTN nhà trường.

Bên cạnh đó cần chú ý bồi dưỡng về nhận thức và nghiệp vụ công tác Đoàn cho đội ngũ học sinh làm công tác Bí thư các Chi đoàn các lớp để tạo nên sức mạnh trong rèn luyện đạo đức cho ĐVTN ngay từ các Chi đoàn trong nhà trường.

GVCN phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. GVCN phải thực sự là người thầy, người cha, người anh của học sinh. GVCN chính là “người Hiệu trưởng không có con dấu” đối với tập thể lớp. Sự gương mẫu trong đạo đức và lối sống, năng lực và phương pháp giáo dục của người chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

+ Với giáo viên bộ môn: Phải được tuyên truyền để hiểu rõ vai trò, vị trí của môn học mà mình giảng dạy với sự hình thành nhân cách học sinh. Phải thấm nhần tư tưởng: Dạy học không chỉ là dạy kiến thức, mà hơn thế còn dạy cách sống, cách làm người. Tránh tình trạng như hiện nay, giáo viên chỉ quan tâm đến dạy kiến thức bộ môn, còn việc giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, BCH Đoàn thanh niên.

+ Với học sinh:

Tuyên truyền cho học sinh ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của bản thân, phổ biến những nội quy, quy định của trường đến tất cả học sinh.

+ Với cha mẹ học sinh:

Phải xác định được vai trò trách nhiệm của cha mẹ, của gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh, tránh tình trạng khoán trắng, trăm sự nhờ thầy cô và nhà trường. Tuyên truyền và tạo điều kiện để tất cả cha mẹ học sinh biết cách phối hợp với nhà trường, với GVCN trong việc giáo dục học sinh, nhất là học sinh chưa ngoan.

Tuyên truyền để cha mẹ học sinh nắm vững những quy định của ngành, của nhà trường để tạo sự thống nhất, đồng thuận trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Với các lực lượng xã hội khác: Nhà trường cần tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức đến các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục, đặc biệt là cấp Ủy và Chính quyền địa phương để vừa tạo sự đồng thuận, phối hợp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, thành phố Hưng Yên hiện nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)