* Thực trạng về nhận thức công tác giáo dục đạo đức học sinh
- Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về đạo đức của học sinh THPT hiện nay:
Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về đạo đức của học sinh THPT hiện nay
Mức độ Tỉ lệ (%)
Đạo đức học sinh đang suy thoái trầm trọng, rất đáng lo ngại
78
Có biểu hiện không lành mạnh, đáng quan tâm 22
Có biểu hiện bình thường, không đáng lo ngại 0
Qua Bảng 2.5 cho thấy: Hầu hết CBQL, giáo viên, phụ huynh học sinh, cán bộ cộng đồng dân cư, xã hội đều nhận thức rằng hiện nay đạo đức học sinh đang suy thoái trầm trọng, rất đáng lo ngại, rất cần có những biện pháp giáo dục đạo đức đúng đắn 78%. Số còn lại cho rằng học sinh hiện nay có biểu hiện không lành mạnh, đáng quan tâm 22%, không có ý kiến nào cho rằng học sinh hiện nay có biểu hiện bình thường, không đáng lo ngại.
Đây là tiền đề thuận lợi cho việc triển khai việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
Tiếp tục khảo sát nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 2.6: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
STT Nội dung giáo dục đạo đức
Mức độ (%) Rất cần Cần Ít cần Không cần
1 Lòng nhân ái, vị tha, thương yêu con người
60 34 6 0
2 Yêu nước, yêu CNXH, yêu hòa bình 53 40 7 0
3 Thật thà, trung thực 81 19 0 0
4 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể 65 35 0 0 5 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu 55 37 8 0 6 Giáo dục sức khỏe sinh sản, hôn nhân 57 33 10 0
7 Giáo dục lối sống văn hóa 75 25 0 0
8 Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường 47 40 13 0 9 Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an
ninh, phòng tránh các tệ nạn xã hội
45 50 5 0
10 Đức tính hiếu thảo; biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô; kính trên nhường dưới
80 20 0 0
11 Tôn trọng nội quy, pháp luật 67 30 3 0
12 Có ý thức vượt khó 51 42 7 0
Qua bảng 2.6 cho thấy hầu hết các ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên, phụ huynh đều cho rằng các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết và cần thiết, không có ý kiến nào cho là không cần thiết. Trong đó, giáo dục tính thật thà, trung thực được cho là rất cần thiết với tỉ lệ cao nhất 81%, sau đó đến Đức tính hiếu thảo; biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô; kính trên nhường dưới được cho với mức độ rất cần thiết là 80%. Nội dung Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phòng tránh các tai tệ nạn xã hội có mức
độ rất cần thiết thấp nhất 45%. Số ý kiến cho rằng các nội dung trên ít cần thiết là rất thấp (Nội dung Giáo dục sức khỏe sinh sản, hôn nhân, hạnh phúc gia đình số ý kiến cho rằng ít cần thiết là 10%)
Đây là yếu tố quan trọng và thuận lợi để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh trong các nhà trường THPT nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần thiết phải giáo dục:
Học sinh chính là chủ thể của quá trình giáo dục, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, vì vậy công tác giáo dục đạo đức chỉ có kết quả khi học sinh có nhận thức đúng đắn, có ý thức và chủ động tham gia vào các hoạt động tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Khi tham khảo ý kiến của các em học sinh của trường THPT Tô Hiệu, chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 2.7: Nhận thức của học sinh THPT về các phẩm chất đạo đức
STT Nội dung giáo dục đạo đức
Mức độ (%) Rất cần Cần Ít cần Không cần
1 Lòng nhân ái, vị tha, thương yêu con
người 71,6 25,3 3,1 0
2 Yêu nước, yêu CNXH, yêu hòa bình 61,9 38,1 0 0
3 Thật thà, trung thực 79,4 20,6 0 0
4 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể 70,6 21,6 7,8 0 5 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu 45,4 35,1 10,8 8,7 6 Giáo dục sức khỏe sinh sản, hôn nhân 56,7 35,1 8,2 0
7 Giáo dục lối sống văn hóa 75,3 24,7 0 0
8 Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường 45,4 25,3 20,6 8,7 9 Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an
ninh, phòng tránh các tệ nạn xã hội 50 26,8 11,3 11,9 10 Đức tính hiếu thảo; biết ơn ông bà, cha
mẹ, thầy cô; kính trên nhường dưới 74,2 22,7 3,1 0 11 Tôn trọng nội quy, pháp luật 67,5 21,7 7,7 3,1
Qua bảng 2.7 cho thấy: Các nội dung Yêu nước, yêu CNXH, yêu hòa bình và Thật thà, trung thực có 100% ý kiến học sinh cho rằng cần và rất cần. Ở mức độ rất cần thiết: Nội dung Lối sống văn hóa chiếm 75,3%; Nội dung Lòng nhân ái, vị tha, thương yêu con người chiếm 79%; Đức tính hiếu thảo, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô; kính trên nhường dưới chiếm 74,2%... Kết quả trên phản ánh đa số học sinh đã nhận thức được những phẩm chất đạo đức mà các em cần thiết để hoàn thiện nhân cách bản thân. Từ nhận thức trên, học sinh sẽ chủ động tham gia tích cực vào quá trình rèn luyện bản thân để tự hoàn thiện nhân cách.
Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến không nhỏ cho rằng không cần các nội dung giáo dục đạo đức ở trên như: Nội dung Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu 8,7%; Nội dung Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường 8,7%; Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phòng tránh các tai tệ nạn xã hội 11,9%... Do đó, nhà trường cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức cho học sinh về nội dung giáo dục đạo đức.
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Tô Hiệu
2.3.1. Thực trạng về xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
Để tìm hiểu thực trạng về kế hoạch xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng tôi đã lấy ý kiến của CBQL và giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
STT Nội dung Mức độ (%) Làm tốt Làm chƣa tốt Chƣa làm
1 Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức 72 28 0 2 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm học
69 31 0
3 Quy trình xây dựng kế hoạch 25 70 5
4 Có sự tham gia ý kiến của đại diện các lực lượng xã hội, của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.8 cho ta thấy 72% số ý kiến cho rằng nhà trường đã làm tốt việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức; 28% số ý kiến cho rằng việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức làm chưa tốt và không có ý kiến nào cho rằng nhà trường chưa xác định được mục tiêu giáo dục đạo đức.
69% số ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm học được làm tốt, chỉ có 31% số ý kiến cho rằng làm chưa tốt và không có ý kiến nào cho rằng nhà trường không làm. Có tới 70% số ý kiến cho rằng quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức làm chưa tốt, chỉ có 25% số ý kiến cho rằng quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục làm tốt. 85% số ý kiến cho rằng chưa có sự tham gia ý kiến của đại diện các lực lượng xã hội trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.
Trao đổi với BCH và giáo viên trong trường, chúng tôi được biết: Việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh do đồng chí Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng, sau đó triển khai đến các tổ chuyên môn, các đoàn thể và cán bộ giáo viên trong nhà trường. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, các tổ chức đoàn thể và giáo viên, đặc biệt là GVCN xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo chức năng và nhiệm vụ của mình, trình kế hoạch với BGH để phê duyệt sau đó mới thực hiện.
Một số giáo viên cho rằng, việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức do ý kiến chủ quan của Hiệu trưởng, chưa làm tốt quy trình xây dựng kế hoạch do đó nhiều nội dung rất khó thực hiện, việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của giáo viên chỉ mang tính hình thức để BGH phê duyệt rồi để đấy mà chưa thực sự được triển khai có hiệu quả bởi vì họ phải tập trung cho việc dạy kiến thức, ôn luyện thi Đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi…
Khi trao đổi, chúng tôi được biết thêm, hầu hết việc xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa có sự tham gia của các lực lượng xã hội, của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Nếu không có sự tham gia ngay từ ban đầu của các lực lượng xã hội, của Ban đại diện cha mẹ học sinh vào việc xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức thì việc phối hợp Nhà trường- Gia đình- Xã hội trong công tác giáo dục chắc chắn sẽ rất khó khăn.
Đây chính là vấn đề đáng quan tâm của những người làm công tác quản lý giáo dục tại các nhà trường, muốn thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức học sinh rất cần phải có sự tham gia của các lực lượng xã hội, của Ban đại diện cha mẹ học sinh ngay từ khâu xác định mục tiêu, lập kế hoạch.
2.3.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
Để tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức chúng tôi lấy ý kiến của CBQL, giáo viên và được kết quả:
Bảng 2.9: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
STT Nội dung Mức độ (%) Làm tốt Làm chƣa tốt Chƣa làm
1 Phân công công việc cụ thể cho từng bộ
phận, cá nhân 76 24 0
2 Bồi dưỡng công tác giáo dục đạo đức cho giáo viên (kỹ năng sư phạm, nghiệp vụ chủ nhiệm, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh…)
43 48 9
3 Xác định cơ chế phối hợp các lực lượng
giáo dục 52 42 6
4 Tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tham gia lực lượng tham gia thực
hiện kế hoạch giáo dục đạo đức 61 39 0
5 Ban giám hiệu thường xuyên giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ các bộ phận và giáo viên
khi thực hiện nhiệm vụ 56 44 0
6 Có quy định khen thưởng, phê bình trong
Qua kết quả ở bảng 2.9, chúng ta thấy việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, cao nhất là nội dung Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân 76%; thấp nhất là nội dung Bồi dưỡng công tác giáo dục đạo đức cho giáo viên 43%; các nội dung khác mức độ làm tốt cũng không cao.
Chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp một số CBQL và giáo viên về công tác bồi dưỡng giáo viên thì được biết: Ở trường, GV thường được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học, bồi dưỡng về công nghệ thông tin, soạn giảng bằng giáo án điện tử… việc bồi dưỡng về công tác giáo dục đạo đức cho giáo viên hầu như chưa làm, điều đó lý giải tại sao có tới 48% số ý kiến cho rằng chưa làm tốt ở nội dung này.
Khi phỏng vấn BGH, chúng tôi được biết thêm: Sự phối hợp các lực lượng giáo dục chủ yếu thực hiện giữa nhà trường và cha mẹ học sinh dựa trên Điều lệ trường THPT và Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh của Bộ GD&ĐT, sự quy định cụ thể về trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục còn chung chung, không cụ thể.
Thực trạng trên cho thấy sự phối hợp Gia đình- Nhà trường- Xã hội trong công tác giáo dục còn rất hạn chế, chưa phát hết sức mạnh khi gắn kết 3 lực lượng này.
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh
Để tìm hiểu về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT, chúng tôi đã lấy ý kiến của CBQL và giáo viên của trường THPT Tô Hiệu và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10: Đánh giá việc chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT
( Theo ý kiến CBQL và giáo viên)
TT Chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức
Đã thực hiện Có hiệu quả Thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ Cao TB Thấp
1 Thực hiện thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần (theo chủ đề trong tuần, tháng)
71 29 0 65 30 5
2 Thực hiện thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm
75 25 0 64 28 8
3 Thực hiện thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên
76 24 0 67 30 3
4 Thực hiện thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại…
21 79 0 70 28 2
5 Thực hiện thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi…
62 38 0 67 33 0
6 Thực hiện thông qua các giờ
dạy văn hóa trên lớp 66 34 0 50 44 6
7 Thực hiện thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo…
55 45 0 70 30 0
8 Thực hiện thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề
32 68 0 57 43 0
9 Thực hiện thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn.
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy nhà trường thường xuyên thực hiện giáo dục đạo đức học sinh: cao nhất là Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên 76%; Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 75%; Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt sáng thứ Hai đầu tuần 75%. Thấp nhất là Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn 10%, tiếp theo là Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại 21%. Điều này cho thấy các hình thức giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường chưa phong phú.
Hiệu quả giáo dục đạo đức cao nhất là Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại 70%; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo 70%, một hình thức khác tuy không được tổ chức thường xuyên song đem lại hiệu quả cao như Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn 60%.
Một số hình thức giáo dục thường xuyên thực hiện song hiệu quả đem lại chưa cao, từ kết quả khảo sát đòi hỏi các nhà trường và những người làm công tác quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến những hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh chẳng hạn hình thức Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại; Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, tọa đàm, diễn đàn tuy không được tổ chức thường xuyên song đem lại hiệu quả rất cao bởi các hình thức này phù hợp với đặc điểm ưa thích hoạt động, ham học hỏi khám phá cái mới, thích được bày tỏ chính kiến, thích khẳng định bản thân của tuổi học sinh THPT.