Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, thành phố Hưng Yên hiện nay (Trang 36 - 127)

sinh

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, trước nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, là người thay mặt nhà nước điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng phát triển GD- ĐT trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Năng lực (cả phẩm chất ĐĐ và năng lực quản lý ) của người hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý, với sự phát triển của nhà trường.

Hiệu trưởng là người có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp và công tác quản lý. Người hiệu trưởng phải tự xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán có hiệu quả. Người hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm và biết phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực của cán bộ, giáo viên vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường. U- sinx-ki từng nói: “Hiệu trưởng là nhà giáo dục chủ chốt trong nhà trường, giáo dục học sinh thông qua các giáo viên, làm thầy các giáo viên, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục”

Người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong hoạt động GDĐĐ HS THPT, là người trực tiếp lập kế hoạch quản lý tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ. Hiệu trưởng chủ động tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm

tra, đánh giá quá trình GDĐĐ cho HS và trực tiếp giáo dục HS, đặc biệt giáo dục HS cá biệt. U-sinx-ki đã viết trong cuốn “Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ ”: “Nếu hiệu trưởng chỉ dạy cách giáo dục mà không trực tiếp tiếp xúc với học sinh thì ông ta không còn là nhà giáo dục nữa. Thiếu sự tác động trực tiếp tới học sinh, Hiệu trưởng sẽ mất đi cái phẩm chất quan trọng nhất của nhà sư phạm và năng lực tiếp xúc với thế giới tâm hồn trẻ.” [41, tr.67 ].

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay

1.4.1. Yếu tố xã hội

Xã hội có tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động của lối sống coi trọng vật chất, ham hưởng thụ hơn tính nhân văn. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội nên nhìn chung học sinh ngày nay phát triển nhanh về nhiều mặt và có những biểu hiện rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây chính là kinh nghiệm, vốn sống và khả năng phân biệt bản chất các vấn đề xã hội của trẻ còn rất hạn chế. Chính vì thế mà chỉ với những hiểu biết bề nổi, trẻ tưởng rằng mình đã là người lớn thực thụ nên tự quyết định những vấn đề của bản thân mà xem nhẹ những lời khuyên của cha mẹ, của thầy cô, của người lớn. Từ đó dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.

Bên cạnh đó, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cư mà trẻ tiếp xúc là những tấm gương phản diện với những gì mà cha mẹ và nhà trường giáo dục cho nên gây khó khăn cho quá trình giáo dục đạo đức học sinh, làm giảm niềm tin của học sinh vào những chuẩn mực đạo đức mà thầy cô và gia đình giáo dục các em.

Bởi vậy, tất cả các lực lượng giáo dục cần nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những lý luận của đạo đức học để giáo dục, để quản lý học sinh có hiệu quả nhất theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

1.4.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT

Học sinh trung học phổ thông là những em đang ở độ tuổi từ 15-19. Ở tuổi vị thành niên này diễn ra những biến động hết sức mạnh mẽ và phức tạp từ thể chất đến thế giới tâm hồn các em. Tuổi vị thành niên được coi là giai đoạn con người chuyển từ trẻ con sang người lớn, chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi này những biến đổi của các em chịu sự tác động của cộng đồng, dân tộc và các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội.

Thời kỳ này, các em có sự phát triển nhanh, mạnh cả về trí tuệ và thể lực. Đây cũng là thời kỳ đánh đấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội. Các em có xu hướng thoát khỏi phạm vi gia đình hoà nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển những kĩ năng mới để tự khẳng định mình. Ở lứa tuổi này, ngoài những đặc điểm sinh lý, tâm lý đang phát triển mạnh, các em còn phải thích nghi với những thay đổi to lớn về môi trường học tập (chuyển từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông, chuyển vùng, thay đổi điều kiện sống..) và đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội cũng như thích nghi với những môi trường xã hội rộng lớn hơn. Trong bối cảnh xã hội thời kỳ CNH-HĐH, đất nước mở cửa, hội nhập toàn cầu; đặc biệt là cơ chế thị trường và nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh và có những diễn biến phức tạp như hiện nay thì những tác động từ bên ngoài, từ điều kiện xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến những thay đổi ghê gớm của học sinh ở lứa tuổi bén nhậy này về mọi mặt, đặc biệt là tâm lý, tính cách, lối sống. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi HS THPT có những biểu hiện cụ thể như sau :

* Về thể lực và trí tuệ

Duới tác dụng sinh lý của tuyến yên và tuyến sinh dục, ở trẻ diễn ra hàng loạt những thay đổi nhanh chóng hình dáng của cơ thể. Đây là thời kỳ

thể lực của cơ thể phát triển sung mãn, sinh lực dồi dào có tính đột biến (bước ngoặt).

Ở thời kỳ này, quá trình nhận thức của các em có tính chủ định cao; các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trước các đối tượng đã biết, đã đọc, đã học và cả các đối tượng chưa biết, chưa học trong trường. Các em bắt đầu có khả năng nhận xét đánh giá về bản thân, về mọi người xung quanh và các vấn đề của cuộc sống theo cách của riêng mình, có căn cứ và chuẩn xác hơn. Đương nhiên, tư duy của các em cũng không thể tránh khỏi những nhận thức sai lầm, thiếu chuẩn xác bởi tính nóng vội và nhu cầu bộc lộ bản thân phát triển mạnh mẽ.

* Về mặt tính cách

Ở độ tuổi này tính khí của các em thường hay thay đổi thất thường do chức năng nội tiết phát triển mạnh, những tác dụng ức chế của vỏ não chưa tới mức hoàn hảo, có nhiều nhu cầu nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ với tính phức tạp của cuộc sống, chưa hiểu rõ và làm chủ được hành vi của bản thân... nên thường xẩy ra xao động dẫn đến hay bực bội, lo lắng, buồn, vui thất thường.

Nhưng cũng ở chính độ tuổi này tính độc lập của các em phát triển rất cao, các em ngày càng trở nên ít hoặc không muốn phụ thuộc vào cha mẹ mà chú ý nhiều đến bạn bè để đạt được nhu cầu được độc lập, được khẳng định bản thân.

* Về mặt tình cảm

Do những biến đổi sinh lý sâu sắc, hoóc môn sinh dục phát triển mạnh mẽ dẫn đến những biến đổi rõ rệt về tâm lý, tình cảm. Các em chuẩn bị bước vào mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và được yêu, tỏ ra thân mật và tạo sức hấp dẫn trong quan hệ với bạn khác giới.

Sự phát triển cảm xúc làm các em thay đổi không những trong tính tình mà còn trong cách cư xử hàng ngày.

Các em thường cố gắng để khẳng định chính mình và đạt được cái mà mình muốn. Các em thường đặt những câu hỏi về chính mình, về khả năng của mình và có nhiều dự định cho tương lai. Thế giới quan và nhân sinh quan công dân được hình thành và phát triển mạnh. Ở giai đoạn này nhân cách công dân cũng đồng thời phát triển ngày càng mạnh; tuy nhiên không thể tránh khỏi sự bồng bột, cực đoan, hành động nông cạn bởi sự phát triển mãnh liệt của tình cảm xung đột với sự chưa hoàn thiện của lý trí, thế giới quan và nhân sinh quan.

Điều đó càng cho thấy ở trường trung học phổ thông quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất hạt nhân, đóng vai trò định hướng cho các hoạt động khác và định hình căn bản cho sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh.

1.4.3. Yếu tố gia đình

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ. Khi được sống trong một gia đình hạnh phúc, mọi người đều thương yêu quý mến nhau, giúp đỡ nhau trong công việc gia đình và xã hội, giữ đúng tư cách của mình trong gia đình chính là một nền tảng vững chắc để nhân cách mỗi đứa trẻ được hình thành và phát triển đúng hướng.

Trong mỗi gia đình, cha, mẹ là những người có vai trò trụ cột. Nhân cách đúng mực và sự quan tâm thoả đáng của cha mẹ là điều kiện, cơ sở quan trọng giúp học sinh THPT hình thành và phát triển hành vi đạo đức. Ngày nay trước nhu cầu, đòi hỏi của cuộc sống và ảnh hưởng không tích cực của những quan niệm sống mới, một bộ phận cha mẹ thường quá bận tâm với công việc, quá coi trọng đời sống vật chất, chạy theo tiện nghi, mải lo kiếm tiền, làm giàu….cho nên đã không có hoặc ít có thời gian, điều kiện, thậm chí không quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái. Đây chính là lối ngỏ tai hại để các em tự do thâm nhập vào các tệ nạn xã hội, buông thả mình dẫn đến sự sa sút, xói mòn về đạo đức, mất định hình về nhân cách, rồi từ đó đẩy các em vào những ngõ cụt.

1.4.4. Yếu tố nhà trường

Nhà trường là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân đáp ứng được những yêu cầu của xã hội .Vị trí, uy tín và việc duy trì nề nếp, kỉ cương, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, bầu không khí sư phạm của nhà trường có ảnh hưởng không nhỏ dến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh. Thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm có thể nắm bắt được diễn biến tâm lí phức tạp cũng như kịp thời tư vấn, uốn nắn những hành vi đạo đức của học sinh tuổi mới lớn. Tấm gương về nhân cách, đạo đức và năng lực của thầy cô có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến ý thức và sự rèn luyện ý thức đạo đức của học sinh THPT.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên thiếu gương mẫu trong đạo đức lối sống. Kinh nghiệm, nghệ thuật và phương pháp giáo dục học sinh của một số giáo viên chủ nhiệm cũng hạn chế. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa thường xuyên và thống nhất… Điều đó đó làm ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh, làm giảm niềm tin của học sinh vào thầy cô và nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm, đóng vai trò nền tảng trong các hoạt động giáo dục tổng thể của nhà trường. Đối với học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đạo đức là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và rất cần thiết cần được nhà trường, gia đình và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.

Giáo dục đạo đức cho HS - THPT là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết khoa học, toàn diện; sự kiên trì, công phu trong quá trình

thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT đòi hỏi các nhà giáo dục phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp và vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, tình hình cụ thể của nhà trường và thực tiễn kinh tế- văn hóa- xã hội của địa phương.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có vai trò đặc biệt quan trọng. Để quản lý tốt hoạt động này trước hết người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về nhân cách một nhà sư phạm; phải nắm vững thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường, có những nghiên cứu khoa học, có năng lực và nghệ thuật quản lý. Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng phải huy động được tối đa sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.

Từ những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT và khái niệm liên quan sẽ là cơ sở để tôi đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT Tô Hiệu thành phố Hưng Yên và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT Tô Hiệu thành phố Hưng Yên hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÔ HIỆU THÀNH PHỐ HƢNG YÊN 2.1. Khái quát về kinh tế- xã hội và giáo dục của thành phố Hƣng Yên

2.1.1. Sơ lược về kinh tế- xã hội của thành phố Hưng Yên

- Vị trí địa lý : Thành phố Hưng Yên là đơn vị hành chính có vị trí nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng Yên. Phía bắc giáp huyện Kim Động, phía Đông giáp huyện Tiên Lữ, bờ phía Nam sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hưng Yên với quốc lộ 1. Thành phố có hai xã là Phú Cường và Hùng Cường nằm ở bãi bồi (cù lao) giữa sông Hồng.

Thành phố có 7 phường và 10 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 73,42 km². Dân số: 147.275 người, mật độ là 2.006 người/km2. Trong đó, dân số ở thành thị chiếm 58,11%, nông thôn chiếm 41,89%.

Thành phố còn có cầu Yên Lệnh, đây là cây cầu bê-tông lớn nhất được bắc qua sông Hồng, nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam. Cầu nằm trên quốc lộ 38 và có chiều dài hơn 2,2 km, trong đó, phần cầu chính dài gần 900m, đường dẫn dài hơn 1.300m, tổng mức đầu tư 338,3 tỉ đồng. Cầu cũng là công trình đầu tiên ở phía Bắc áp dụng phương thức đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nhằm huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước phục vụ phát triển hạ tầng giao thông, giúp giải quyết tình trạng khó khăn trong ngân sách Nhà nước. Cầu Yên Lệnh khi hoàn thành đã tạo nhiều dấu ấn đặc biệt. Đó là các phương tiện giao thông có thể đi thẳng từ Hải Phòng, Quảng Ninh tới quốc lộ 1 để vào Nam và ngược lại mà không phải qua Hà Nội. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho phương tiện mà còn giúp giảm ách tắc giao thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, thành phố Hưng Yên hiện nay (Trang 36 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)