NV trong trường cùng với BGH; giao cho Bí thư đoàn trường và Tổ trưởng tổ chủ nhiệm những quyền hạn nhất định (xử lý học sinh vi phạm, phê bình, nhắc nhở GV chưa hoàn thành nhiệm vụ,… ) và uỷ quyền cho họ trong những trường hợp cụ thể. Như thế, vừa thể hiện sự tin tưởng; vừa tạo cơ chế, điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời nâng cao trách nhiệm cho tổ chức và những cá nhân có vai trò then chốt trong công tác GDĐĐ cho HS.
3.2.5. Đa dạng hoá hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức học sinh sinh
3.2.5.1. Mục tiêu thực hiện biện pháp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng như cuộc sống. Nhà trường THPT phải tổ chức các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý đáp ứng nhu cầu nguyện vọng
của HS, tạo nên sự hấp dẫn thu hút HS tham gia tự giác tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức phẩm chất, nhân cách HS.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Hoạt động theo tiến độ thời gian, thực hiện xen kẽ cùng với chương trình, kế hoạch học tập các môn học trên lớp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoạt động hè …
+ Hoạt động theo chủ điểm các ngày lễ lớn trong năm học + Hoạt động đáp ứng yêu cầu XH
- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng:
+ Hoạt động văn hoá- xã hội: Không những giáo dục tư tưởng chính trị mà còn hình thành nhiều phẩm chất khác ở các em. Đó là tình đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương, đất nước
+ Hoạt động công ích XH: Nhằm giáo dục ý thức, góp phần xây dựng quê hương, giúp đỡ gia đình để sản xuất ra của cải vật chất, có thái độ đúng với người lao động, góp phần bảo vệ thành quả lao động, xây dựng quê hương, đất nước.
+ Hoạt động văn hoá – nghệ thuật: Bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Bồi dưỡng lòng khát khao cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp.
+ Hoạt động thể thao – quốc phòng, tham quan du lịch: Giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ đoàn kết, năng động sáng tạo, hình thành thái độ hành vi bảo vệ môi trường và tăng cường lòng yêu quê hương, đất nước.
+ Tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật, phục vụ học tập để mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học, để từ đó ứng dụng vào cuộc sống.
Hiệu trưởng nhà trường phải căn cứ vào Luật Giáo Dục và những chỉ thị của Bộ Giáo Dục, các cấp lãnh đạo để đề ra những biện pháp thích hợp hướng hoạt động ngoài giờ lên lớp vào mục tiêu thực hiện chức năng giáo dục: Chủ yếu “ dạy người” bao hàm nội dung tư tưởng đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, những phẩm chất của người lao động. Xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào những hướng dẫn của Bộ; Sở Giáo Dục - Đào Tạo về hoạt động ngoài giờ lên lớp, đề ra kế hoạch cho sát thực tiễn, cần chọn lọc các hoạt động phù hợp. Xác định chủ điểm cho từng thời gian, có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần,hàng tháng, học kỳ và cả năm học, thậm chí có kế hoạch dài hạn nhiều năm (3 năm học THPT: trồng cây xanh, xây dựng môi trường …). Các hoạt động phải phong phú đa dạng, nhằm thu hút, hấp dẫn HS tham gia tích cực,. Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp phải chỉ đạo thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đã đề ra. Sau đây, chúng tôi đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
a) Hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng ngày. - Ở trường :
+ Duy trì nề nếp học tập, đi học đầy đủ, đúng giờ + Vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Tự quản tốt: truy bài, đọc sách báo, văn nghệ trong 15 phút đầu giờ + Giờ ra chơi :Tập thể dục giữa giờ, vui chơi giải trí, nghe nhạc, thời sự, giáo dục truyền thống …
- Ở nhà:
+ Học bài, làm bài, học nhóm, tổ …
+ Giúp đỡ công việc gia đình, lao động sản xuất … b) Hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần:
- Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp
- Hoạt động trực tuần, trực nhật, trực ban.
- Vệ sinh toàn trường, lao động, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, hoa kiểng. Riêng tiết chào cờ đầu tuần: có thể chọn các hình thức hoạt động sau:
* Hình thức 1:
+ Nhận xét tuần thi đua, phổ biến kế hoạch trong tuần. Riêng tuần thứ nhất của tháng có sơ kết tháng và kế hoạch tháng tới.
+ Văn nghệ: ca ngợi quê hương đất nước, Đảng, Bác Hồ, ca khúc Cách mạng …
* Hình thức 2:
+ Tổ chức hình thức vui học: kết hợp với tổ chuyên môn ra câu hỏi, có quà thưởng nếu trả lời đúng
+ Mời công an nói chuyện pháp luật, an toàn giao thông. hiểm hoạ của ma tuý, tệ nạn XH, HIV …
+ Mời giáo viên,cộng tác viên báo cáo các chuyên đề theo chủ điểm tháng. Nên kết hợp hai hình thức này một cách hợp lý, tránh nhàm chán, không tập trung tốt.
c) Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm học.
* Chủ đề 1: (Tháng 9)
Ngày hội khai trường; Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Nội dung:
Giáo dục truyền thống nhà trường
- Hình thức 1: + Trưng bày về truyền thống nhà trường
+ Tuyên truyền những bài viết (Thơ, văn, bài hát …) về nhà trường.
- Hình thức 2: Giờ chào cờ, đội văn nghệ hát những bài hát về nhà trường.
* Chủ đề 2: (Tháng 10)
Nội dung: 15/10, kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục: Giáo dục động cơ, thái độ học tập, phấn đấu trở thành HS giỏi.
20/10 kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam: Giáo dục truyền thống phụ nữ Việt nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm
* Chủ đề 3: (Tháng 11)
Nội dung: 20/11 - Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam: Giáo dục lòng biết ơn và kính yêu Thầy cô giáo. “Tôn sư trọng đạo”; “Gia đình trường học đầu tiên”; “ Cha, mẹ người thầy đầu tiên”…
- Hình thức 1:
+ Mít tinh kỷ niệm 20/11: Tuyên dương khen thưởng, báo cáo truyền thống Nhà giáo Việt nam
+ Thi viết báo tường, phát biểu cảm nghĩ về Thầy cô; Thầy cô và mái trường
+ Tổ chức văn nghệ: ca ngợi Thầy, cô, mái trường, thi sáng tác, cắm hoa …
-Hình thức 2:
+ Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của những người Thầy nổi tiếng: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành, Chu Văn An …
+ Giao lưu với cựu HS của trường về những kỷ niêm với thầy cô, mái trường.
+ Mít tinh kỷ niệm 20/11. * Chủ đề 4: (Tháng 12 )
Nội dung: 22/12: Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam: Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn và học tập anh bộ đội Cụ Hồ.
- Hình thức 1:
+ Phát động thi đua: “Noi gương anh bộ đội Cụ Hồ”, giữ gìn kỷ luật, tác phong quân sự, lập công, thực hiện giờ tốt, điểm tốt.
+ Các lớp thi đua làm tập san, báo ảnh, tranh ảnh về anh bộ đội Cụ Hồ + Tổ chức mít tinh kỷ niệm 22/12 Văn nghệ ca ngợi truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, hát ca khúc Cách Mạng.
- Hình thức 2:
+ Mời cựu chiến binh về nói chuyện truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, mời Anh hùng quân đội nói chuyện.
+ Kết nghĩa, giao lưu văn nghệ, TDTT với đơn vị bộ đội kết nghĩa. + Tổ chức tham quan Viện bảo tàng quân đội.
* Chủ đề 5: (tháng 1)
Nội dung: 9/1 - Kỷ niệm ngày sinh viên học sinh: Giáo dục truyền thống học sinh.
- Hình thức 1:
+ Nêu gương những học sinh - sinh viên xuất sắc đạt giải quốc tế về mọi mặt: học tập, TDTT, các cuộc thi sáng tạo.
+ Thi thể dục thể thao - Hình thức 2:
+ Tổ chức thi tìm hiểu về sinh viên - học sinh có thành tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, trong học tập, lao động.
+ Phát động cuộc thi và tổng kết khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc, HS nghèo vượt khó học tập giỏi.
* Chủ đề 6 (tháng 2)
Nội dung: 3/2 - kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: giáo dục lòng kính yêu Đảng và Bác Hồ.
- Hình thức 1:
+ Mời cán bộ Ban tuyên giáo nói chuyện về vai trò của Đảng và Bác Hồ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
+ Văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ. - Hình thức 2:
+ Tổ chức thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ. + Thi hùng biện “ Thanh niên, Lý tưởng Cách mạng”
+ Sáng tác thơ văn ca ngợi Đảng, Bác Hồ. * Chủ đề 7: (tháng 3)
26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đoàn
* Chủ đề 8: (tháng 4)
Nội dung: 22/4: Kỷ niệm ngày sinh Lê Nin. Giáo dục chủ nghĩa quốc tế Cộng sản.
30/4: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, lòng tự hào dân tộc. - Hình thức 1:
+ Mời cán bộ Ban tuyên giáo nói chuyện về Lê Nin, vai trò của Lê Nin với sự ghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH
+ Mời bộ đội nói chuyện về đại thắng 30/4/1975
+ Văn nghệ – TDTT: Ca khúc Cách mạng thời chống Mỹ, giao lưu văn nghệ giữa học sinh và đơn vị bộ đội kết nghĩa.
- Hình thức 2:
+ Triển lãm tranh ảnh về lịch sử giải phóng miền Nam
+ Tổ chức tham quan viện bảo tàng quân đội hoặc du khảo “về chiến trường xưa”; “Căn cứ Cách mạng” …
* Chủ đề 9: (tháng 5)
Nội dung: 19/5 - Kỷ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh: Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.
- Hình thức 1:
+ Sinh hoạt trong giờ chào cờ về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Hồ – tấm gương sáng ngời vì nhân dân, vì đất nước, vì hoà bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân loại
- Hình thức 2:
+ Tổ chức thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Hồ + Tổ chức “Báo công dâng Bác” về những thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức Cách mạng.
* Ngoài các hoạt động trên, còn nhiều hoạt đông giáo dục khác do các cấp, các ngành phối hợp tổ chức. Nhà trường linh hoạt chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả giáo dục cao như:
+ Hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội: ủng hộ nạn nhân chất độc da cam – điôxin; ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, ngày vì người nghèo, bảo trợ tài năng trẻ … + Hoạt động uống nước nhớ nguồn: giúp đỡ các gia đình thương – bệnh binh, gia đình liệt sĩ, thăm viếng giúp đỡ bà mẹ Việt nam anh hùng …
+ Tham gia tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, HIV /AIDS, truyền thống CM địa phương, dân số – sức khoẻ- sinh sản vị thành niên, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng thanh niên, ngày thế giới phòng chống lao, không hút thuốc lá …
3.2.6. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho người Hiệu trưởng biết được các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ như thế nào; thấy được các quyết định quản lý của mình có kịp thời, phù hợp không. Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy các tập thể, cá nhân thực hiện đạt các mục tiêu GDĐĐ cho HS của nhà tr- ường và có căn cứ để tái xây dựng kế hoạch GDĐĐ HS năm học tiếp theo khoa học, phù hợp hơn.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Hiệu trưởng lên kế hoạch chỉ đạo, triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ GDĐĐ cho HS của các bộ phận đoàn thể, cá nhân trong trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong công tác GDĐĐ HS.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên tất cả các nội dung của hoạt động GDĐĐ từ tất cả các khâu, các công đoạn bằng nhiều hình thức kiểm tra, đánh
Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, kịp thời kiểm định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lý; có giải pháp điều chỉnh, khắc phục tồn tại, sai sót, phát huy thế mạnh.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, kế hoạch của nhà trường, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải lên kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá và đặc biệt coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ HS phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.
Hiệu trưởng cùng với các bộ phận, cá nhân có chức năng và khả năng, có kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng được các tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt hoạt động của công tác GDĐĐ cho HS phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường như: Nội quy HS, quy định đối với GVCN, các quy định cụ thể khác; tiêu chuẩn lớp tiên tiến, lớp tự quản tốt, GVCN giỏi….
Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn, bố trí con người làm công tác kiểm tra (Ban thanh tra nhân dân và các thành viên nhóm kiểm tra theo từng công việc hoạt động cụ thể); sắp xếp thời gian, điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá và đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện công tác này.
Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra, đánh giá; tập huấn, thống nhất nội dung, quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá.
Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo và cùng với lực lượng kiểm tra, đánh giá của nhà trường giới thiệu, biểu dương những điển hình trong công tác GDĐĐ, đồng thời khiển trách, nhắc nhở, xử lý vi phạm đúng người, đúng tội và theo dõi sự duy trì thành tích của các điển hình tích cực, sự chuyển biến, khắc phục nhược điểm của các tập thể cá nhân, đồng thời giải thích, giải quyết thoả đáng những thắc mắc, đề nghị của các đối tượng kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra phải được duy trì thực hiện thường xuyên, đặc biệt là không được coi nhẹ hoặc kiểm tra, đánh giá qua loa đại khái đối với hoạt động GDĐĐ HS trong giai đoạn tình hình đạo đức HS đang có những diễn biến phức tạp, có nhiều biểu hiện xuống cấp như hiện nay. Hình thức kiểm tra phải linh hoạt, tránh đơn điệu, công thức, chiếu lệ, phải lấy chất lượng thật làm cái đích kiểm tra, đánh giá, nếu không sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cả hệ thống. Có thể kiểm tra lường trước những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề phát sinh trong công tác GDĐĐ; kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra đánh giá định kỳ hàng tuần, hàng tháng; kiểm tra, đánh giá bất thường, đột xuất; kiểm tra, đánh giá qua tập thể, qua cá nhân và qua dư luận.