Về tính khả thi:

Một phần của tài liệu Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trang 99 - 104)

Biện pháp được đánh giá có tính khả thi nhất là biện pháp thứ năm, biện pháp được đánh giá có thứ bậc thứ hai là biện pháp thứ ba. Đứng thứ ba về tính khả thi đó là biện pháp thứ tư, biện pháp thứ hai có thứ bậc thứ tư. Biện pháp thứ nhất và thứ sáu đều có thứ bậc năm về tính khả thi.

Đánh giá chung:

Sáu biện pháp đề xuất trong luận văn này được đánh giá 100% là mang tính cấp thiết và khả thi, trong đó biện pháp 4 - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án và biện pháp 3 - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thuận lợi và các hướng dẫn cụ thể để triển khai công tác giám sát, đánh giá là những biện pháp được

đánh giá là rất cần thiết và khả thi cao xếp thứ bậc nhất và nhì trong cả 2 trường hợp). Điều này có thể hiểu đây là những biện pháp mang tính thiết thực cao trong giai đoạn hiện nay và có thể mang tính hiệu quả nhất nếu được áp dụng một cách phù hợp. Đây là những biện pháp cần được tất cả các cấp lãnh đạo và các bên liên quan quan tâm, ưu tiên trong điều kiện chưa có thể áp dụng đồng bộ các biện pháp một cách tốt nhất.

Các biện pháp được đánh giá là ít cần thiết nhất là biện pháp 6 - Tăng cường phối hợp công tác giám sát, đánh giá của Dự án với Bộ GD-ĐT và các nhà tài trợ và ít khả thi nhất đó là hai biện pháp: biện pháp 1 - Kế hoạch hoá hoạt động giám sát, đánh giá của Dự án và biện pháp 6 nói trên. Có lẽ đây là các biện pháp mà những người được hỏi cho rằng nằm ngoài khả năng của họ, mang tính vĩ mô, phụ thuộc nhiều vào các lãnh đạo cấp cao. Do đó, cần phải có các cơ chế, điều kiện nhất định thì mới có thể áp dụng được các biện pháp này.

Một vấn đề cần lưu ý qua kết quả khảo sát này là tất cả các ý kiến đều cho rằng 6 biện pháp đề xuất là rất cần thiết, khả thi cao và/hoặc cần thiết, khả thi, không có ý kiến nào phản đối. Sự tuyệt đối hóa đó cũng có thể là do người được hỏi hoàn toàn đồng ý với các biện pháp nhưng cũng có thể họ không thực sự quan tâm đến các biện pháp, điền phiếu một cách chiếu lệ hoặc không chắc chắn lắm về tính thực tế của các biện pháp này do chưa được chứng kiến/kiểm nghiệm. Vì công tác giám sát, đánh giá Dự án, như trên đã trình bày và phân tích, còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản lý Dự án nên chắc chắn các biện pháp đề xuất còn gây nhiều tranh cãi chứ không thể nhất trí hoàn toàn như vậy được. Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp để hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án, đưa công tác này trở nên thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả Dự án là rất cần thiết.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Giám sát, đánh giá là những công cụ hữu hiệu trong quản lý các dự án ODA, là những dự án mang lại nhiều lợi ích không nhỏ trong việc phục hồi, nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, giải quyết một số vấn đề xã hội, trong đó có những vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay giám sát, đánh giá đang được xem là khâu yếu trong quản lý dự án ODA của Việt Nam. Hệ thống giám sát, đánh giá yếu hoặc các hoạt động giám sát, đánh giá không được triển khai chặt chẽ ít nhất sẽ làm cho những nhà quản lý ODA thiếu thông tin và thực tế liên quan đến ba nội dung cơ bản là: (i) Liệu dự án ODA có được triển khai đúng kế hoạch hay không;

(ii) Liệu dự án ODA có mang lại kết quả như được thiết kế hay không ; (iii) Tác động của dự án ODA sẽ như thế nào.

Chính vì thế, luận văn này tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá một dự án ODA trong lĩnh vực giáo dục để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm về vận dụng các công cụ quản lý dự án này một cách thiết thực, hiệu quả. Để thực hiện mục đích yêu cầu đề xuất các biện pháp hoàn thiện giám sát, đánh giá Dự án PEDC nhằm thực hiện Dự án có hiệu quả, chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu: xác định cơ sở lý luận của đề tài; nghiên cứu về thực trạng giám sát, đánh giá Dự án; và đề xuất những biện pháp nâng cao năng lực giám sát, đánh giá Dự án có hiệu quả hơn.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cho thấy:  Về mặt lý luận:

Luận văn đã hệ thống hoá được các cơ sở lý luận về công tác giám sát, đánh giá dự án, đi từ một số khái niệm cơ bản như:

- Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động. - Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các qui luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó.

- Quản lý dự án ODA về giáo dục, trước hết cũng giống như quản lý dự án nói chung, là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng. Tuy nhiên, các sản phẩm đầu ra của các dự án về giáo dục có tính chất trừu tượng và phong phú hơn nên việc quản lý ở đây bao gồm quản lý vĩ mô bao gồm tổng thể các yếu tố của quá trình hình thành, thực hiện và kết thúc dự án và quản lý ở tầm vi mô là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án.

Về mặt thực tiễn :

Trong thời gian thực hiện Dự án vừa qua, giám sát, đánh giá đã được thiết kế và đưa vào thực hiện để giúp cho các nhà quản lý Dự án lập kế hoạch và đưa ra những thay đổi cần thiết và đảm bảo được tiến trình, kết quả và các tác động của dự án ODA như đã được đề ra. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện tại các hoạt động giám sát, đánh giá Dự án đã được tiến hành nhưng mang tính cục bộ, chưa có tính hệ thống, hạn chế theo từng phần việc của từng Nhóm TCNL, không có sự thống nhất chung, hiệu quả chưa cao, làm ảnh hưởng tới chất lượng quản lý Dự án.

Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Dự án nói chung và hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án nói riêng, với những kinh nghiệm thực tế và trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, bài học, tác giả luận văn xin được đề xuất sáu giải pháp như sau:

1) Kế hoạch hoá hoạt động giám sát, đánh giá Dự án.

2) Xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá hoàn chỉnh, có sự liên kết chặt chẽ giữa cấp TW và các cấp địa phương

3) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thuận lợi và các hướng dẫn cụ thể để triển khai công tác giám sát, đánh giá.

4) Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án.

5) Tăng cường quản lý cán bộ tham gia công tác giám sát, đánh giá Dự án. 6) Tăng cường phối hợp công tác giám sát, đánh giá của Dự án với Bộ

GD-ĐT và các nhà tài trợ.

Qua khảo sát, thăm dò ý kiến của 50 cán bộ Dự án cấp TW, Sở, Phòng GD-ĐT và 100 cán bộ, giáo viên của các trường tiểu học thuộc một số tỉnh của Dự án, kết quả cho thấy tất cả các ý kiến đều cho rằng sáu biện pháp trên có tính cần thiết và tính khả thi tương đối cao đối với việc triển khai thực hiện.

2. Khuyến nghị

Để cho các đề xuất giải pháp có thể thực hiện được một cách khả thi thì cần có những điều kiện hỗ trợ cụ thể như sau :

2.1. Đối với Nhà Nước, Chính phủ:

- Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý và áp dụng các công cụ quản lý dự án hiệu quả giúp cho việc thực hiện các dự án này đạt được mục tiêu mong đợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho kinh tế – xã hội. - Tích cực giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân bằng việc đơn giản hóa thủ tục và có các chính sách điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

- Đồng thời tiếp tục hài hòa hóa các qui định và thủ tục quản lý, thực hiện dự án giữa Chính phủ và các nhà tài trợ ở nhiều khâu thực hiện dự án ODA trong đó có giám sát và đánh giá chương trình, dự án.

2.2. Đối với Bộ GD-ĐT: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để phát huy tốt những lợi ích mà các dự án ODA mang lại cho ngành giáo dục thì cần nghiên cứu, cải thiện Qui chế quản lý các dự án ODA về giáo dục theo tinh thần của Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ ban hành qui chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức;

- Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý các dự án ODA, thống nhất áp dụng công cụ theo dõi thống nhất quản lý (AMT) cho tất cả các dự án và có kế hoạch theo dõi thường xuyên báo cáo giám sát, đánh giá của các dự án. Phối hợp và hỗ trợ các dự án trong giám sát, đánh giá và giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh từ kết quả giám sát, đánh giá của các dự án đó.

- Có cơ chế phân công và động viên, khuyến khích đội ngũ tham gia công tác giám sát, đánh giá bằng vật chất, tinh thần và tạo cơ hội được đào tạo một cách chuyên nghiệp và bài bản về nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ để họ phát huy tốt năng lực, trí tuệ, kĩ năng trong công việc của mình.

Một phần của tài liệu Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trang 99 - 104)