X1 Điều phối viên lập kế hoạch x 1 chuyên gia phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trang 49 - 52)

Trường và Điểm trường (19.174)

Các Nhóm TCNL và cải tiến công tác quản lý

Nhóm lập kế hoạch 2 cán bộ của Bộ 2 chuyên gia trong nước . 2 chuyên gia nước ngoài 1 trợ lí 2 phiên dịch Nhóm huy động sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ nhóm trẻ có nguy cơ bị thiệt

thòi cao 1 cán bộ của Bộ 5 chuyên gia trong nước 1 chuyên gia nước ngoài 1 trợ lí; 1 phiên dịch Nhóm cải thiện chất lượng dạy và học 3 chuyên gia trong nước 1 chuyên gia nước ngoài 1 chuyên gia đồ họa/biên tập 1 phiên dịch Nhóm mua sắm trang thiết bị 1 cán bộ của Bộ 1 chuyên gia trong nước 1 chuyêngia nước ngoài 1 trợ lí 1 phiêndịch Nhóm xây dựng 1 cán bộ của Bộ 1 chuyên gia trong nước 1 chuyên gia nước ngoài 1 trợ lí 1 phiên dịch Nhóm thực hiện về nhóm trẻ có nguy có bị thiệt thòi cao Nhóm thực hiện về MCLTT & Ban Thư ký Nhóm thực hiện về trẻ khuyết tật

Qua sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức Dự án trên đây có thể thấy, Dự án PEDC là một dự án lớn, có nhiều cấp quản lý, từ TW đến địa phương, với nhiều thành phần, đối tượng tham gia. Đây là một dự án ODA phát triển với cả "phần cứng" gồm xây dựng trường lớp, mua sắm thiết bị, và "phần mềm" với nâng cao chất lượng dạy, học và chất lượng quản lý giáo dục. Số lượng cán bộ, nhân viên ở từng cấp thực hiện Dự án đều đông và được ấn định với các chức năng, nhiệm vụ và thời gian làm việc khác nhau. Vì vậy, để quản lý tốt Dự án thì cần phải có một cơ chế quản lý thống nhất, toàn diện. Cụ thể là quá trình mà chủ thể quản lý thực hiện các chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá Dự án nhằm đảm bảo các phương diện thời hạn, nguồn lực, chi phí và độ hoàn thiện, chất lượng của dự án... phải được tổ chức tốt và có sự xem xét, điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo phù hợp với những thay đổi bên ngoài.

2.2. Thực trạng công tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC

2.2.1. Thực trạng công tác giám sát, đánh giá Dự án trong những năm qua qua

2.2.1.1. Giám sát, đánh giá theo thiết kế của Dự án a. Mục đích của hoạt động giám sát và đánh giá

Mục đích chính của hệ thống giám sát, đánh giá là cung cấp thông tin cho Ban ĐPDATW, các nhà tài trợ và Bộ GD-ĐT về tiến độ thực hiện của Dự án để đạt được mục tiêu đề ra. Quan trọng hơn, hệ thống này giúp cung cấp các thông tin cho Ban ĐPDATW và các Nhóm TCNL về những tác động tích cực và chưa tích cực của các phương pháp triển khai cũng như các hoạt động đã thực hiện và sử dụng thông tin này trong quá trình lập kế hoạch, đánh giá và xem xét lại các phương pháp và quá trình triển khai ở các cấp. Đồng thời, hệ thống giám sát, đánh giá duy trì các hoạt động có hiệu quả tốt, từ đó tăng cường tính hiệu quả của chương trình và tác động bền vững.

Nhiệm vụ giám sát, đánh giá được xác định ngay từ ban đầu, trong các văn kiện Dự án như Văn bản thẩm định Dự án, Kế hoạch thực hiện Dự án.

Phụ lục 11 của Văn bản thẩm định Dự án đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho theo dõi, giám sát Dự án, trong đó phân định rõ nhiệm vụ giám sát của chính Dự án và của các nhà tài trợ đối với Dự án.

Kế hoạch thực hiện Dự án đã xây dựng một Khung giám sát với các hướng dẫn về trách nhiệm, nhiệm vụ, phương pháp và thời gian biểu rõ ràng. Theo thiết kế, Nhóm Lập kế hoạch sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hỗ trợ, hoạt động xây dựng năng lực lập kế hoạch, giám sát và đánh giá ở cấp huyện, tỉnh và TW. Các chức năng chính của nhóm này là xây dựng mẫu lập kế hoạch; công cụ thu thập số liệu; các qui trình và mô đun đào tạo; tập huấn cho các cán bộ tập huấn chính; kiểm soát chất lượng các hoạt động liên quan; đánh giá tiến trình và kết quả thực hiện.

c. Công tác giám sát, đánh giá của các nhà tài trợ

WB và các nhà tài trợ thực hiện công tác giám sát định kỳ thông qua việc kiểm tra và xác nhận thông tin trong các báo cáo hàng quý và hàng năm (về tiến trình thực hiện Dự án và các vấn đề về tài chính) từ Dự án và từ các nguồn khác. Ít nhất, một năm các nhà tài trợ sẽ tiến hành giám sát chính thức Dự án 2 lần, vào giữa và cuối năm với các công việc sau:

- Xem xét các báo cáo tiến độ và kế hoạch làm việc cho năm tiếp theo; - Xác định xem liệu Dự án có được thực hiện một cách mẫn cán nhằm đạt được mục tiêu phát triển phù hợp với các thoả thuận pháp lý hay không; - Phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và khuyến nghị cho Chính phủ cách giải quyết những vấn đề này;

- Đề xuất những thay đổi về khái niệm hay thiết kế Dự án khi Dự án đư- ợc thực hiện hoặc tình hình thay đổi;

- Phát hiện những rủi ro chính đối với tính bền vững của Dự án và đề xuất cho Chính phủ những chiến lược và hành động quản lý rủi ro phù hợp;

- Chuẩn bị báo cáo giám sát và biên bản ghi nhớ cho mỗi đợt công tác; - Chuẩn bị báo cáo hoàn thành thực hiện Dự án để giải trình việc sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu phát triển và rút ra những bài học nhằm cải thiện thiết kế Dự án và những dự án trong tương lai, những chính sách và chiến lược của ngành và của quốc gia.

Tất cả các cơ quan và tổ chức tài trợ đã cam kết nguyên tắc cùng giám sát và tổ chức một nhóm giám sát đại diện cho họ. Giám đốc phụ trách Dự án của Ngân hàng sẽ phụ trách nhóm giám sát Dự án và theo yêu cầu sẽ phối hợp với các cán bộ khác của Ngân hàng như chuyên gia điều hành, tài chính và mua sắm/đấu thầu và các cán bộ khác do nhà tài trợ thuê khi cần. Các nhà tài trợ sẽ quản lý quỹ tài trợ của mình dành cho hoạt động giám sát và có thể dùng để thuê chuyên gia có kỹ năng trong các lĩnh vực như: ngôn ngữ và giáo dục; sự tham gia của cộng đồng; xây dựng trường học; giám sát và đánh giá; hệ thống thông tin quản lý giáo dục; và quản lý thay đổi tổ chức và thể chế.

d. Khung lô gíc của Dự án

Các yếu tố chính của Khung lô gíc là:

Một phần của tài liệu Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trang 49 - 52)