- Kết quả sơ bộ: Cho đến nay, hoạt động của NVHTGV đã đi vào nề nếp Qua các chuyến đi giám sát, Nhóm Dạy và Học và các nhà đánh giá bên
3.2.2. Xác định rõ ràng về hệ thống báo cáo, chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá của từng cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp
đánh giá của từng cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp
Để có thể phối kết hợp chặt chẽ công tác giám sát, đánh giá giữa tất cả các cấp thực hiện Dự án thì trước hết phải xây dựng một bộ mẫu biểu mang
tính hệ thống, có lịch trình thực hiện rõ ràng nhằm giúp Ban ĐHDA cấp tỉnh, huyện và trường thực hiện yêu cầu giám sát trực tiếp. Đồng thời cũng cần xây dựng mẫu báo cáo và lịch trình báo cáo cụ thể, duy trì thường xuyên nhằm cập nhật những thông tin, tình hình mới nhất về việc thực hiện các hoạt động của Dự án. Việc thiết kế và xây dựng bộ công cụ và các mẫu báo cáo được phân định cho từng cấp có thể thực hiện như sau:
- Điểm trường sử dụng: (i) Mẫu phiếu hỏi đánh giá nhà trường; và (ii) Mẫu báo cáo dùng cho điểm trường, 6 tháng một lần;
- Trường cần sử dụng: (i) Mẫu phiếu hỏi đánh giá nhà trường; (ii) Bản tổng hợp thông tin cấp trường (trình bày số liệu của trường chính và điểm trường); và (iii) Mẫu báo cáo cấp trường;
- Huyện sử dụng: (i) Mẫu tổng hợp số liệu từ các trường chính và điểm trường; và (ii) Mẫu báo cáo dùng cho cấp huyện;
- Tỉnh sử dụng: (i) Mẫu tổng hợp số liệu từ các huyện; và (ii) Mẫu báo cáo dùng cho cấp tỉnh.
Với một hệ thống biểu mẫu tổng hợp và báo cáo như vậy mới xác định được từng cấp phải làm gì và kết hợp với nhau như thế nào, có khó khăn gì phát sinh, ở đâu, cần hỗ trợ gì trong quá trình thực hiện. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để đôn đốc, điều chỉnh giúp cho quá trình giám sát, đánh giá được thông suốt và khắc phục tình trạng phối hợp kém hiệu quả giữa các cấp quản lý Dự án.