Phần dịch chỉ để tham khảo và làm rõ nghĩa, không phải bản dịch chính thức.

Một phần của tài liệu Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trang 58 - 62)

- Tác động: Những thay đổi nhờ Dự án Những thay đổi do Dự án mang

3Phần dịch chỉ để tham khảo và làm rõ nghĩa, không phải bản dịch chính thức.

Dự án sẽ thực hiện được các kết quả mong đợi và đạt được các mục tiêu phát triển.

20-30 tháng 5

2008

Về tổng thể, các chỉ số thực hiện Dự án cho thấy những tiến bộ liên tục trong năm. Ví dụ: (i) chỉ số MCLTT tăng nhanh hơn ở các huyện mục tiêu của Dự án; (ii) tỉ lệ nhập học thô vào các trường tiểu học và hoàn thành chương trình tiểu học được cải thiện; (iii) kết quả Tiếng Việt và Toán của học sinh trong các kỳ thi năm 2007 so với năm 2001 là có xu hướng đi lên.

24 tháng 11- 5 tháng 12

(Nguồn: Website của WB: www1.worldbank.org)

2.2.2. Công tác giám sát, đánh giá một chương trình cụ thể của Dự án

Do phạm vi hoạt động của Dự án rất rộng, các hoạt động lại phong phú, đa dạng, với nhiều thành phần, đối tượng tham gia cho nên, như đã đề cập ở trên, luận văn sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu công tác giám sát, đánh giá của một chương trình cụ thể thuộc tiểu thành phần 1.2 của Dự án: Chương trình thí điểm NVHTGV.

2.2.2.1. Giới thiệu về Chương trình thí điểm NVHTGV:

Là một phần trong những chương trình hỗ trợ đạt mục tiêu MCLTT,

tiểu thành phần 1.2 của Dự án: Cải thiện chất lượng dạy - học và hỗ trợ giáo viên để đạt MCLTT được dự kiến sẽ cải thiện trực tiếp chất lượng giảng dạy và theo đó nâng cao kết quả học tập của học sinh. Một trong những hỗ trợ lớn của Tiểu thành phần này là thực hiện hỗ trợ thí điểm sáng kiến về NVHTGV.

Khái niệm về NVHTGV:

Theo định nghĩa trong từ điển Wikipedia (cuốn Bách khoa toàn thư trên mạng) thì NVHTGV là người hỗ trợ cho giáo viên trong lớp học. NVHTGV có thể là sinh viên: (i) đã tốt nghiệp đại học và được nhận lương cố định, có thể giảng dạy một mình; (ii) chưa tốt nghiệp đại học và lương không cố định,

có thể được trả theo giờ hoặc làm tự nguyện, làm việc dưới sự giám sát. NVHTGV có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng; làm việc tại các trường trung học hoặc tiểu học. Về cơ bản các nhiệm vụ của họ là giống nhau, tuy nhiên ở những cấp học khác nhau có sự khác biệt lớn. Ở trường phổ thông, công việc của NVHTGV thường do giáo viên giám sát bố trí nhưng nhìn chung là chấm bài kiểm tra, giúp học sinh làm việc nhóm, giúp học sinh đi học đều, giúp những học sinh cần thêm sự hỗ trợ. Đặc biệt, NVHTGV có thể giúp cá nhân những trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt mà giáo viên không phải lúc nào cũng có thể quan tâm.

Hoạt động trợ giúp giảng dạy của NVHTGV trên thực tế đã được áp dụng ở nhiều nước như Australia, Canada, Anh, Hà Lan, Pháp, Bỉ ...

Trong Dự án PEDC, khái niệm NVHTGV được xác định dựa vào mục tiêu của Chương trình thí điểm NVHTGV cho nên các tiêu chí tuyển dụng cũng rất khác so với các tiêu chí quốc tế nêu trên. Từ thực tế giáo dục ở những vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa cho thấy trẻ em dân tộc thiểu số không sử dụng được tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ và những trẻ em khác có khó khăn trong học tập, nếu được hỗ trợ giáo dục tốt hơn trước khi chính thức đi học và trong 3 năm đầu của trường tiểu học, đặc biệt là được hỗ trợ về ngôn ngữ, thì các em có thể đạt học tập tốt hơn, sẽ ít bị lưu ban và bỏ học hơn.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình thí điểm NVHTGV:

(i) Hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng học tập của mọi học sinh;

(ii) Hỗ trợ trẻ em trong quá trình chuyển từ môi trường gia đình sang môi trường tiểu học. Hỗ trợ cho các em đi học đầy đủ và hoàn thành hết tiểu học; (iii) Hỗ trợ gia đình và cộng đồng giúp đỡ các em duy trì đi học thường xuyên và hỗ trợ học tập ở trường.

- Thực hiện đa dạng các phương pháp dạy học tập trung vào người học nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi học sinh;

- Dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai;

- Cung cấp thông tin và hỗ trợ gia đình giúp các em có khó khăn trong học tập để các em được tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động chuẩn bị trước tuổi vào tiểu học.

Nhiệm vụ chính của NVHTGV bao gồm:

- Hỗ trợ giáo viên cải thiện chất lượng dạy học cho tất cả trẻ em;

- Giúp trẻ em thích nghi với môi trường mới và học tập hiệu quả ở năm đầu tại trường tiểu học;

- Hỗ trợ triển khai Chương trình CBTV dành cho trẻ em dân tộc thiểu số 5 tuổi gặp rào cản lớn về tiếng Việt và không được học mẫu giáo.

- Giúp gia đình và cộng đồng hỗ trợ học sinh đi học và học tập tại trường.  Điều kiện tuyển dụng: NVHTGV phải là người sinh sống ở địa phương; có thể nói, đọc và viết tiếng Việt, tốt nhất là đã hoàn thành phổ thông cơ sở; có thể nói một trong những tiếng dân tộc mà trẻ em thường sử dụng phổ biến tại điểm trường; đã có kinh nghiệm tham gia vào các hoạt động cộng đồng hỗ trợ cho thanh niên và trẻ em.

Chương trình thí điểm NVHTGV là một trong những giải pháp tạo sự bền vững cho chất lượng giáo dục ở các huyện khó khăn. Đây là bước khởi đầu của việc thực hiện mục tiêu xây dựng năng lực ở các điểm trường tập trung vào cải tiến phương pháp dạy học, đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn về giáo dục và hỗ trợ những nỗ lực khác để các điểm trường này đạt MCLTT.

Tình hình thực hiện Chương trình thí điểm NVHTGV

Bảng 2.4. Số lượng NVHTGV hoạt động tại các tỉnh của Dự án

Năm Số lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NVHTGV

Các tỉnh thực hiện Chương trình

2006 735 8 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận và Trà Vinh

2007 1.040 12 tỉnh: gồm 8 tỉnh đầu tiên và thêm 4 tỉnh mới: Cao Bằng, Lai Châu, Kon Tum, Quảng Nam. 2008 6.039 Mở rộng tới tổng số 35 tỉnh (trừ một số tỉnh

không có nhu cầu như Đồng Tháp, Cà Mau …)

(Nguồn: Dự án PEDC)

Một phần của tài liệu Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trang 58 - 62)