Ngày nay, nhân lực KH&CN trong trường ĐH bao gồm các GV, NCV, cán bộ kỹ thuật tham gia vào công tác đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ KH&CN. Nhân lực KH&CN là lực lượng nòng cốt để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà trường: đào tạo, NCKH và phục vụ phát triển
KT-XH. Vai trò của nhân lực KH & CN được thể hiện trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà trường qua các hoạt động: đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội và được nhìn nhận theo quan điểm dưới đây:
1.4.1.1. Vai trò của nhân lực khoa học và công nghê ̣ trong hoạt động đào tạo
Đào tạo là chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của các trường ĐH. Về bản chất, chức năng này là để phân biệt giữa trường ĐH với các tổ chức KH&CN khác như các viện, trung tâm KH&CN. Hiện nay, ĐT-BD và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH đã trở thành mục tiêu chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới và là điều kiện tiên quyết đối với các nước chậm phát triển trên con đường CNH, HĐH. Vấn đề này cũng đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ 2 (khoá VIII) đã khẳng định: “ GD&ĐT, KH&CN là nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”.
Trường ĐH là nơi đào tạo đội ngũ CBKH có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Sản phẩm đào tạo của nhà trường là cán bộ có trình độ học vấn từ cử nhân/kỹ sư, ThS đến TS. Để thực hiện hoạt động đào tạo trong trường ĐH, nhân lực KH&CN có trình độ cao cả về chức danh và học vị (GS, PGS, TS) đã thể hiện vai trò rất quan trọng khi tham gia quá trình đào tạo nguồn nhân lực KH&CN kế cận, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực con người cho sự phát triển KT-XH, đặc biệt đối với những nước đang trong quá trình CNH, HĐH.
GD&ĐT hiện nay đã trở thành một nhu cầu, động lực cơ bản của sự phát triển KT-XH. Vì vậy, các trường ĐH luôn luôn chú trọng xây dựng và phát triển nhân lực KH& CN, coi đó là động lực quyết định thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của nhà trường [49].
1.4.1.2. Vai trò của nhân lực khoa học và công nghê ̣ trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động NCKH là chức năng quan trọng của đội ngũ CBKH (nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng cao) trong trường ĐH. Trong thực tế, hoạt động NCKH gắn bó chặt chẽ với hoạt động giảng dạy, là cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, là “cầu nối” nhà trường với xã hội, là điều kiện để gắn kết nhà trường với các tổ chức KT-XH. Lực lượng nòng cốt thực hiện chức năng NCKH là: đội ngũ
GV, NCV, KTV (trong đó có cả HVCH, đặc biệt là NCS) đang công tác (hoặc kiêm nhiệm công tác) và học tập, nghiên cứu tại trường.
Hoạt động NCKH trong trường ĐH bao gồm các loại hình: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai và được gọi chung là hoạt động NC-TK (hay hoạt động R&D). Hoạt động NC-TK được tiến hành trước hết bởi các nhà khoa học đầu ngành, có kinh nghiệm và uy tín khoa học cao trong nhà trường nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản sau đây:
Chuẩn bị kiến thức đón đầu cho nội dung giảng dạy;
Đảm bảo trình độ khoa học cao cho quá trình giáo dục và đào tạo;
Nâng cao trình độ nhà khoa học và tiềm lực khoa học của đất nước [49].
1.4.1.3. Vai trò của nhân lực khoa học và công nghê ̣ trong phát triển kinh tế- xã hội
a) Tăng trưởng kinh tế-xã hội
Trong thực tế, các hoạt động đào tạo và hoạt động NCKH trong trường ĐH là chiếc cầu nối nhà trường với xã hội, đảm bảo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt chức năng xã hội của mình, nâng cao uy tín và vị thế của các nhà khoa học trong xã hội thông qua các hoạt động/nhiệm vụ:
Phối hợp các hoạt động NC-TK giữa nhà trường với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ tạo cho nhà trường cơ hội tiếp cận các nhu cầu xã hội để định hướng hoạt động đào tạo và NCKH cho sự nghiệp tăng trưởng KT-XH, đáp ứng với đòi hỏi của thị trường sức lao động và sản phẩm KH&CN.
Sự hợp tác trong lao động khoa học, lao động sản xuất tạo cho sinh viêncơ hội tiếp xúc thực tiễn, chuẩn bị kiến thức vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn ngay khi ra trường. Điều này càng trở nên quan trọng khi mà sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung sang thị trường đã tạo cho các cơ quan tuyển dụng lao động có cơ hội được tuyển lựa những người lao động có năng lực bắt tay ngay vào công việc với yêu cầu cao, không muốn nhận người lao động phải có thời gian thử việc, làm quen với công việc như thời bao cấp [49].
b)Phát triển kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức với các yếu tố đầu vào chủ yếu là tri thức đang trở thành một hình thái kinh tế mới có tính cạnh tranh rất cao. Yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định, tuy nhiên do tác động qua lại giữa ba yếu tố tài nguyên, vốn vật chất và vốn nhân lực thì sự đóng góp của vốn nhân lực trong thời đại ngày nay so với các yếu tố khác quan trọng hơn nhiều. Do đó, phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trở thành một mục tiêu phát triển quan trọng trong các chiến lược dài hạn. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu đầu tư tốt hơn cho GDĐH, coi GDĐH là phương thức quan trọng hàng đầu để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao. Hiện nay, các lý luận về phát triển nguồn nhân lực KH&CN đều coi GDĐH, KH&CN là cơ sở và nền tảng của sự phát triển nguồn nhân lực KH&CN.
c) Tiếp cận trình độ quốc tế
Trên thế giới hiện nay, KH&CN phát triển rất mạnh mẽ và đã thật sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Với lợi thế của nước đi sau, nếu chúng ta có quyết sách đúng thì hoàn toàn có thể tranh thủ thời cơ, tiếp thu và làm chủ các thành tựu KH&CN tiên tiến nhất phục vụ chiến lược phát triển tăng tốc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Ðó chính là khả năng hiện thực rất lớn của chiến lược “đi tắt, đón đầu”, chiến lược phát triển dựa vào tri thức,trong đó, vai trò của KHCN nói chung và của các trường ĐH, các viện nghiên cứu cần phải được phát huy cao độ. Thị trường KH&CN còn sơ khai, chưa tạo sự liên kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Ðầu tư cho KH&CN chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chúng ta rất thiếu đội ngũ cán bộ KH&CN đầu đàn thật sự xuất sắc và thiếu những tổ chức KH&CN với vai trò là “quả đấm thép” trong chiến lược phát triển KT-XH nói chung, phát triển KH&CN nói riêng, khiến cho nguồn lực KH&CN vốn còn mỏng lại phân tán, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH, HÐH đất nước [58].
Mặt khác, nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, việc Việt Nam gia nhập có tổ chức quốc tế như GATS, WTO, khối ASEAN đã đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý GDĐH trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn thì KH&CN hiện nay còn chưa xứng tầm,
chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy, chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần định hướng rõ tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN với xu hướng là tiếp cận trình độ quốc tế.