Nhóm giảipháp về bồi dưỡng, phát triển cán bộ khoa học và đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2012-2020 (Trang 91 - 94)

cán bộ khoa học tạo nguồn

3.2.2.1. Mục đích của các giải pháp

Công tác ĐT-BD nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ CBKH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó là không chỉ là cơ hội cho mỗi CBKH tự vươn lên hoàn thiện mình mà còn giúp cho mỗi một nhà trường định hướng nghiên cứu có đội ngũ CBKH đảm bảo chất lượng, hợp lý về cơ cấu trình độ. Mỗi giai đoạn phát triển của ĐHQGHN tương ứng với giai đoạn phát triển của ngành, của đất nước, sẽ đặt ra yêu cầu ngày càng cao của các nhà khoa học. Để đáp ứng các yêu cầu đó con đường bồi dưỡng CBKH trẻ, CBKH tạo nguồn là con đường duy nhất để mỗi CBKH tự khẳng định mình, để tồn tại, phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu so với các ĐH tiên tiến.

3.2.2.2. Nội dung của các giải pháp

a) Xây dựng chương trình bồi dưỡng đối với CBKH trẻ đang công tác tại ĐHQGHN nhưng chưa đạt chuẩn trình độ quốc tế

CBKH trẻ hiện đang công tác ở ĐHQGHN đang là GV, NCV được cử đi học sau ĐH, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng NCKH, phương pháp giảng dạy ở một số nước tiên tiến để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Bồi dưỡng họ trở thành các nhà khoa học có trình độ cao, giao cho họ có một số quyền nhất định như giảm giờ làm để tham gia đào tạo NCS.

Các cán bộ quản lý trẻ ở các khoa, bộ môn ở một số đơn vị hiện nay chỉ có trình độ ThS cần được ưu tiên đào tạo nâng cấp để có đủ năng lực lãnh đạo chuyên môn, từ nay đến 2020 cần phải thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn kế cận cho các khoa, bộ môn có trình độ TS để đáp ứng quy định tiêu chuẩn của trường ĐH.

Tóm lại, xây dựng chương trình bồi dưỡng cầnđảm bảo cho các học viên được tham gia bồi dưỡng theo nguyên tắc chưa đạt trình độ nào thì bồi dưỡng trình độ đó: - Đối với GV, NCV cần được tham gia bồi dưỡng để đạt trình độ ngoại ngữ B2 trở lên theo khung tham chiếu Châu Âu.

- Nếu học viên chưa đủ trình độ tin học để giảng dạy giáo án điện tử thì cần tham gia lớp học về e-learning và các ứng dụng về phần mềm tin học khác.

b) Thực hiện cơ chế bồi dưỡng CBKH phù hợp với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội

- Các đơn vị xây dựng các đề án quy hoạch, ĐT-BD để ĐHQGHN xem xét phê duyệt, cấp kinh phí.

- ĐHQGHN và các đơn vị phải dành một khoản kinh phí riêng để xây dựng chương trình đào tạo đội ngũ GV, NCV đã được tuyển dụng mà chưa đạt chuẩn trình độ quốc tế (chưa có học vị TS).

- ĐHQGHN cần cho phép GV, NCV được nghỉ công tác để đi tu nghiệp ở trong và ngoài nước (chẳng hạn cứ sau 3 năm học được nghỉ 1 học kỳ).

-ĐHQGHN cần phải tìm giải pháp hỗ trợ như: bổ sung thêm nhân lực để các đơn vị thay thế khi số GV, NCV được nghỉ giảng dạy để tu nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn, luân chuyển vị trí để ĐT-BD GV, NCV.

- Đào tạo GV quốc tế bằng ngân sách nhà nước: lựa chọn GV là TS, có đủ trình độ ngoại ngữ để đi bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài từ 3 đến 6 tháng. Ưu tiên cho các ngành đào tạo theo Đề án xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế, xã hội mũi nhọn ở ĐHQGHN đạt trình độ quốc tế (gọi tắt là Đề án 16+23), cử GV và cán bộ quản lý đi đào tạo tại các trường ĐH nước ngoài chọn làm đối tác trong Đề án 16+23.

- Mời các GS có uy tín từ các trường ĐH tiên tiến trên thế giới tham gia giảng các chương trình chất lượng cao, các GV Việt Nam tham gia hướng dẫn seminar, qua đó học tập kinh nghiệm.

c) Nâng cao chất lượng đào tạo CBKH tạo nguồn (Cử nhân tài năng, HVCH, NCS)

Các CBKH tạo nguồn của ĐHQGHN xuất phát từ lớp cử nhân tài năng, HVCH và NCS cần được tạo mọi điều kiện để đảm bảo vừa NCKH lại vừa được tham gia đào tạo chất lượng cao. ĐHQGHN cần có chủ trương cấp kinh phí các đề tài, dự án trọng điểm ở ĐHQGHN cho các CBKH này.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

- Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu phải rà soát lại toàn bộ đội ngũ GV, NCV để lập kế hoạch tổng thể về đội ngũ GV, NCV trong một giai đoạn, đảm bảo tính chủ động cao về cán bộ trước những biến động của thực tiễn.

- ĐHQGHN tổ chức hướng dẫn chi tiết việc xây dựng đề án ĐT-BD GV, NCV của các đơn vị và phê duyệt quy hoạch ĐT-BD CBKH của các đơn vị làm cơ sở pháp lý để thực hiện.

- ĐHQGHN chỉ đạo các đơn vị triển khai và đi đôi với công tác kiểm tra việc thực hiện đào tạo GV, NCVtrẻ, hoặc tạo nguồn thành ba đối tượng khác nhau:

+ GV, NCV đã được tuyển dụng nhưng chưa đạt chuẩn chuyên môn

(chưa có học vị TS): cử theo học các khoá đào tạo sau ĐH ở nước ngoài để chuẩn hóa trình độ quốc tế.

+ GV, NCV đã có học vị TS: cử đi bồi dưỡng sau TS ở nước ngoài: thực tập chuyên môn, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu...;

+ GV, NCV là đã được đào tạo chuẩn TS được bồi dưỡng các điều kiện cần thiết để hoàn tất các thủ tục phong chức danh GS, PGS.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2012-2020 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)