Chiến lược phát triển của Đại học Quốc giaHà Nội đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2012-2020 (Trang 53 - 55)

2.1.2.1. Sứ mệnh

Xây dựng và phát triển ĐHQGHN thành mô hình trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH và NCKH đa ngành, đa lĩnh vực; đào tạo nguồn nhân lực ch ất lượng cao, trình độ cao và đào tạo nhân tài cho đất nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ có giá trị khoa học, thực tiễn cao, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế; tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam , đóng vai trò nòng cột và tiên phong trong đổi mới h ệ GDĐH Việt Nam;là trung tâm giao lưu quốc tế về khoa học, giáo dục, văn hóa của cả nước [32].

2.1.2.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020

Xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm ĐH nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế, vươn lên nhóm 200 ĐH tiên tiến của thế giới vào năm 2020; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu KH&CN đỉnh cao, chuyển giao tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu du học tại chỗ, thu hút các nhà khoa học xuất sắc về làm việc, nhiều sinh viên quốc tế đến học, làm nòng cột và tiên phong trong đổi mới hệ thống GDĐH Việt Nam [32].

2.1.2.3.Định hướng phá t triển nguồn nhân lực và nhi ệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ

a) Nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế

100% sinh viên tốt nghiệp có năng lực sáng tạo và khả năng hội nhập; 25% sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế, 15% sinh viên các ngành khác tốt nghiệp có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp nàoở trên thế giới.

b) Quy mô các bậc và loại hình đào tạo hợp lý, cân đối theo tiêu chí ĐH nghiên cứu

Đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo chính qui của ĐHQGHN là 60.000, trong đó đào tạo ĐH: 35.700; sau ĐH là 18.500; sinh viên quốc tế, đào tạo đạt chuẩn quốc tế và đào tạo liên kết quốc tế: 5.130; học sinh phổ thông trung học chuyên: 4.000.

Giữ ổn định qui mô đào tạo đại học chính qui các ngành hiện có, giảm qui mô đào tạo không chính qui tối thiểu 10%/năm. Trên cơ sở đảm bảo chất lượng và tỉ lệ sinh viên/GV dưới 15, tăng qui mô đào tạo đại học chính qui đối với những ngành mới, độc đáo, có tính liên ngành cao và có nhu cầu xã hội; tăng tỉ lệ qui mô đào tạo ThS tối thiểu đạt 30% và TS tối thiểu đạt 6% tổng quy mô đào tạo chính quy.

c) Số lượng, chất lượng sản phẩm NCKH và phát triển công nghệ được nâng cao

Tiếp tục đầu tư phát triển các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngoại ngữ, đặc biệt các lĩnh vực mà ĐHQGHN có thế mạnh vàđể đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Các sản phẩm KH&CN đạt trình độ quốc tế, tiêu biểu của quốc gia bao gồm các phát minh, phát hiện mới, đề xuất mới, phương pháp mới, công nghệ mới được thể hiện trong các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế, tạp chí chuyên ngành quốc gia có uy tín; bằng phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích, sách chuyên khảo có giá trị và các kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn. Đến năm 2020, mỗi năm công bố trên 400 công trình khoa học trong hệ thống tạp chí quốc tế, tối thiểu 05 quyển sách chuyên khảo /trường ĐH, viê ̣n nghiên cứu , 02 sách chuyên khảo /các đơn vị đào tạo còn la ̣i, trong đó có một số sách chuyên khảo viết (hoặc dịch) bằng tiếng Anh xuất bản ở nước ngoài, có ít nhất 05 bằng sáng chế hoặc sản phẩm nghiên c ứu KH&CN cu ̣ thể đươ ̣c thừa nhâ ̣n đưa vào sử du ̣ng trong thực tiễn. Hình thành một số trường phái học thuật có uy tín.

d) Phát triển đội ngũ cán bộ làm nền tảng cho sự phát triển GD&ĐT, KH&CN của cả nước và sự phát triển của ĐHQGHN

Tăng tổng số cán bộ đạt tối thiểu 4.225, trong đó có 3.000 cán bộ giảng dạy, tỉ lệ CBKH có trình độ TS trở lên tối thiểu đạt 65% (80% đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế), tỉ lệ cán bộ có chức danh GS, PGS chiếm 30%, cán bộ giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh chiếm 30%.

Đến năm 2020, mỗi năm có khoảng 300 lượt GV và các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQGHN; 300 lượt GV, các nhà khoa học ĐHQGHN thỉnh giảng và nghiên cứu tại các trường ĐH và cơ sở nghiên cứu nước ngoài.

100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lý theo các tiêu chuẩn quản trị ĐH tiên tiến, tối thiểu đạt 25% cán bộ quản lý hành chính sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và giao tiếp [32].

Từ nay đến năm 2020, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN của ĐHQGHN, trước mắt phấn đấu đến năm 2015 có 80% CBNC và cán bộ giảng dạy có trình độ TS, trong đó có ít nhất 30% có chức danh GS và PGS, tập trung xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, đặc biệt chú trọng việc xây dựng đội ngũ CBKH đầu ngành, đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, mũi nhọn, ưu tiên thỏa đángviệc bồi dưỡng đội ngũ CBKH trẻ về năng lực chuyên môn và ngoại ngữ, thu hút các CBKH giỏi về hợp tác hoặc công tác tại ĐHQGHN [31].

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2012-2020 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)