lúng túng lần sau chơi tốt hơn. Hoạt động chiều - Ôn số lượng trong PV 8 - Chơi trò chơi dân gian: "Bịt mắt, bắt dê" - Chơi tự do ở các góc chơi. - Ôn: So sánh 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 8. - Tập hát bài: Gấu và rừng xanh. - Ôn truyện: Dê con nhanh trí. - Làm quen với chữ cái t. - Chơi tự do ở các góc chơi. - Dạy trẻ bài “Vè loài vật ” - Nghe hát bài: Trời nắng, trời mưa. - Chơi tự do ở các góc chơi. NGHỈ HỌP CHUYÊN MÔN =========*********========== TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thứ hai ngày 25 tháng 03 năm 2013. 1. Vệ sinh - Đón trẻ - Thể dục sáng- Điểm danh.
2. Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: PTTM ( Tạo hình):
TÔ MÀU TRANH CON VOII. Mục đích- Yêu cầu: I. Mục đích- Yêu cầu:
- -Trẻ biết vận dụng các kỹ năng cầm bút tô màu hình con voi, vẽ thêm chi tiết cho bức tranh và biết chọn màu để tô.
- Trẻ tô đẹp không lem ra ngoài, trẻ biết thể hiện bố cục tranh hợp lý, tô màu sáng tạo. Củng cố kỹ năng cầm bút cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn hoàn thành các nhiệm vụ, yêu quý thiên nhiên, yêu quý các con vật.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Mẫu tô của cô, tranh con voi để cô tô mẫu. - Đồ dùng của trẻ: Vở tạo hình, bút chì, bút sáp màu...
- Tích hợp: Âm nhạc, văn học, toán.
III.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Họat động trò chuyện:
- Cho trẻ đọc thơ: "Con voi".
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề. Hướng trẻ vào nội dung bài học.
2.Hoạt động học tập:
a . Quan sát, đàm thoại:
- Cô đưa mẫu tô con voi ra cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ về tranh mẫu:
- Trẻ đọc thơ.
+ Cô có bức tranh hình con gì?
+ Các con hãy kể về con voi đi nào? (3 - 4 trẻ) + Con voi có những bộ phận gì?
+ Đầu voi cô tô như thế nào? ? Trên đầu con voi có gì? Voi dùng vòi để làm gì các con?
+ Con voi có mấy cái tai? Tai voi cô tô màu gì? + Thân con voi như thế nào? Màu gì?
+ Chân voi như thế nào? Có mấy chân? + Con voi sống ở đâu? Voi có ích lợi gì? + Trong bức tranh cô còn vẽ gì nữa?
- Cô tổng hợp lại ý trả lời của trẻ: Con voi sống trong rừng, thân có to, khoẻ, có vòi, voi ăn các loại lá, củ, quả, kéo gỗ, làm xiếc...là con vật có ích.
b. Hướng dẫn trẻ thực hiện:
* Cô hướng dẫn:
- Cô hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút, giở vở. - Cô hỏi trẻ các con muốn sử dụng những màu nào cho bức tranh của mình. Khi tô màu phải tô như thế nào? - Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu: Cô tô màu từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, tô trùng khít không tô chườm ra ngoài. Tô đầu, mình, chân có thể tô theo ý thích. Kết hợp màu sao cho đẹp. Sau đó các con có thể vẽ thêm các chi tiết như đám cỏ dưới chân, voi chở gỗ...
* Trẻ thực hiện:
- Trong khi trẻ tô cô xuống bao quát và hướng dẫn cho trẻ tô đẹp và sáng tạo.
- Nếu trẻ còn lúng túng cô gợi ý cho trẻ , động viên trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
C .Trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn .
- Gọi trẻ lên nhận xét bài của mình và của bạn. Con thích bài của bạn nào? Vì sao con thích.
- Cô nhận xét chung theo lớp, cá nhân. Động viên, khuyến khích trẻ.
- Trẻ biết động vật sống trong rừng là những động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Biết muốn bảo vệ động vật quý hiếm thì không được phá rừng...
3. Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn”.
- Hình con voi. + Trẻ kể.
+ Đầu, mình, chân...
+ Tô màu nâu, vòi màu vàng, vòi để uống nước, lấy thức ăn. + Voi có 2 tai, tô màu đỏ + Thân voi to, tô màu nâu. + Chân voi to, có 4 chân. + Trẻ kể.
+ Cây, cỏ... - Lắng nghe.
- Quan sát và nghe cô phân tích nặn. - Trẻ nêu cách nặn. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trưng bày sản phẩm. - Trẻ lên nhận xét. - Trẻ nghe cô nhận xét. - Lắng nghe. - Trẻ hát.
3. Hoạt động ngoài trời: