Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh con cá Trò chơi có luật: " Nhặt ốc”

Một phần của tài liệu Chu de The gioi dong vat (Trang 75 - 77)

- Trò chơi có luật: " Nhặt ốc”

- Chơi tự do: Chơi đồ chơi theo ý thích. 4. Hoạt động góc:

- Góc phân vai: Gia đình - Cửa hàng bán hải sản. - Góc xây dựng: Xây ao thả cá.

- Góc học tập: Xem tranh ảnh các con vật sống dưới nước.

5. Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.

6. Vệ sinh- Nêu gương bé ngoan – Phát phiếu bé ngoan - Trả trẻ

_______________________________________________________

ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC CHỦ ĐỀ 6: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

( Thời gian thực hiện 4 tuần: từ 11/03 - 05/04- 2013.)

1. Mục tiêu của chủ đề1.1. Các mục tiêu trẻ thực hiện tốt: 1.1. Các mục tiêu trẻ thực hiện tốt: - Phát triển thể chất. - Phát triển thẩm mĩ - Phát triển tình cảm xã hội. - Phát triển ngôn ngữ

1.2. Các mục tiêu trẻ chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp: Không có.

1.3. Những trẻ chưa đạt được ở các mục tiêu và lý do

- Mục tiêu 1: Kiên chưa đạt do bị tai nạn, nhận thức chậm, chưa chịu hoạt động.

- Mục tiêu 2: Cháu Hùng , Kiên, Đức chưa đạt do tiếp thu bài chậm, chưa chú ý nghe cô giảng, hay nói chuyện riêng.

- Mục tiêu 3: Cháu Hùng, Kiên chưa đạt do nhận dạng chữ viết còn nhầm lẫn, nói ngọng, chưa trả lời được câu hỏi của cô.

- Mục tiêu 4: Đức, Kiên, Hùng chưa đạt do một các cháu chưa cố gắng tự hoàn thành công việc được giao còn ỷ lại, không thích vận động.

- Mục tiêu 5: Hùng, Đức chưa đạt kỹ năng vẽ kém không chịu hoạt động và khả năng cảm thụ âm nhạc kém.

2. Nội dung các chủ đề:

2.1 Các nội dung trẻ đã thực hiện tốt:

- Thực hiện tự tin 1 số vận động cơ bản: Luyện tập các vận động và phối hợp các vận động: Bật qua vật cản 15cm, bật sâu 30 cm .

- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật. - Biết lợi ích các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khỏe của con người.

- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi quả 1 số đặc điểm của chúng.

- Biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.

- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống (thức ăn, sinh sản, vận động…)của các con vật.

- Có 1 số kĩ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật gần gũi. - Biết phân nhóm con vật và tìm dấu hiệu chung.

- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của 1 số con vật gần gũi.

- Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được và biết trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn.

- Nhận biết được các chữ cái qua tên gọi, chữ viết về các con vật.

- Kể được tuyện về 1 số con vật gần gũi. (qua tranh ảnh, quan sát con vật gần gũi). - Biết xem sách, tranh ảnh về các con vật gần gũi.

- Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động nói về con vật.

- Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa qua vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình về các con vật theo ý thích.

- Yêu thích các con vật nuôi.

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quý hiếm.

- Biết bảo vệ, chăm sóc các con vật nuôi gần gũi trong gia đình. Qúy trọng người chăn nuôi. - Tập cho trẻ 1 số phẩm chất và kĩ năng sống phù hợp: Mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao (chăm sóc các con vật nuôi…)

2.2. Các nội dung trẻ chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lý do:

- Không có nội dung nào là chưa phù hợp

2.3. Các kỹ năng mà trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt và lý do: Không có

3. Về tổ chức các hoạt động của chủ đề:

3.1. Về hoạt động có chủ đích:

- Các hoạt động có chủ đích được trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng của trẻ:

+ Thể dục, hát, đọc thơ trẻ chú ý hơn.

- Những giờ học có chủ đích mà nhiều trẻ tỏ ra không hứng thú, tích cực tham gia và lý do: + Nhận thức có một số trẻ không chú ý.

3.2. Về việc tổ chức chơi trong lớp:

- Số lượng các góc chơi:

- Những lưu ý để việc tổ chức chơi trong lớp được tốt hơn(về tính hợp lý của việc bố trí không gian, diện tích; khuyến khích sự giao tiếp giữa các trẻ/nhóm chơi: việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kỹ năng,….):

+ Cô giám sát trẻ chặt chẽ hơn nữa để trẻ không giành đồ chơi và góc chơi với nhau.

+ Cô quan tâm hơn đối với những bạn không chịu chơi mà chỉ thích nhìn bạn chơi. Cô khuyến khích cho trẻ tham gia chơi cùng bạn.

3.3. Tổ chức chơi ngoài trời:

- Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức: 20 buổi - Số lượng/ chủng loại đồ chơi: có nhiều loại đồ chơi.

- Vị trí/ chỗ trẻ chơi: Sân trước lớp.

- Vấn đề về an toàn, vệ sinh đồ chơi và khu vực chơi: Trẻ chơi an toàn, đồ chơi và sân lớp sạch sẽ

- Khuyến khích trẻ hoạt động, giao lưu và rèn luyện các kỹ năng thích hợp.

+ Chọn những đối tượng mới lạ, hấp dẫn cho trẻ quan sát. Chọn địa điểm an toàn cho trẻ. + Chú ý hơn đến trẻ nhút nhát, ít nói, động viên, khích lệ trẻ chơi, giao tiếp với bạn.

4. Những vấn đề khác cần lưu ý:

4.1. Sức khỏe của trẻ: (những trẻ nghỉ nhiều hoặc có vấn đề về ăn uống, vệ sinh…).- Cháu Phương hay chảy máu cam, cháu Mạnh hay cắn móng tay. - Cháu Phương hay chảy máu cam, cháu Mạnh hay cắn móng tay.

- Một số trẻ khác nghỉ ốm do viêm họng, trời mưa, cúm...

4.2. Chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi, của cô và trẻ

- Phương tiện học liệu có chuẩn bị đầy đủ, lao động trực nhật cho trẻ tự làm. - Đồ chơi chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ và chưa nhiều.

5. Lưu ý để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn:

- Lập kế hoạch, xác định mục tiêu- nội dung- hoạt động đầy đủ, chi tiết hơn. - Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho chủ đề được phong phú.

Một phần của tài liệu Chu de The gioi dong vat (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w