1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:
- Các vấn đề hành vi hƣớng nội, hƣớng ngoại và mức độ thực hiện kĩ năng xã hội của HS trong môi trƣờng lớp học hiện nay ở mức trung bình, thỉnh thoảng diễn ra trong môi trƣờng lớp học.
- Việc GV sử dụng các biện pháp CCHVTN khá đa dạng có cả những biện pháp mang tính tích cực nhƣng cũng có những biện pháp chƣa phù hợp. Theo đánh giá của GV, những biện pháp mang tính tích cực phù hợp với nguyên tắc và kĩ thuật của CCHVTN đƣợc GV sử dụng nhiều hơn và với mức độ thƣờng xuyên và rất thƣờng xuyên. Còn các biện pháp không phù hợp GV có sử dụng nhƣng với mức độ tần suất thấp.
- Sau quá trình TN, HS đã có sự thay đổi về các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại và mức độ thực hiện kĩ năng xã hội trong lớp học theo xu hƣớng tích cực ổn định ở nhóm lớp TN. Ngƣợc lại, ở nhóm HS lớp ĐC có sự thay đổi song sự thay đổi không đồng đều giữa các lần đo, không có tính xu hƣớng, lúc tăng, lúc giảm, lúc chững lại.
- Ở nhóm GV, sau TN đã có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về mức độ sử dụng biện pháp CCHVTN giữa nhóm GV lớp TN và nhóm GV lớp ĐC. GV nhóm TN có tần suất sử dụng biện pháp CCHVTN đƣợc đánh giá ở mức độ phù hợp hơn so với nhóm GV lớp ĐC. Trong đó, biện pháp củng cố tích cực và hệ thống thƣởng đƣợc GV chú ý sử dụng với tần suất cao và hạn chế đƣợc một số nhóm biện pháp không phù hợp so với tự đánh giá về mức độ sử dụng trƣớc TN. Ngƣợc lại, nhóm GV lớp ĐC có tần suất thực hiện biện pháp củng cố và thƣởng ở mức độ thấp hơn nhóm ĐC còn cách biện pháp khác ở mức độ cao nhƣng với mức độ đƣợc đánh giá khi sử dụng là chƣa phù hợp.
- Kết quả có sự tƣơng quan giữa biện pháp CCHVTN của GV với các thực trạng các HV, cảm xúc và kĩ năng xã hội của HS.
- Kết quả TN cho thấy, hiệu quả tác động của biện pháp CCHVTN đối với việc tăng mức độ thực hiện kĩ năng xã hội của HS trong môi trƣờng lớp học và phần nào giúp làm giảm các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại của HS theo chiều hƣớng ổn định, tích cực, phù hợp. Ngoài ra, giúp GV có bộ công cụ để quản lí lớp học một cách vui vẻ, hứng khởi và có hiệu quả cao.
Bên cạnh những kết quả thu đƣợc, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu còn có một số hạn chế sau:
- Đây là một nghiên cứu TN nên khó loại trừ biến ngoại lai.
- Bảng hỏi đƣợc thiết kế trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn song do mẫu nghiên cứu nhỏ nên chƣa đo đƣợc đo tin cậy α Cronbach.
- Bảng quan sát HV lớp học vừa mang tính định lƣợng vừa mang định tính. Vì vậy, khó phân biệt trong quá trình sử dụng.
- Kết quả quan sát chỉ tiến hành đo đƣợc một cách khoa học sau thời gian thử nghiệm nên chƣa đo đƣợc chiều dọc cả quá trình TN.
- Vấn đề cảm xúc khó để quan sát đƣợc trong giờ học nên chƣa thu đƣợc kết quả.
- Do hạn chế về kinh phí, nhân lực và giới hạn của trƣờng học nên nghiên cứu trên mẫu là HS lớp 2 chƣa có tính đại diện cho cả trƣờng.