0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CỦNG CỐ HÀNH VI THÍCH NGHI CỦA HỌC SINH TRONG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP ĐOÀN THỊ ĐIỂM, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI (Trang 41 -48 )

1.4.1 Khái niệm giáo viên tiểu học

Trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời, công việc giáo dục thế hệ trẻ nhằm chuẩn bị cho họ bƣớc vào cuộc sống đáp ứng yêu cầu của xã hội đƣợc giao phó cho “ngƣời thầy” hay còn gọi là “giáo viên”. Đó là chuyên gia về việc học, thực hiện việc dạy học, giáo dục thế hệ trẻ.

Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm giáo viên đƣợc định nghĩa: Giáo viên là ngƣời dạy học ở bậc phổ thông hoặc tƣơng đƣơng [23].

Theo quan điểm giáo dục học, GV là một trong hai thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là ngƣời điều khiển quá trình dạy học. Ngƣời GV là chủ thể hoạt động dạy, có nhiệm vụ hƣớng dẫn, tổ chức, điều khiển nhằm giúp học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức; hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức có hiệu quả để qua đó hình thành thái độ đúng đắn đối với cuộc sống. Nhƣ vậy, có thể hiểu GV là nhà giáo dục thực hiện hai chức năng cơ bản là dạy học, cung cấp cho HS hệ thống tri thức, văn hóa, kĩ năng, kĩ xảo và giáo dục HS về phẩm chất.

Tại Điều 70, Luật Giáo dục 2005 có đề cập đến khái niệm giáo viên trong quy định nói về nhà giáo: Nhà giáo là ngƣời làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là GV; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên [13].

Trong hệ thống, giáo dục của Việt Nam, giáo dục phổ thông gồm ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Giáo dục tiểu học đƣợc thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu những ngƣời giảng dạy ở cấp tiểu học hay là GV tiểu học.

Theo thông tƣ số 22/2004/TT-BGDĐT NGÀY 28/7/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hƣớng dẫn loại hình GV, cán bộ, nhân viên trong trƣờng phổ thông, ở cấp tiểu học các môn học bao gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật và Thể dục. Loại hình GV làm công tác giảng dạy gồm có: GV tiểu học dạy đủ các môn học (kể cả môn văn hóa và môn Âm nhạc, Mĩ thuật); GV tiểu học dạy các môn văn hóa trừ Mĩ thuật, Âm nhạc; GV Âm nhạc, GV Mĩ thuật, GV Tin học, GV Ngoại ngữ, GV Thể dục, GV – Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [3].

Theo Quyết định 14/2007/QB-BGD ĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học phải là những ngƣời có kiến thức về tâm lí học sƣ phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục tiểu học. Ngƣời GV phải biết vận dụng những kiến thức về đặc điểm tâm lí, sinh lí của HS tiểu học, kể cả HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh khó khăn: vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tƣợng HS; sử dụng các kiến thức về tâm lí học lứa tuổi để lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy, cách ứng xử sƣ phạm trong giáo dục phù hợp với HS tiểu học; áp dụng hiệu quả các kiến thức về giáo dục học nhƣ phƣơng pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mĩ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp; thực hiện phƣơng pháp giáo dục HS cá biệt có kết quả. (Chƣơng I, Điều 6, Mục 2) [13].

GV tiểu học có vai trò quan trọng không chỉ trong việc nâng cao kiến thức mà cả trong việc giáo dục hình thành nhân cách của HS. Ngoài việc, nắm đƣợc tên, tuổi, số lƣợng, hoàn cảnh gia đình của HS, trình độ của HS về học lực và hạnh kiểm, ngƣời GV còn phải tổ chức hoạt động dạy học cũng nhƣ hoạt động sinh hoạt, vui chơi phù hợp điều kiện, khả năng của từng HS. Đặc biệt, để làm

công tác dạy học, giáo dục HS thì công tác quản lí lớp học, cụ thể là có các biện pháp CCHVTN của HS đóng vai trò to lớn. Khi GV có các biện pháp và kĩ thuật củng cố HVTN của HS có thể hữu ích cho GV đáp ứng nhu cầu phát triển học tập và xã hội của HS trong lớp học. Các đặc điểm môi trƣờng tích cực, có cấu trúc và ổn định có thể tạo ra môi trƣờng học tập hiệu quả cho HS và tăng cƣờng hứng thú dạy học cho GV.

Như vậy, GV tiểu học là những người giảng dạy ở các trường thuộc cấp tiểu học từ lớp một đến lớp năm (có thể đảm nhiệm đầy đủ các môn học hoặc đảm nhiệm dạy các môn văn hóa hoặc chỉ đảm nhiệm dạy các môn khác như Nhạc, Họa, Thể dục... ), có kiến thức về đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học và các phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học giúp học sinh nâng cao kiến thức và hình thành, phát triển nhân cách.

1.4.2.Đặc điểm nghề nghiệp/lao động của giáo viên tiểu học

Đối tƣợng lao động trực tiếp của GV tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11- 12 tuổi. Các em có quy luật phát triển tâm sinh lí và đặc điểm cá tính riêng. Đây là lứa tuổi tiềm ẩn những khả năng phát triển rất lớn. Do đó, ngƣời GV phải có tình yêu thƣơng, lòng tin và có sự tôn trọng đối với trẻ em, đối xử công bằng, dân chủ, lạc quan và tế nhị trong cách ứng xử, mềm dẻo nhƣng lại kiên quyết.

Công cụ lao động của GV tiểu học là trí tuệ và phẩm chất của chính mình. Ngƣời GV dùng trí tuệ của mình để tác động vào đối phƣợng, đặc biệt là trí tuệ HS, dùng nhân cách đã ổn định của mình tác động lên nhân cách đang còn non trẻ, đang cần đƣợc rèn luyện. Công cụ này có sẽ tác động có hiệu quả khi ngƣời GV có uy tín cao, có phẩm chất và năng lực, đức và tài của ngƣời GV càng cao thì sức thuyết phục HS càng lớn [7].

Lao động của GV tiểu học là tạo ra sản phẩm đặc biệt. Đó là nhân cách của những trẻ em đang ngồi trên ghế nhà trƣờng và để rồi họ trở thành những ngƣời công dân có ích cho xã hội.

Nói cách khác, lao động của GV tiểu học là lao động sản xuất ra những nhân cách, sản xuất ra những giá trị nhân loại với sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội… [7].

Sản phẩm lao động của GV gắn với tƣơng lai của dân tộc, không giống nhƣ sản phẩm của các ngành khác có thể dùng ngay đƣợc, sản phẩm của GV cần có thời gian mới sử dụng đƣợc. Do đó, trách nhiệm của GV là rất lớn.

Lao động của GV có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn vì giáo dục tạo ra sức lao động mới trong từng con ngƣời nhờ quá trình phức tạp, tinh tế và công phu. Nghề dạy học là nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Cho nên GV phải thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng và phát huy năng lực ở mỗi HS của mình. Lao động của GV đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo:

+ Tính khoa học: Muốn dạy học đạt kết quả cao, ngƣời GV tiểu học phải nắm vững quy luật tâm lí của HS tiểu học, quy luật giáo dục trẻ em để hình thành nhân cách theo mục tiêu cấp học. Vì vậy, lao động sƣ phạm của GV là khoa học đòi hỏi phải có sự kế thừa có chọn lọc, đồng thời, sử dụng các khoa học khác nhằm làm cho hoạt động của mình có căn cứ.

+ Tính nghệ thuật: Công tác dạy học và giáo dục đòi hỏi GV phải khéo léo đối xử sƣ phạm, vận dụng các phƣơng pháp dạy học và giáo dục vào từng tình huống và con ngƣời cụ thể. GV phải văn minh trong giao tiếp, tác động khoa học đến toàn bộ tâm lí HS. Do đó, nghề dạy học không chỉ cần có cơ sở khoa học mà phải tiến hành một cách nghệ thuật.

+ Tính sáng tạo: Mỗi HS là một nhân cách đang hình thành, khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, sự phát triển lại nhanh chóng. Vì vậy, lao động của GV không cho phép rập khuôn, máy móc mà đòi hỏi có nội dung phong phú, cách thức tiến hành sáng tạo trong các tình huống và đối với từng cá nhân cụ thể [7].

Tóm lại, lao động của ngƣời GV là một loại hình đặc thù mang tính “khai sáng”, từng bƣớc cải biến con ngƣời tự nhiên thành con ngƣời xã hội. Vì vậy, đòi hỏi ngƣời GV tiểu học phải là ngƣời có đầy đủ đức và tài, vừa yêu nghề vừa yêu trẻ. Đặc biệt, làm việc với trẻ yêu cầu lớn nhất đó là phẩm chất nhân cách tự

nhiên, chân thật, luôn vui vẻ, niềm nở, cởi mở, khoan dung… Ngƣời GV phải là tấm gƣơng mẫu mực đối với trẻ.

1.4.3.Vai trò của giáo viên trong công tác quản lí lớp học

GV thƣờng là ngƣời đóng nhiều vai trò khác nhau trong một lớp học nhƣng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất là quản lí lớp học hay là quản lí hành vi của HS trong lớp học. Việc dạy học, giáo dục không thể diễn ra đƣợc khi HS có những HV không thích nghi, quậy phá, mất trật tự, không tôn trọng GV, không có quy tắc, nội quy rõ ràng... Trong những tình huống đó cả GV và HS đều bị ảnh hƣởng. Song nếu trong lớp HS luôn thực hiện HVTN, GV có kì vọng rõ ràng và HS đƣợc củng cố cho những HVTN thì sẽ tạo một môi trƣờng tốt thúc đẩy việc học tập và giảng dạy. Việc tạo ra môi trƣờng tích cực đòi hỏi sự nỗ lực và trách nhiệm cao của ngƣời GV, đặc biệt là việc am hiểu và sử dụng các biện pháp CCHVTN.

Mục tiêu của giáo dục trong nhà trƣờng là thiết lập môi trƣờng thuận lợi, khuyến khích tất cả HS. GV là ngƣời đại diện cho nhà trƣờng đứng ra tổ chức và thiết lập môi trƣờng có tổ chức, có hệ thống và mang tính phù hợp, khoa học để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cho HS. CCHVTN là một trong những cách thức, chiến lƣợc tốt của GV để quản lí lớp học và thiết lập môi trƣờng học tập thuận lợi cho HS. GV cần phải sử dụng biện pháp CCHVTN để nhằm hình thành, phát triển và duy trì những HVTN và ngăn chặn hay giảm thiểu những HV kém thích nghi ở HS.

Năm 2010, tác giả Leflot, Lier, Onghena và Colpin đã nghiên cứu đề tài

“Vai trò quản lí hành vi của GV trong sự phát triển của hành vi gây rối: Can thiệp nghiên cứu với trò chơi hành vi tích cực”. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh

vai trò của GV trong việc sử dụng chiến lƣợc quản lí HV lớp học để cải thiện HV không thích nghi của trẻ. Trong trƣờng tiểu học, GV có một vai trò quan trọng trong quản lí HV của HS, bao gồm cả HV quấy rối. Do đó, nghiên cứu đã chỉ ra đầy đủ các kĩ thuật quản lí HV nhƣ cung cấp rõ ràng mong đợi và thói quen, nêu rõ các quy tắc và hệ quả, nhất quán bằng cách sử dụng lời khen ngợi

Mục đích nghiên cứu của Greertje Leflot và nhóm cộng sự là tập trung vào sự phát triển của hiếu động và các HV chống đối . Hơn nữa việc chuyển sang trƣờng tiểu học là một giai đoạn quan trọng cho sự khởi đầu và phát triển của những HV không thích nghi. Giả thiết thứ nhất, quản lí HV của GV gây ảnh hƣởng đến HV của trẻ thông qua tăng cƣờng những phản ứng tiêu cực, sau đó trẻ học đƣợc cách hành động để thoát khỏi các nhiệm vụ học tập hoặc cho các mục đích thu hút sự chú ý của GV (Wehby et al, 2004); Giả thiết thứ hai, kĩ thuật quản lí HV của GV có thể tránh đƣợc nhiều HV gây rối của trẻ bằng cách tƣơng đối đơn giản nhƣ cung cấp sự quan tâm tích cực khi trẻ thực hiện HVTN (Weyandt, 2006). Sau khi tiến hành nghiên cứu, kết quả thu đƣợc là kĩ thuật quản lí HV của GV nhƣ là một phần của một chuỗi các sự kiện đƣợc liên kết với hành vi trong lớp học của HS theo hai cách. Thứ nhất, nhận xét tiêu cực không chỉ liên quan đến HV của HS ở trong lớp mà còn làm phát triển HV gây rối ở HS. Thứ hai, các kĩ thuật quản lí HV tích cực mang lại hiệu quả trong việc thay đổi các HV hiếu động và HV gây rối ở HS bằng các HVTN [32].

Nhƣ vậy, những kĩ thuật quản lí HV của GV lần lƣợt có thể tiên đoán cho sự phát triển HV của trẻ trong tƣơng lai. Vì vậy, việc hiểu rõ các biện pháp CCHVTN và sử dụng một cách linh hoạt sáng tạo là yêu cầu quan trọng đối với ngƣời GV tiểu học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Biện pháp CCHVTN là tổ hợp những cách thức, con đƣờng khác nhau để tăng cƣờng sự lặp đi, lặp lại và phát triển của những HVTN ở HS.

Biện pháp CCHVTN bao gồm các biện pháp (1) xây dựng nội quy, (2) củng cố tích cực, (3) hệ thống thƣởng quy đổi, (4) sử dụng hệ quả tiêu cực. Các biện pháp này đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và chứng minh trong phần quản lí lớp học là có hiệu quả trong việc tăng HVTN, giảm HV sai phạm ở HS, mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy, quản lí lớp học và góp phần ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ em.

Cơ sở khoa học của biện CCHVTN là kiện hóa cổ điển của Paplov, điều kiện hóa thực thi của Skinner, lí thuyết tập nhiễm của Bandura và những con đƣờng dẫn đến HV kém thích nghi của HS. Ngoài ra, để thực hiện đƣợc các biện pháp này cần phải hiểu rõ mục đích, bản chất thực hiện HV của HS, những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS, kinh nghiệm, đặc điểm tâm lí, nghề nghiệp của GV…

Luận văn nghiên cứu về biện pháp CCHVTN là một phần trong phần quản lí HV nhằm phân tích rõ và cụ thể từng biện pháp và cách thức sử dụng có hiệu quả để nâng cao quá trình quản lí hành vi HS ở một trƣờng tiểu học cụ thể ở Việt Nam. Nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc hiệu quả của các biện pháp CCHVTN trong môi trƣờng lớp học với việc giúp HS tăng cƣờng thực hiện HVTN, nâng cao lòng tự trọng và hình thành động cơ bên trong ở HS, đồng thời giúp GV cảm thấy vui vẻ, thoải mái và tự tin trong quá trình quản lí lớp, mang lại hiệu quả dạy – học cao.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CỦNG CỐ HÀNH VI THÍCH NGHI CỦA HỌC SINH TRONG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP ĐOÀN THỊ ĐIỂM, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI (Trang 41 -48 )

×