- Mục đích: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đánh giá các vấn đề về
HV, cảm xúc và kĩ năng xã hội của HS trƣớc, trong và sau quá trình TN nhằm thu thập số liệu cho vấn đề nghiên cứu mang tính định tính hay định lƣợng giúp cho nghiên cứu có cơ sở vững chắc trong việc nghiên cứu và đƣa ra kết luận.
- Nội dung: Phƣơng pháp sử dụng trắc nghiệm là một phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng bảng hỏi đƣợc thiết kế trƣớc nhằm thu thập ý kiến chủ quan của một số đông ngƣời về một vấn đề nào đó. Bảng hỏi là tập hợp nhiều câu hỏi trong đó đều có quan hệ một cách lo gic với nhiệm vụ nghiên cứu. Để trả lời các câu hỏi, đối tƣợng nghiên cứu sẽ đánh dấu vào những phƣơng án mà khách thể nghiên cứu cho rằng phù hợp với mình nhất.
- Phương pháp: Trong nghiên cứu của chúng tôi không phải thiết kế bộ
công cụ mà sử dụng bộ công cụ có sẵn. Bao gồm, thang đo SBQ và thang đo kĩ năng xã hội SSRS – SCR. Mô tả cụ thể về công cụ nhƣ sau:
Thang đo đánh giá sàng lọc SBQ (student behavior questionaire)
Thang đo SBQ đƣợc tác giả Weiss và Han (1999) nghiên cứu, thiết kế và sử dụng để đánh giá các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại ở HS trong môi trƣờng lớp học [25]. Mục đích của trắc nghiệm là tìm kiếm các thông tin về tự đánh giá HV của HS dựa trên mức độ thực hiện HV cũng nhƣ là các biểu hiện của các vấn đề hành vi, cảm xúc hƣớng nội và hƣớng ngoại. Thang đo đƣợc sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi. HS là ngƣời tự đánh giá HV của mình trong vòng hai tháng qua bằng cách chấm điểm: 1, 2, 3, 4 tƣơng ứng với 4 mức độ: Không đúng, đúng một chút, khá đúng và rất đúng. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng để đo mức độ thực hiện các HV, cảm xúc thích nghi trong môi trƣờng lớp học. Thang đo là tập hợp các tiểu mục mô tả các biểu hiện cụ thể của các vấn đề về HV và cảm xúc hƣớng nội và hƣớng ngoại (xem phụ lục 2).
Bảng 2.2. Cấu trúc thang đo SBQ
STT Khái niệm Số biến
quan sát
Thang đo
1 Các vấn đề hƣớng nội 10 4 mức điểm
2 Các vấn đề hƣớng ngoại 10 4 mức điểm
Trong đó, các vấn đề hƣớng ngoại bao gồm các câu hỏi 1, 3, 5, 7, 9, 11, 12, 14, 16 và 19; còn các vấn đề hƣớng nội bao gồm các câu hỏi 2, 4, 6, 8, 10, 13, 15, 17 và 20.
Tiêu chí đánh giá của thang đo
Hầu hết các câu hỏi đều cho thang điểm 1 thì đƣợc xem không có vấn đề hƣớng nội hay hƣớng ngoại tức là có mức độ thực hiện HVTN ở mức cao. Hầu hết các câu hỏi đều cho thang điểm 2 thì đƣợc xem là có một số vấn đề hƣớng
nội hoặc hƣớng ngoại ở mức độ đúng một chút, tức là mức độ thực hiện HVTN ở mức trung bình và thấp. Hầu hết các câu hỏi cho thang điểm 3 thì đƣợc coi là có vấn đề hƣớng nội hay hƣớng ngoại, tức là có mức độ thực hiện về HV kém thích nghi ở mức độ trung bình và khá cao; Còn hầu hết các câu hỏi cho thang điểm 4 đƣợc xem là có vấn đề hƣớng nội hoặc hƣớng ngoại ở mức độ cao, tức là có mức độ thực hiện HV kém thích nghi cao và rất cao.
Thang đo kĩ năng xã hội SSRS – SCR (Social skill rating system)
SSRS là một trắc nghiệm đƣợc tác giả Greshan và Elliot (1990) nghiên cứu, thiết kế và sử dụng để đo mức độ thực hiện các kĩ năng xã hội của HS tiểu học và trung học [25]. Trong nghiên cứu này, bản SSRS đƣợc tóm tắt và sử dụng cho nhóm lứa tuổi từ 6 đến 12 tuổi. Cùng với thang đo SBQ, thang đo SSRS giúp chúng tôi có đƣợc thông tin tin cậy về HV, cảm xúc và cách thức ứng xử của HS trong các tình huống xảy ra trong môi trƣờng lớp học. Thang đo gồm 17 câu hỏi khác nhau đƣợc đánh giá ở 3 mức điểm 1, 2, 3 tƣơng ứng với 3 mức độ không bao giờ, thỉnh thoảng và rất thƣờng xuyên. Thang đo là tập hợp các tiểu mục mô tả các biểu hiện cụ thể của các vấn đề về các kĩ năng khác nhau (xem phụ lục 3).
Bảng 2.3. Cấu trúc thang đo SSRS – SCR
STT Khái niệm Số biến
quan sát
Thang đo
1 Kĩ năng hợp tác 5 3 mức điểm
2 Kĩ năng khẳng định 4 3 mức điểm
3 Kĩ năng tự kiểm soát 5 3 mức điểm
4 Kĩ năng đồng cảm 5 3 mức điểm
Trong đó, kĩ năng hợp tác bao gồm các câu hỏi 1, 3, 13, 14 và 16; kĩ năng khẳng định bao gồm các câu hỏi 9, 11, 12 và 15; kĩ năng tự kiểm soát bao gồm
các câu hỏi 3, 5, 13, 16 và 17; kĩ năng đồng cảm gồm các câu hỏi 2, 4, 6, 8 và 10.
Tiêu chí đánh giá:
Hầu hết các câu hỏi đều cho thang điểm 1 thì đƣợc xem là có kĩ năng xã hội thấp; Hầu hết các câu hỏi cho thang điểm 2 thì đƣợc coi là có kĩ năng xã hội trung bình; Hầu hết các câu hỏi cho thang điểm 3 đƣợc xem là có kĩ năng xã hội cao và rất cao.
Bảng hỏi dành cho giáo viên
Mục đích: Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp CCHVTN trong môi
trƣờng lớp học trƣớc thực nghiệm.
Nội dung: Thiết kế bảng bảng phỏng vấn – anket dành cho GV về việc sử
dụng các biện pháp CCHVTN trong môi trƣờng lớp học. Sau khi thiết kế bảng hỏi, chúng tôi tiến hành điều tra thử để xác định độ tin cậy, giá trị của bảng hỏi không đạt yêu cầu.
Thiết kế bảng hỏi: Việc thiết kế bảng hỏi dựa trên các tài liệu liên quan
đến các biện pháp CCHVTN trong môi trƣờng lớp học.
Bảng hỏi gồm 25 câu hỏi khác nhau đƣợc đánh giá ở 4 mức điểm 0, 1, 2, 3 tƣơng ứng với 4 mức độ sử dụng không bao giờ, thỉnh thoảng, thƣờng xuyên và rất thƣờng xuyên. Bảng hỏi là tập hợp các tiểu mục mô tả các biện pháp CCHVTN trong lớp học (xem phụ lục 1).
Trong đó, đánh giá về mức độ sử dụng nhóm biện pháp thiết lập quy tắc bao gồm câu 1, câu 7, câu 9 và câu 24. Đánh giá về nhóm biện pháp củng cố tích cực gồm câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 và câu 8. Đánh giá về nhóm biện pháp điều chỉnh hành vi gồm câu 10, câu 11, câu 12, câu 13 và câu 14. Đánh giá về nhóm biện pháp sử dụng hệ quả bao gồm câu 15, câu 16, câu 17, câu 18, câu 19 và câu 20. Đánh giá nhóm biện pháp không phù hợp câu 21, câu 22 và câu 23. Đánh giá về cảm xúc đƣợc quan tâm trong lớp học câu 25.
Bảng 2.4. Cấu trúc thang đo về mức độ sử dụng biện pháp CCHVTN
STT Khái niệm Số biến
quan sát Thang đo 1 Thiết lập quy tắc 4 4 mức độ 2 Củng cố tích cực 6 4 mức độ 3 Điều chỉnh hành vi 5 4 mức độ 4 Hệ quả tiêu cực 5 4 mức độ 5 Biện pháp không phù hợp 3 4 mức độ 6 Cảm xúc 1 4 mức độ Tiêu chí đánh giá:
Hầu hết các câu hỏi đều cho thang điểm 2 hoặc 3 thì chứng tỏ tần suất sử dụng ở mức độ trung bình và cao. Hầu hết các câu hỏi đều cho thang điểm 0 hoặc 1 thì chứng tỏ tần suất sử dụng thấp.