- Mục đích thực nghiệm
Nghiên cứu TN đƣợc tiến hành để khám phá mối liên hệ giữa hai biến (Variable) bao gồm biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu này, TN
dụng biện pháp CCHVTN với việc làm tăng HVTN ở HS. Từ đó có thể đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quá trình quản lí lớp học nhằm làm tăng HVTN ở HS.
- Đối tượng thực nghiệm và địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi chọn 3 lớp TN với số lƣợng là 90 HS và 3 lớp ĐC với số lƣợng là 88 HS.
Địa bàn TN: Trƣờng Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm.
- Điều kiện thực nghiệm
+ Nhóm ĐC: Trong nghiên cứu này, nhóm ĐC không đƣợc sử dụng biện pháp CCHVTN có hệ thống và mang tính khoa học mà đƣợc sử dụng nhƣ một nhóm để so sánh. Các thành viên trong nhóm TN đƣợc đánh giá vào cùng thời điểm so với nhóm TN.
+ Nhóm TN: Trong nghiên cứu này, nhóm TN đƣợc sử dụng các biện
pháp CCHVTN một cách có hệ thống và khoa học, đƣợc sự hỗ trợ của chƣơng trình Nối kết là một chƣơng trình đào tạo kỹ năng bán cấu trúc có hƣớng dẫn (Weiss, 1998). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập một phần trong cấu trúc của chƣơng trình Nối kết đó là can thiệp lớp học, tức là việc sử dụng biện pháp CCHVTN của GV đối với việc làm tăng HVTN của HS trong môi trƣờng lớp học.
Thực tế, hầu hết GV đã đƣợc học và sử dụng các biện pháp CCHVTN một cách tự phát hoặc theo kinh nghiệm của mình. Nhƣng hệ thống biện pháp CCHVTN đƣợc sử dụng trong chƣơng trình TN là một hệ thống các biện pháp có cấu trúc rõ ràng và đƣợc thực hiện một cách nhất quán, khoa học.
- Nội dung thực nghiệm
Quản lí HV bằng các biện pháp CCHVTN trong môi trƣờng lớp học.
- Quy trình thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo quy trình sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm
+ Bƣớc 1: Tập huấn cho GV về cách thức sử dụng các biện pháp CCHVTN trong môi trƣờng lớp học.
+ Bƣớc 2: Lựa chọn lớp TN và lớp ĐC
+ Bƣớc 3: Lập kế hoạch triển khai thực nghiệm
Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm
+ Bƣớc 1: Kiểm tra sự chuẩn bị các điều kiện cho quá trình TN, tình hình các lớp TN, ĐC về số lƣợng học sinh, về cách thức GV tƣơng tác, quản lí HS. Tiến hành đánh giá kết quả đầu vào ở cả hai nhóm lớp TN và ĐC.
+ Bƣớc 2: Tiến hành thực nghiệm: trong quá trình giảng dạy và quản lí hành vi HS, GV sử dụng các biện pháp CCHVTN ở lớp TN một cách nhất quán và thƣờng xuyên trao đổi hàng tuần với cán bộ thực hiện nghiên cứu. Ở lớp ĐC chỉ tiến hành quan sát.
+ Bƣớc 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm
Đánh giá đầu vào bắt đầu thực hiện đầu năm học, đánh giá trong quá trình thực nghiệm tiến hành sau khi kết thúc thi học kì I và đánh giá sau thực nghiệm đƣợc tiến hành sau khi kết thúc thi học kì II. Đánh giá đƣợc tiến hành ở tất cả HS ở lớp TN và lớp ĐC bằng thang đo SBQ và thang đo kĩ năng xã hội SSRS.
Giai đoạn 3: Xử lý kết quả thực nghiệm
Kết quả của quá trình TN đƣợc xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0