Lịch sử hệ thống các biện pháp củng cố hành vi thích nghi trong môi trường lớp học

Một phần của tài liệu Biện pháp củng cố hành vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học ở trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 28 - 31)

trường lớp học

1.2.2.1 Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể cho rằng, việc nghiên cứu quản lí lớp học nói chung và CCHVTN nói riêng một cách có hệ thống, quy mô lớn và đáng chú ý đầu tiên là Jacob Kounin (1970). Ông đã phân tích băng video của 49 lớp 1 và lớp 2, mã hóa HV của HS và GV. Kounin đã nhận ra một vài những khía cạnh quan trọng của việc quản lí hành vi lớp học hiệu quả. Bao gồm: (1) bao quát lớp học; (2) sự trôi chảy và sự cuốn hút trong khi trình bày bài học; (3) biểu lộ cho HS biết đƣợc HV nào của các em đƣợc mong đợi ở những thời điểm nhất định và (4) sự đa dạng và thách thức trong bài tập giao cho HS làm tại lớp. Bao quát lớp học và biểu lộ cho HS biết đƣợc HV nào của các em đƣợc mong đợi ở những thời điểm nhất định là

sự phát hiện nhanh chóng và chính xác các vấn đề HV hay các vấn đề HV tiềm ẩn để xử lí ngay lập tức (củng cố hay phạt) [36].

Trong cuốn “Các chiến lƣợc để dạy học có hiệu quả” của tác giả Ornstein và Lasley (2001) đã dành một chƣơng để bàn về các biện pháp quản lí HV lớp học. Tác giả đã đƣa ra phân loại các phƣơng pháp quản lí HV lớp học bao gồm: (1) Phƣơng pháp cứng rắn sự kiểm soát chặt chẽ của GV; (2) Phƣơng pháp khoa học ứng dụng sự tham gia tích cực của GV ; (3) Phƣơng pháp điều chỉnh HV sự can thiệp nhiều của GV; (4) Phƣơng pháp quản lí nhóm sự can thiệp điều độ của GV; (5) Phƣơng pháp thừa nhận sự can thiệp vừa phải của GV và các vấn đề về kỉ luật. Trong mỗi phƣơng pháp tác giả lại đề cập đến ý nghĩa, nguyên tắc và cách thực hiện cụ thể với các ví dụ điển hình. Đây là một trong những tài liệu hữu ích trong việc quản lí hành vi HS trong môi trƣờng lớp học [1].

Kathryn Sampilo Wilson (2006) với đề tài “Nhận thức của GV về thực hành quản lí lớp học ở một số trường tiểu học công lập”. Đây là đề tài tự báo

cáo về kĩ thuật quản lí HV lớp học mà GV đã sử dụng, tác giả đã phân loại ra một số kĩ thuật: (1) Khen ngợi; (2) Sử dụng kĩ thuật phi ngôn ngữ; (3) Sự tham gia của phụ huynh; (4) Một hệ thống tăng cƣờng mã thông báo liên quan đến việc HS nhận đƣợc một "thẻ" cho một HV mong muốn; (5) Các hình thức kỉ luật: nhục hình, đe dọa. ngƣợc đãi, thời gian tạm lắng,… nghiên cứu này cho thấy các GV tự báo cáo rằng họ thực hiẹn các kỹ thuật quản lý lớp học tích cực thƣờng xuyên hơn so với các kỹ thuật quản lý lớp học tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu này cho thấy rằng các GV nhận thức tích cực về kỹ thuật quản lý lớp học thì lớp học đó có hiệu quả. Ngƣợc lại, nhận thức tiêu cực về kỹ thuật quản lý lớp học là không hiệu quả [35].

Năm 2010, tác giả Zedan đã nghiên cứu vấn đề “Nhân tố mới trong môi trường lớp học”. Trọng tâm của nghiên cứu này là môi trƣờng lớp học với 5 yếu

tố chính liên quan bao gồm: (1) sự hài lòng và thú vị; (2) mối quan hệ giữa GV – HS; (3) sự bất bình đẳng giới và căng thẳng; (4) mối quan hệ giữa HS – HS và (5) năng lực cạnh tranh. Nghiên cứu này cho thấy đƣợc vai trò của việc xây dựng

bầu không khí lớp học thân thiện ảnh hƣởng tích cực đến việc phát triển HVTN ở HS [42].

Marzano và nhóm cộng sự (2011) trong cuốn “Quản lí hiệu quả lớp học đã phân tích rõ các biện pháp quản lí HV lớp học hiệu quả bao gồm: (1) Nội quy và quy tắc ứng xử; (2) Can thiệp kỷ luật; (3) Mối quan hệ thầy – trò và (4) định hƣớng tâm lí . Trong cuốn sách này họ đã phân tích một cách đầy đủ bằng phƣơng pháp siêu phân tích để chứng minh tính hiệu quả của việc sử dụng biện pháp CCHVTN trong môi trƣờng lớp học [19].

Đặc biệt, Tác giả Bahr Weiss cộng sự (1994) đã nghiên cứu và ứng dụng thành công trong trình chƣơng RECAP, một chƣơng trình (dành cho GV, HS và phụ huynh) đƣợc thiết kế dành cho những trẻ gặp đồng thời cả vấn đề hƣớng nội và hƣớng ngoại. Đây vừa chƣơng trình can thiệp với mục tiêu ban đầu là làm giảm mức độ các vấn đề tâm lí xã hội ở trẻ nhƣng ngoài ra cũng là chƣơng trình phòng ngừa ngăn chặn việc phát triển các vấn đề nghiêm trọng ở trẻ bình thƣờng. Chƣơng trình đã đƣợc triển khai trong vòng 15 năm qua (1998 - 2013) với khoảng 15 trƣờng ở các tiểu bang ở Mỹ [25].

1.2.2.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam

Trong chƣơng 2 cuốn sách “Tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng” của nhóm tác giả Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2011) đã bàn về hệ thống biện pháp quản lí HV học tập bao gồm (1) các biện pháp củng cố tích cực (loại biểu tƣợng điểm số hoặc điểm chữ, sự ghi nhận, khuyến khích vật chất và những nhận xét chun), (2) các biện pháp xử lí HV tiêu cực và uốn nắn HV nhƣ tƣớc đặc quyền, hệ thống khiển trách, phạt, bồi thƣờng, tịch thu, bị cô lập, giữ lại trƣờng sau giờ tan học, đình chỉ học tập và hạ điểm… và (3) xây dựng nội quy và chỉ dẫn để quản lí lớp học [8].

Năm 2010, nhóm tác giả Bahr Weiss, Đặng Hoàng Minh và cộng sự đã nghiên cứu, thích ứng, thực nghiệm ở Việt Nam chƣơng trình NỐI KẾT, một chƣơng trình hỗ trợ tâm lý tại một số trƣờng tiểu học ở Hà Nội và Đà Nẵng. Mục tiêu của chƣơng trình nhằm giúp GV nâng cao kĩ năng của họ trong việc (1) giúp các em HS sử dụng kĩ năng xã hội phù hợp, (2) xây dựng một lớp học hiệu quả

và những mong đợi trên toàn trƣờng, (3) quản lí hành vi, (4) giúp HS học cách thƣơng lƣợng để giải quyết các mâu thuẫn với bạn cùng lứa, (5) giúp HS thƣơng lƣợng tôn trọng với ngƣời lớn khi có sự bất đồng xảy ra và thực hành các kĩ năng giao tiếp hiệu quả. [18] Trong phần quản lí hành vi bao gồm các biện pháp cụ thể: (1) củng cố tích cực, (2) xây dựng nội quy, (3) thiết lập hệ thống thƣởng quy đổi và (4) sử dụng hệ quả tiêu cực cho hành vi kém thích nghi [18].

Một phần của tài liệu Biện pháp củng cố hành vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học ở trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)