thích nghi trong môi trường lớp học
1.3.3.1. Hiệu quả của các biện pháp CCHVTN đối với giảng dạy:
Năm 1976, Brophy và Evertson đã báo cáo kết quả của một trong những nghiên cứu quan trọng về quản lí HV lớp học trong cuốn sách “Học từ việc giảng dạy – Một triển vọng phát triển”. Họ đã nhấn mạnh, điểm quan trọng nhất
để quyết định thành công của việc giảng dạy là kĩ năng quản lí HV lớp học của GV [19].
Một loạt các nghiên cứu đƣợc thực hiện ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục cho GV ở Austin, Texas đã đánh dấu một mốc quan trọng trong nghiên cứu quản lí HV lớp học. Nghiên cứu đầu tiên đƣợc tiến hành với 27 GV tiểu học do Emmer, Evertson và Anderson (1980); Nghiên cứu thứ hai với 51 GV các trƣờng trung học phổ thông do Sanford, Evertson (1981) và Evertson, Emmer (1982). Cả hai nghiên cứu này đều mô tả về mối tƣơng quan giữa những hành động của GV với HVTN hoặc hành vi quậy phá của HS. Một lần nữa, các phát hiện trƣớc đây về quản lí hành vi lớp học đƣợc củng cố mạnh mẽ. Một trong những kết luận quan trọng của nghiên cứu này là việc chú ý sớm đến quản lí HV ngay từ đầu năm học. Đây chính là yếu tố quyết định để có một lớp học hoạt động tốt và đạt hiệu quả giảng dạy cao.
Đồng thời các nghiên cứu này đã xây dựng các bƣớc nghiên cứu và thực hành quản lí lớp học từ cuối những năm 1980 đến những năm 1990 với kết quả là hai cuốn sách về quản lí lớp học đã ra đời. Một cho cấp tiểu học và một cho cấp trung học cơ sở đều do Evertson, Emmer và Worsham (2003). Đến nay cả
hai cuốn sách này đều là những tài liệu chủ yếu cho việc nghiên cứu, áp dụng về quản lí hành vi lớp học giúp nâng cao hiệu quả quá trình dạy học [19].
Trong một nghiên cứu toàn diện của Margaret Wang, Geneva Haertel và Herbert Walberg năm 1993 họ đã tổng hợp kết quả của ba nghiên cứu trƣớc đó. Nghiên cứu thứ nhất gồm bản phân tích nội dung 86 chƣơng từ các tổng quan nghiên cứu hàng năm, 44 chƣơng từ sổ tay hƣớng dẫn, 20 bản báo cáo của chính phủ và các ủy ban, 11 bài báo cáo trên tạp san. Phân tích này đƣa ra một danh sách gồm 228 biến số đƣợc xem là có tác động đến kết quả học tập của HS. Nghiên cứu thứ hai là một khảo sát 134 chuyên gia giáo dục với yêu cầu đánh giá từng biến số trong 228 biến số về mức độ tác động đến kết quả học tập của HS và hiệu quả giảng dạy của GV. Nghiên cứu thứ ba gồm một bản phân tích 91 công trình tổng quan các nghiên cứu quan trọng. Kết quả cuối cùng của ba nghiên cứu này là quản lí hành vi lớp học đƣợc xếp thứ hạng đầu tiên về tác động của nó đến thành tích học tập của HS và hiệu quả giảng dạy của GV [19].
1.3.3.2. Hiệu quả của các biện pháp CCHVTN đối với tăng HVTN và giảm HV sai phạm ở HS:
Năm 1985, Pfiffner, Rosen và O'leary đã nghiên cứu về “Hiệu quả của một cách tiếp cận tích cực toàn diện đến quản lí lớp học”. Nghiên cứu này giải
quyết câu hỏi về một cách tiếp cận tích cực toàn diện đến quản lí HV lớp học có hiệu quả. Các nhiệm vụ HV và thành tích học tập của HS có vấn đề HV đã đƣợc kiểm tra. Kết quả chỉ ra rằng, phƣơng pháp tiếp cận tích cực toàn diện chủ yếu dựa trên lời khen ngợi có hiệu quả để thay đổi HV của HS. Tuy nhiên, khi một hệ thống khen thƣởng cá nhân đã đƣợc sử dụng trẻ sẽ gia tăng nhiệm vụ HV thích nghi cao và ổn định. Tác dụng tƣơng tự đã đƣợc quan sát cho năng suất học tập. Vì vậy, một lớp học có thể đƣợc quản lí bằng cách sử dụng phƣơng pháp tiếp cận toàn diện đạt đƣợc kết quả tích cực. Tuy nhiên, để thành công, một cách tiếp cận nhƣ vậy có thể yêu cầu một số lƣợng đáng kể sự nỗ lực và thời gian của GV, phần thƣởng đặc biệt mạnh, có sự đa dạng hóa, mang cá nhân và tỉ lệ cao của các HVTN đƣợc thiết lập trƣớc đó bằng cách sử dụng hệ quả tích cực và tiêu cực [38].
Năm 1990, Rosh và Taylor đã nghiên cứu về “Một khảo sát thực hành về
quản lí lớp học”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng kỹ thuật kiểm soát HV có hiệu quả đối với việc quản lí hành vi lớp học. Mục đích của nghiên cứu là sử dụng một định dạng báo cáo để thu thập thông tin liên quan đến các kĩ thuật quản lí HV lớp học của GV với những HVTN và HV không thích nghi về học tập, về HV xã hội của HS và xác định tần số của các kĩ thuật cụ thể. Điều rất có ích trong việc đánh giá tác động của nghiên cứu phát hiện, ứng dụng và quan trọng nhất là trong thiết kế thích hợp và hiệu quả các biện pháp quản lí HVTN. Trong bảng hỏi kĩ thuật quản lí HV lớp học ông đã đƣa ra 20 kĩ thuật cụ thể để CCHVTN nhƣ: khen ngợi, ôm, vỗ nhẹ vào lƣng hoặc cái nháy mắt, khuyến khích trêu chọc thân thiện, nêu gƣơng những ngƣời khác làm việc tốt, gửi ghi chú hoặc gọi điện cho cha mẹ, thời gian đặc biệt với GV, cho khuôn mặt hạnh phúc, ngôi sao hoặc các biểu tƣợng khen thƣởng… và trong bảng kĩ thuật quản lí HV không thích nghi ông đƣa ra 22 kĩ thuật cụ thể nhƣ: khiển trách cá nhân, gửi ghi chú hoặc gọi điện cho cha mẹ, lấy đi một đặc quyền, khiển trách lớn trong lớp học, đe dọa, trừng phạt, gửi cho hiệu trƣởng… Kết quả cho thấy hầu hết các GV đã từng sử dụng các kĩ thuật quản lí HV đƣợc đƣa ra. Tần suất GV sử dụng biện pháp CCHVTN cao thì gia tăng hành vi thích nghi ở HS [37].
Năm 2006, tác giả Amato – Zech đã nghiên cứu vấn đề “Tăng nhiệm vụ
hành vi trong lớp học: chiến lược gia hạn tự giám sát”. Kết quả chỉ ra rằng khi thực hiện các can thiệp tự theo dõi, HS tăng HV nhiệm vụ từ trung bình 55% đến hơn 90% của khoảng thời gian quan sát. Cả GV và HS đều gia tăng những HV tích cực. Tự giám sát là một chiến lƣợc hấp dẫn để thúc đẩy thay đổi HV. Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng HS không có khuyết tật có thể học cách sử dụng tự theo dõi để điều chỉnh HV của mình và tăng cƣờng hoạt động độc lập (McDougall và Brady, 1998; Shapiro và Cole, 1994). Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ rõ tất cả HS các lớp tham gia trong chƣơng trình tự giám sát, giúp hình thành động cơ bên trong. Nhƣ vậy, tự theo dõi có hiệu quả và thiết thực để tăng HV nhiệm vụ cho HS khó khăn học tập và những HV thách thức. Nghiên cứu là cần
thiết để bổ sung, tái tạo và mở rộng những phát hiện của nghiên cứu này là khám phá cách cho HS trở thành một thành viên tích cực thay đổi HV phù hợp [41].
Robert J. Marzano và nhóm công sự (2011) đã thực hiện phƣơng pháp siêu phân tích các kết quả từ hơn 100 báo cáo riêng lẻ khác nhau để chứng minh hiệu quả của các biện pháp quản lí HV lớp học. Nghiên cứu đã chứng minh đƣợc các biện pháp này giúp làm giảm HV sai phạm ở HS một cách rõ rệt, có ý nghĩa cao. Để chứng minh tính hiệu quả ông và cộng sự đã tiến hành thực nghiệm với một biện pháp cụ thể là can thiệp kỉ luật với hai nhóm lớp TN và ĐC có số lƣợng trên 3322 HS. Sau một năm, việc giảm HV vi phạm đem lại một không khí rõ rệt giữa hai nhóm lớp này. Cụ thể, trong vòng một năm, nhóm lớp TN có 980 hành vi vi phạm, còn ở nhóm ĐC có 1800 hành vi vi phạm. Ngoài ra, các kết quả siêu phân tích còn giúp chứng minh đƣơc tác động của việc sử dụng hiệu quả biện pháp CCHVTN đến mức độ tham gia hoạt động trên lớp và kết quả học tập cao [19].
1.3.3.3. Hiệu quả của các biện pháp CCHVTN đối với ngăn ngừa vấn đề sức khỏe tinh thần ở HS:
Weiss, Harris, Catron và Han (2003) đã tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả
của chương trình can thiệp RECAP dành cho trẻ em có các vấn đề về hướng nội và hướng ngoại”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của RECAP (dành
cho GV, HS và phụ huynh), một chƣơng trình can thiệp tâm lí xã hội đƣợc xây dựng để trị liệu cho những trẻ em gặp đồng thời cả vấn đề hƣớng nội và hƣớng ngoại. Với đối tƣợng tham gia là 93 HS lớp 4 thuộc 2 nhóm TN và ĐC. Chƣơng trình kéo dài trong 9 tháng của năm học với mục tiêu (1) giúp các em HS sử dụng kĩ năng xã hội phù hợp, (2) xây dựng một lớp học hiệu quả và những mong đợi trên toàn trƣờng, (3) quản lí hành vi, (4) giúp HS học cách thƣơng lƣợng để giải quyết các mâu thuẫn với bạn cùng lứa, (5) giúp HS thƣơng lƣợng tôn trọng với ngƣời lớn khi có sự bất đồng xảy ra và thực hành các kĩ năng giao tiếp hiệu quả. Chƣơng trình đã cung cấp cho cá nhân, nhóm, lớp học, GV và huấn luyện cho phụ huynh chƣơng trình đào tạo kĩ năng phát triển RECAP, đƣợc bắt nguồn từ trị liệu dựa trên thực chứng cho vấn đề hƣớng nội và hƣớng ngoại. Những
ngƣời tham gia đánh giá kết quả bao gồm phụ huynh, GV, bạn bè và bản thân HS. Sau một năm TN với 4 lần đánh giá (đánh giá đầu vào, giữa quá trình trị liệu, ngay sau khi kết thúc trị liệu và theo dõi sau trị liêu ) mô hình phân tích tuyến tính hỗn hợp, cho thấy nhìn chung , tỷ lệ HS đƣợc tham gia vào chƣơng trình có sự cải thiện trong các vấn đề hƣớng nội và hƣớng ngoại lớn hơn so với nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa [25].
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa trong đề tài “Một số biện pháp quản lí hành
vi của HS nhằm ngăn chặn những vấn đề trong sức khỏe tinh thần” đã phân tích
về mặt lí luận ý nghĩa của các biện pháp CCHVTN đối với việc duy trì và phát triển các HVTN ở HS, giúp hình thành động cơ bên trong và có thể làm ngăn chặn các HV vi phạm kỉ cƣơng của HS, uốn nắn những HV mà nguyên nhân là sự ngây thơ hay khả năng kiềm chế kém. Đồng thời, giúp GV tự tin vào khả năng quản lí lớp học của mình [16].
Nhƣ vậy, những nghiên cứu này đều chỉ rõ tầm quan trọng của quản lí lớp học nói chung và biện pháp CCHVTN nói riêng đối với việc hình thành những HVTN ở HS, giảm HV sai phạm và mang lại hiệu quả cao hay là yếu tố quan trọng quyết định của việc giảng dạy hiệu quả. Đặc biệt quan trọng, là góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ em.