Hiệu quả được đánh giá đối với việc giảm HV, cảm xúc kém thích nghi trong môi trường lớp học

Một phần của tài liệu Biện pháp củng cố hành vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học ở trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 81 - 86)

trong môi trường lớp học

Sau quá trình TN, qua quan sát thực tế và kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng điểm trung bình của hai nhóm lớp có sự thay đổi khác biệt. Theo quy luật phát triển, sự thay đổi này ở hai nhóm lớp TN và ĐC một phần là qua một quá trình HS đƣợc học tập, rèn luyện và sự phát triển của lứa tuổi. Song sự thay đổi này nếu không có định hƣớng, không nhờ vào biện pháp tác động phù hợp thì không đạt đƣợc sự ổn định, theo chiều hƣớng thuận.

Biểu đồ 3.4. Sự khác nhau về điểm trung bình giữa nhóm TN và nhóm ĐC qua ba lần đo

Bảng 3.17. Sự khác biệt giữa nhóm TN và nhóm ĐC qua 3 lần đo Nhóm lớp N Điểm trung bình F P Thang đo Các vấn đề hướng ngoại Trƣớc TN TN 90 1.61 0.61 0.43 ĐC 88 1.52 Giữa TN TN 90 1.60 3.59 0.05 ĐC 88 1.53 Sau TN TN 90 1.53 3.69 0.05 ĐC 88 1.43 Các vấn đề hướng nội Trƣớc TN TN 90 2.07 3.72 0.06 ĐC 88 1.81 Giữa TN TN 90 2.01 10.25 0.00 ĐC 88 1.82 Sau TN TN 90 1.87 0.52 0.42 ĐC 88 1.63 Kĩ năng xã hội Trƣớc TN TN 90 8.7 0.76 0.38 ĐC 88 9.2 Giữa TN TN 90 9.5 1.11 0.29 ĐC 88 9.5 Sau TN TN 90 9.8 1.25 0.26 ĐC 88 9.7

Kết quả cho thấy (xem biểu đồ 3.4 và bảng 3.17 ), ở nhóm TN có sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, giảm HV kém thích nghi và tăng mức độ thực hiện kĩ năng xã hội một cách đều đặn, rõ ràng. Còn ở nhóm ĐC xu hƣớng tăng, giảm không đồng đều lúc tăng lên, lúc chững lại. Sự thay đổi này ở nhóm lớp TN phải chăng là nhờ vào hiệu quả tác động của hệ thống biện pháp CCHVTN? Để làm rõ đƣợc sự thay đổi này, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của biện pháp CCHVTN trong môi trƣờng lớp học dựa vào phép thống kê phép thống kê Test – Retest (Repeated Measuare). Giả thiết đƣợc đƣa ra, gọi H0 là không có sự khác nhau nào giữa nhóm TN và nhóm ĐC giữa các lần đo và H1 là có sự khác biệt giữa nhóm TN và nhóm ĐC giữa các lần đo và sự khác biệt này là nhờ hiệu quả tác động của biện pháp CCHVTN, với mức ý nghĩa α = 0.1. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.18. So sánh sự khác biệt giữa các lần đo với nhóm

Thang đo Source Mean Square F P

Hướng ngoại Lần đo 0.41 3.37 0.03

Lần đo * nhóm 0.09 0.73 0.47

Hướng nội Lần đo 2.68 13.5 0.00

Lần đo * nhóm 0.60 0.28 0.73

Kĩ năng xã

hội Lần đo

20.3 24.3 0.00

Lần đo * nhóm 2.56 2.93 0.05

(lần đo * nhóm: sự tương tác giữa các lần đo với nhóm (TN và ĐC)) Qua bảng ta thấy, khi so sánh ở hiệu quả tác động chính của biến lần đo ở ba thang đo hƣớng ngoại, hƣớng nội và kĩ năng xã hội đều có ý nghĩa thống kê các giá trị F đều lớn (F lần đo hƣớng ngoại = 3.37; F lần đo hƣớng nội = 13.5 và F lần đo kĩ năng xã hội = 24.3) và các giá trị p < 0.05 (p lần đo hƣớng ngoại = 0.03; p lần đo hƣớng ngoại và p kĩ năng xã hội = 0.00). Nhƣ vậy, giữa các lần đo đều có sự khác biệt có ý nghĩa. Điều đó, chứng tỏ rằng có sự thay đổi về các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại và kĩ năng xã hội sau mỗi lần đo.

Song để biết đƣợc sự thay đổi này, có phải là do hiệu quả tác động của biện pháp CCHVTN trong quá trình TN hay không? Chúng ta sẽ quan tâm đến sự tƣơng tác giữa lần đo với nhóm. Kết quả thống kê cho thấy, ở thang đo hƣớng ngoại và hƣớng nội đều cho thấy không có sự tƣơng tác có ý nghĩa giữa hai biến lần đo và nhóm (F hƣớng ngoại lần đo* nhóm = 0.73 và p hƣớng ngoại lần đo*

nhóm = 0.47 > 0.05; F hƣớng nội lần đo* nhóm = 0.28 và p hƣớng nội lần đo* nhóm = 0.73 > 0.05). Nhƣ vậy, không có sự khác biệt giữa nhóm TN và ĐC giữa các lần đo. Điều này cho thấy, có sự thay đổi giữa về điểm trung bình giữa các lần đo nhƣng sự thay đổi này không đủ để tạo nên sự khác biệt giữa nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC. Nhƣng một điều cần đáng quan tâm ở kết quả nghiên cứu là, sự thay đổi về điểm trung bình các vấn đề hƣớng nội và hƣớng ngoại của HS nhóm lớp TN có xu hƣớng thuận, theo chiều hƣớng giảm dần. Còn điểm trung bình các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại của HS nhóm lớp ĐC có sự thay đổi nhƣng sự thay đổi này lúc tăng, lúc giảm, lúc chững lại. Không theo xu hƣớng.

Điều này, có thể lí giải rằng, nhờ quá trình tác động của các biện pháp CCHVTN đã phần nào định hƣớng, tác động đến quá trình thay đổi điểm trung bình theo chiều hƣớng thuận của HS nhóm lớp TN.

Về thang đo kĩ năng xã hội ta thấy, có sự khác biệt giữa các lần đo (F = 24.3 và p= 0.00 <0.05) và sự khác biệt này có ý nghĩa bởi có một tƣơng tác có ý nghĩa giữa hai biến lần đo với nhóm (F = 2.93 và p = 0.05 ≤ 0.05). Nhƣ vậy, có sự khác biệt giữa các lần đo và khác biệt giữa các lần đo với nhóm. Chứng tỏ, biện pháp CCHVTN có tác động đến sự thay đổi về điểm trung bình giữa hai nhóm lớp TN và ĐC. Điều này, có thể thấy ở kết quả thu đƣợc. HS lớp TN điểm trung bình thực hiện kĩ năng xã hội ngày càng tăng ở mỗi lần đo và mức độ tăng, gia tốc tăng đều đặn, biến chuyển rõ ràng. Để tìm hiểu và phân tích một cách cụ thể, chi tiết từng nhóm kĩ năng nhỏ. Kết quả thống kê nhƣ sau:

Bảng 3.19. So sánh sự khác biệt về kĩ năng xã hội giữa các lần đo với nhóm

Kĩ năng xã hội Source Mean Square F Sig.

Kĩ năng khẳng định Lần đo 1.32 12.1 0.00 Lần đo * nhóm 0.45 3.97 0.02 Kĩ năng hợp tác Lần đo 1.76 17.8 0.00 Lần đo * nhóm 0.30 3.05 0.05 Kĩ năng tự kiểm soát Lần đo 2.24 17.6 0.00 Lần đo * nhóm 0.33 2.56 0.08 Kĩ năng đồng cảm Lần đo 0.44 4.04 0.02 Lần đo * nhóm 0.05 0.48 0.61

Qua bảng 3.19 ta thấy, các nhóm kĩ năng xã hội đều có sự khác biệt giữa các lần đo (các giá trị F > 4.01 và các giá trị p < 0.05). Nhƣ vậy, có sự thay đổi về mức độ thực hiện kĩ năng xã hội giữa các lần đo trong quá trình TN. Khi xem xét sự khác biệt giữa lần đo với nhóm ta thấy, hầu hết 3 trong 4 kĩ năng xã hội đều có sự tƣơng tác có ý nghĩa giữa hai biến lần đo và nhóm khi xét mức ý nghĩa p < 0.1. Cụ thể, kĩ năng khẳng định (F = 3.79 và p = 0.02 < 0.1); kĩ năng hợp tác (F = 3.05 và p = 0.05 <0.1) và kĩ năng tự kiểm soát (F = 2.56 và p = 0.08 < 0.1). Còn kĩ năng đồng cảm không có sự tƣơng tác có ý nghĩa khác biệt giữa lần đo và nhóm (F = 0.48 và p = 0.61 > 0.1). Nhƣ vậy, kĩ năng xã hội của HS đều có sự

thay đổi về tần suất thực hiện trong môi trƣờng lớp học nhƣng sự thay đổi này chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm TN và nhóm ĐC trên 3 kĩ năng khẳng định, hợp tác và tự kiểm soát. Còn kĩ năng đồng cảm chƣa có sự khác biệt. Điều này, chứng tỏ biện pháp CCHVTN chƣa tác động một cách đồng đều đến hệ thống các kĩ năng xã hội trong môi trƣờng lớp học. Một trong những kĩ năng đƣợc biện pháp CCHVTN tác động mạnh và làm thay đổi tần suất thực hiện của HS trong môi trƣờng lớp học nhƣ kĩ năng xin phép trƣớc khi sử dụng đồ của ngƣời khác (P = 0.00), phớt lờ khi bạn làm trò hề (P = 0.01), nói điều tốt đẹp (P = 0.06), làm theo chỉ dẫn của cô giáo (P = 0.00)...

Nhƣ vậy, với các phép tính về thống kê nhằm kiểm tra hiệu quả tác động của biện pháp CCHVTN đối với nhóm HS lớp TN đều cho thấy có sự khác biệt về điểm trung bình giữa các lần đo. Song, khi xét sự khác biệt giữa nhóm và lần đo thì chỉ có các kĩ năng xã hội đáp ứng mức ý nghĩa. Tức là biện pháp CCHVTN đã tác động có hiệu quả đến sự thay đổi mức độ thực hiện kĩ năng xã hội trong môi trƣờng lớp học. Ngoài ra, kết quả thống kê còn cho thấy mặc dù không có sự khác biệt giữa lần đo với nhóm trong việc làm giảm các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại nhƣng trên kết quả khảo sát đều cho thấy điểm trung bình các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại của HS nhóm lớp TN giảm đi một cách đáng kể và có xu hƣớng thuận. Còn nhóm ĐC thì lúc tăng, lúc giảm không có xu hƣớng. Điều này, có thể nói rằng biện pháp CCHVTN phần nào làm giảm HV kém thích nghi trong môi trƣờng lớp học ở nhóm TN theo xu hƣớng thuận.

Những kết quả đo đƣợc chứng minh rằng về mặt định lƣợng đã giúp chúng ta thấy đƣợc hiệu quả tác động của biện pháp CCHVTN đối với việc giảm HV kém thích nghi và tăng mức độ thực hiện kĩ năng xã hội trong lớp học. Kết quả này tƣơng đồng với kết quả của các tác giả nhƣ Linda J. Pfiffner, Lee A. Rosen và Susan G. O'leary (1985) khi nghiên cứu về hiệu quả của cách tiếp cận tích cực toàn diện đến thay đổi HV của HS [37]; Robert J. Marzano và nhóm công sự (2011) [19] nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp kỉ luật làm giảm HV sai phạm ở HS.

Một phần của tài liệu Biện pháp củng cố hành vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học ở trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)