Chuẩn hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 44 - 46)

Theo từ điển Tiếng việt (2006) thì các khái niệm: chuẩn, chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đ-ợc định nghĩa nh- sau:

- “Chuẩn” là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để ứng theo đó mà làm cho đúng.

- “Chuẩn hóa” có nghĩa làm cho trở thành có chuẩn rõ ràng. - “Hiện đại hoá”: Làm cho mang tính chất của thời đại ngày nay. - “Xã hội hoá”: Làm cho trở thành của chung của xã hội.

Thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng, tiếp tục quán triệt các quan điểm t- t-ởng chỉ đạo giáo dục của nghị quyết Trung -ơng 2 khoá VIII, nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu về cả bốn yêu cầu: Đầu t- tài chính, đầu t- cán bộ, chính sách -u tiên, tổ chức quản lý, tập trung phát triển giáo dục mạnh hơn, khẩn tr-ơng và hiệu quả hơn theo h-ớng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, đ-a nền giáo dục n-ớc nhà vào thế ổn định với chất l-ợng giáo dục toàn diện, nhằm đào tạo có chất l-ợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

*Chuẩn hoá là những quá trình làm cho các sự vật, đối t-ợng thuộc phạm trù nhất định đáp ứng đ-ợc các chuẩn đã ban hành trong các phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó. Theo đó, chuẩn hoá tổ chức là tổ hợp các quá trình làm cho cá nhân, các bộ phận trong tổ chức và các hoạt động của chúng đáp ứng đ-ợc các chuẩn (chung và nội bộ) và hiệu lực của các chuẩn đã ban hành trong phạm vi tổ chức.

Chức năng của chuẩn hoá là định h-ớng hoạt động quản lí, làm cho việc thực hiện các chức năng, các ph-ơng pháp, biện pháp quản lí đ-ợc thống nhất theo những nguyên tắc xác định; quy chuẩn các sản phẩm, các quá trình đào tạo ra sản phẩm; khuyến khích và tạo môi tr-ờng chính thức ngày càng thích hợp cho sự phát triển, đồng thời hạn chế những nhân tố tự phát, phi chính thức trong phát triển hoặc những nhân tố phản phát triển. Chuẩn hoá là một quá trình liên tục và mang tính chu kỳ kế tiếp nhau. Mỗi chu kì chuẩn hoá bao gồm các quá trình với nội dung đ-ợc xác định cụ thể.

Chuẩn hoá trong giáo dục là quá trình làm cho các thành tố cũng nh- các hoạt động của quá trình giáo dục đáp ứng đ-ợc các chuẩn giáo dục đã ban hành. Hệ thống chuẩn này rất phong phú. Từ giáo viên, ch-ơng trình, sách giáo khoa, đến lớp học, tr-ờng học, cán bộ quản lí, các hoạt đọng học tập và giáo dục, đặc biệt là trình độ giáo dục của cấp học, bậc học, của ph-ơng thức và loại hình giáo dục đều phải có chuẩn.

*Hiện đại hoá giáo dục là quá trình làm cho giáo dục đ-ợc tổ chức và vận hành đạt trình độ của sự phát triển chung của giáo dục đ-ơng đại t-ơng ứng với trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật và sự tiến bộ xã hội.

Hiện đại hoá giáo dục đòi hỏi nội dung, ch-ơng trình giáo dục, sách giáo khoa, tài liệu học tập, ph-ơng pháp giáo dục, cùng với nó là cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục phải hiện đại.

Hiện đại hoá giáo dục đ-ợc biểu hiện tập chung trong sự hiện đại hoá nhà tr-ờng và cơ sở giáo dục khác. Viễn cảnh về những tr-ờng học với khu giảng đường “không có sách”, học sinh đến tr-ờng với máy vi tính trên tay, truy cập

giáo trình điện tử, nghe bài giảng qua màn hình, cóp các th- mục t- liệu, nhận tài liệu qua e-mail, làm bài kiểm tra và thi trực tuyến… là ví dụ cụ thể cho sự hiện đại hoá giáo dục.

*Xã hội hoá giáo dục là sự phản ánh bản chất của luận đề “Giáo dục cho tất cả mọi người; tất cả cho sự nghiệp giáo dục”. Nó gắn liền với dân chủ hoá giáo dục, là nhân tố củng cố cho dân chủ hoá giáo dục phát triển bền vững.

Xã hội hoá giáo dục tr-ớc hết nâng cao trách nhiệm của mọi ng-ời đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện theo cơ chế đại hội hoá giáo dục địa ph-ơng tạo nên một môi tr-ờng giáo dục thống nhất giữa gia đình, xã hội và nhà tr-ờng; động viên tinh thần, vật chất, tạo thêm động lực cho ng-ời dạy; khen th-ởng học sinh giỏi, nhất là đối với các em nghèo học giỏi, giúp đỡ các em khó khăn, khuyến khích các em chăm học. Xã hội hoá giáo dục cũng giúp tăng thêm nguồn lực khác, nhất là nguồn lực tài chính cho giáo dục. Xã hội hoá giáo dục gắn liền với đa dạng hoá các nguồn lực cho giáo dục.

Tóm lại, trong những thập kỷ tới của thế kỷ XXI, nền giáo dục n-ớc ta phải phấn đấu vận hành theo h-ớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, làm cho con ng-ời phát triển một cách toàn diện, thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, n-ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, con ng-ời tự do, gia đình hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)