Tr-ờng Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 29 - 36)

1.3.1. Vị trí, vai trò của cấp Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

* Vị trí, vai trò của giáo dục Tiểu học

Điều 26 luật giáo dục năm 2005 quy định: “Giáo dục Tiểu học đ-ợc thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi”

Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, bởi vì tr-ờng Tiểu học gắn liền với cộng đồng, hoạt động của giáo viên Tiểu học ở trong và ngoài nhà tr-ờng có ảnh h-ởng trực tiếp đến sinh hoạt văn hoá và đời sống ở địa ph-ơng. Đặc biệt là quá trình dạy học ở cấp Tiểu học, ng-ời giáo viên tác động đến sự hình thành nhân cách và tri thức của học sinh không phải chỉ bằng vốn kiến thức của bản thân mà còn bằng cả trình độ t- t-ởng, phẩm chất đạo đức của họ.

*Mục tiêu, nội dung giáo dục Tiểu học

Điều 27 luật giáo dục năm 2005 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phảt triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ng-ời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng t- cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó cũng quy định mục tiêu cụ thể của giáo dục Tiểu học nh- sau: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”.

Nội dung và ph-ơng pháp giáo dục Tiểu học cũng đ-ợc quy định cụ thể ở điều 28 luật giáo dục năm 2005: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con ng-ời; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật”.

Còn phương pháp giáo dục được quy định như sau: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi d-ỡng ph-ơng pháp dạy tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Nh- vậy, giáo dục Tiểu học là cấp học hình thành cho ng-ời học những điều kiện cần thiết ban đầu, mang tính nền tảng, để từ đó họ có thể tiếp tục học lên cao hơn. Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện đổi mới nội dung ch-ơng trình, sách giáo khoa để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất n-ớc thì vai trò, nhiệm vụ của cấp Tiểu học càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

1.3.2. Tr-ờng Tiểu học và mạng l-ới tr-ờng Tiểu học

Điều 2 trong điều lệ tr-ờng Tiểu học đã quy định: “Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có t- cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”.

* Tr-ờng Tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất l-ợng theo mục tiêu, ch-ơng trình giáo dục Tiểu học do Bộ tr-ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Huy động trẻ em đi học theo đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến tr-ờng, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện ch-ơng trình giáo dục Tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành ch-ơng trình Tiểu học của học sinh trong nhà tr-ờng và trẻ em trong địa bàn quản lí của tr-ờng.

3. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

4. Quản lí, sử dụng đất đai cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

5. Phối hợp với các gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dực.

6. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

7. Thực hiện các nhiệm vụ và các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

* Cơ cấu tổ chức của tr-ờng Tiểu học :

Tr-ờng Tiểu học gồm có: Hiệu tr-ởng, các phó hiệu tr-ởng, nhân viên hành chính-quản trị (gồm có: hành chính, quản trị, l-u trữ, kế toán, thủ quỹ, th- viện, y tế học đ-ờng, bảo vệ, phục vụ) và đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, trong tr-ờng Tiểu học còn có những tổ chức liên quan cùng tham gia hoạt động giảng dạy, học tập nh- : hội đồng giáo dục nhà tr-ờng, tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên…

*Mạng l-ới tr-ờng Tiểu học: Đ-ợc bố trí t-ơng đối đều khắp ở các địa bàn

lãnh thổ, theo nguyên tắc cho từng xã, ph-ờng. Hiện nay Tiểu học đã trở thành cấp học đ-ợc phổ cập ở hầu hết các huyên, thị, thành phố. Các địa ph-ơng đều có chủ tr-ơng bố trí mỗi xã, ph-ờng ít nhất có một tr-ờng Tiểu học để tạo cơ hội cho học sinh đ-ợc đến tr-ờng.

1.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với ng-ời giáo viên và đội ngũ GVTH trong thời kỳ CNH- HĐH

B-ớc vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang đứng tr-ớc những cơ hội phát triển mới; đồng thời cũng phải đ-ơng đầu với những thử thách mới; yêu cầu phát triển quy mô nh-ng phải đảm bảo chất l-ợng, nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học, cấp học đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ mục tiêu, nội dung ch-ơng trình, ph-ơng pháp giáo dục và đào tạo, cơ chế quản lý, hệ thống chính sách đến huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo và đặc biệt là các vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục – nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất l-ợng giáo dục và đào tạo.

*Những yêu cầu đặt ra đối với ng-ời giáo viên:

Ng-ời giáo viên là một cá nhân trong xã hội, tr-ớc hết phải là một công dân mẫu mực. Họ phải có “nhân cách của ng-ời lao động sáng tạo, năng động, có

giới hay chỉ thích nghi với xã hội” [18, tr.32]; phải là người có “nghề” (có sự

hiểu biết về nội dung môn học, có tri thức s- phạm, tri thức về sự phát triển, hiểu biết về sự khác biệt, về động cơ, có tri thức về việc học tập, làm chủ đ-ợc các chiến l-ợc dạy học, hiểu biết về việc đánh giá học sinh, hiểu biết về các nguồn của ch-ơng trình và công nghệ, am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác, có khả năng phân tích và phản ánh thực tiễn dạy học) và có “nghiệp” (có lý tưởng sư phạm) (23, tr. 29). Những yêu cầu đối với ng-ời giáo viên đã đ-ợc PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cụ thể hóa trong hội thảo “Cơ sở khoa học của việc xây dựng luật giáo viên”, đó là:

Tr-ớc hết, họ phải là những nhà chuyên môn giỏi, nắm vững hệ thống kiến thức của ngành khoa học, của bộ môn đ-ợc đào tạo. Nh-ng nh- thế vẫn còn ch-a đủ bởi ngày nay tính liên thuộc của các khoa học là một đặc tr-ng phổ quát của sự phát triển kho tàng tri thức nhân loại. Nhà giáo thời nay, không chỉ thành thạo một môn học mà mình giảng dạy, họ phải có đ-ợc hệ thống tri thức hay sự hiểu biết đủ rộng (hay nền tảng tri thức) để vừa có thể giúp ng-ời học mở mang kiến thức, và đặc biệt là có đủ khả năng đóng vai trò “người hướng dẫn”, “người giúp đỡ”, “người quản lí” học sinh. Còn hơn thế nữa, trong bối cảnh của sự phát triển công nghệ thông tin nh- thời nay, ng-ời giáo viên phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết về tin học, ít nhất ơ’ mức sử dụng thành thạo các phương tiện sẵn có của công nghệ thông tin để có thể cập nhật nhanh chóng hiểu biết và nâng cao kỹ năng s- phạm của mình, không bị lạc hậu so với ng-ời học.

Thứ hai, ng-ời giáo viên phải có tri thức, kỹ năng s- phạm thích hợp để có thể lựa chọn ph-ơng thức hay chiến l-ợc dạy học, giáo dục tốt nhất với ng-ời học sinh trên cơ sở cách tiếp cận trí tuệ đa chiều mà Gerdner đã phát hiện hơn hai m-ơi năm về tr-ớc. Khi biến thái của những chiều trí tuệ mà Gerdner đá phát kiến, có một cách phân tích các chiều trí tuệ thích ứng vớ yêu cầu hội nhập quốc tế: trí tuệ công nghệ, trí tuệ kinh tế, trí tuệ xã hội, trí tuệ van hoá, trí tuệ học tập và trí tuệ chính trị. Sự kết hợp hai ph-ơng h-ớng phân tích về trí tuệ đa chiều lại

càng đòi hỏi ng-ời giáo viên phải có tri thức và kỹ năng s- phạm thâm hậu, đặc biệt là kỹ năng tổ chức quá trình học tập cho mỗi cá thể học sinh.

Thứ ba, những tri thức và kỹ năng tâm lý s- phạm và tâm lý lứa tuổi phải đ-ợc trang bị đầy đủ cho giáo viên ở mức thuần thục về lý luận nhất là về thực hành để họ có khả năng dạy học và giáo dục thích ứng với các phong cách học tập đa dạnh của học sinh, để họ có thể định hướng về “cách học” cho học sinh cũng nh- lựa chọn các cách ứng sử s- phạm phù hợp với sự phát triển trí tuệ và cảm xúc ở học sinh.

Thứ t-, cái nền tri thức của hội nhập quốc tế chính là triết lý “học tập suốt đời”. Học tập suốt đời để ng-ời giáo viên luôn bắt kịp sự phát triển của tri thức nhân loại, để họ có đủ kỹ năng cần thiết đáp ứng những đổi mới, canh tân trong hoạt động s- phạm. Ng-ời giáo viên biết học tập suốt đời cũng sẽ biết tạo cho học sinh của mình có ham muốn cũng nh- khả năng học tập suốt đời, nhằm tới một nguồn nhân lực luôn dồi dào sinh khí, tràn đầy sức cạnh tranh và cũng khiến nhân cách mỗi ng-ời ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn. Học tập suốt đời cũng là khởi nguyên cho tính sáng tạo trong hoạt động s- phạm của ng-ời giáo viên. Thiếu sáng tạo, nghề s- phạm sẽ trở thành bất cập, không thể góp phần đào tạo một lực l-ợng lao động đầy năng động cho đất n-ớc.

Thứ năm, trong bối cảnh của hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đồng thời tiếp nhận, đồng hoá những đặc tr-ng văn hoá tiên tiến của nền kinh tế tri thức đòi hỏi ng-ời giáo viên không chỉ là ng-ời dạy học-giáo dục theo những chuẩn mực quy định sẵn, họ còn là ng-ời duy trì và phát triển các các định h-ớng giá trị của cộng đồng, của dân tộc. Làm nh- vậy, họ phải là một nhà văn hoá. Thiên chức ấy thật nặng nề. Nh-ng sự phát triển xã hội đã đặt lên vai họ cái sứ mệnh tự nhiên ấy, việc chối bỏ nó là điều không thể. Không phải ngẫu nhiên, cả thế giới ngày nay đều quan niệm phải phát triển giáo dục trên bình diện văn hoá, bởi sự băng hoại các giá trị truyền thống có thể dẫn tới thảm hoạ cho cả dân tộc. Hơn thế nữa, nhà tr-ờng là một tổ chức có tính nhân văn cao. Toàn bộ các hoạt động h-ớng tới mục tiêu đào tạo

đều thấm đ-ợm tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Vì vậy, ng-ời giáo viên càng phải có phẩm chất của một nhà văn hoá.

Thứ sáu, ng-ời giáo viên phải vững vàng về phẩm chất chính trị, theo nghĩa dám đảm đ-ơng và hoàn thành đ-ợc trọng trách mà tổ quốc và nhân dân giao phó cho họ trong hoạt động “vì lợi ích trăm năm phải trồng người” một hoạt động nếu không có bản lĩnh chính trị sẽ không thể đ-ơng đầu với những thách thức nghiệt ngã của cuộc gia nhập môi tr-ờng kinh tế toàn cầu, của việc sẵn sàng làm việc quên mình vì sự tiến bộ của thế hệ trẻ, để các em có khả năng tăng tốc sự phát triển của đất nước ngõ hầu “ sánh vai với các cường quốc trên toàn cầu”.

Thứ bảy, một tầm nhìn s- phạm-xã hội là điều mà ng-ời giáo viên ngày nay phải có. Muốn vậy, cần tạo cho họ có kỹ năng t- duy độc lập, kỹ năng phán đoán tình huống s- phạm cũng nh- các trạng thái phát triển của cộng đồng, của xã hội cả trên bình diện quốc nội lẫn quốc ngoại.

Và cuối cùng, ng-ời giáo viên phải cam kết sự nghiệp suốt đời với nghề s- phạm. Thiếu sự cam kết có tính tự nguyện này, thiếu sự dấn thân và nghề dạy học này, sẽ không có động lực để trở thành nhà s- phạm chân chính, trở thành người “tải đạo” cho thế hệ tương lai.

*Những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ GVTH:

Giáo viên (cá nhân) là yếu tố cơ bản, “tế bào” của đội ngũ (nguồn nhân lực). Khi tất cả giáo viên đều đã đạt đ-ợc các yêu cầu về cá nhân thì tất yếu đã có đ-ợc tiền đề cho một nguồn nhân lực mạnh. Nh- vậy, yêu cầu về đội ngũ giáo

viên còn lại chủ yếu nằm ở khía cạnh của một tổ chức.

Theo lý thuyết nguồn nhân lực, d-ới góc độ kinh tế đó là qui hoạch để có

đ-ợc sự đồng bộ về chất l-ợng, cơ cấu và số l-ợng; d-ới góc độ giáo dục thì tập trung vào công tác giáo dục, đào tạo, bồi d-ỡng; d-ới góc độ tâm lý là sự phát triển nhân cách cá nhân đặt trong sự đồng thuận, trong môi tr-ờng của tổ chức; d-ới góc độ chính trị, xã hội là các chính sách bảo đảm quyền tự do, dân chủ, sự an ninh về việc làm và đời sống. Những yêu cầu đó là phù hợp với quan điểm của

Đảng ta về chuẩn hóa, hiện đại hoá. Từ đó có thể thấy đ-ợc những yêu cầu đối với đội ngũ GVTH nh- sau:

- Chuẩn hoá, hiện đại hoá: Tất cả giáo viên trong đội ngũ đều đạt đ-ợc các tiêu chuẩn cơ bản về “cá nhân”; đồng thời các yếu tố về kinh tế, tâm lý, giáo dục, chính trị – xã hội… đều ở trạng thái tối ưu.

- Bảo đảm tính xã hội hoá trong phát triển đội ngũ: Có không khí học tập,

trao đổi lẫn nhau phổ biến; không khí thi đua, tự nguyện học tập suốt đời cũng là phổ biến; phải có sự t-ơng trợ lẫn nhau phổ biến về công sức, thời gian, tiền bạc… để mỗi giáo viên đều có cơ hội như nhau trong học tập, bồi dưỡng; phải có sự tham gia của các lực l-ợng xã hội và công tác đào tạo, bồi d-ỡng giáo viên;

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)