Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 48 - 112)

B-ớc vào thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế và trong n-ớc vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục n-ớc ta. Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lí luận, những ph-ơng thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và vận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển.

Giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn năm năm đổi mới và thu đ-ợc những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà tr-ờng. Trình độ dân trí đ-ợc nâng cao. Chất l-ợng giáo dục có những chuyển biến b-ớc đầu.

Để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010, thủ t-ớng chính phủ đã ký Quyết định số 201/2001-TTg ngày 28/12/2001 phê duyệt “chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” và chỉ rõ: Phát triển đội ngũ nhà giáo, đỏi mới ph-ơng pháp giáo dục là một trong bảy nhóm giải pháp lớn. Góp phần thực hiện giải pháp này, một yêu cầu quan trọng đ-ợc đặt ra là: Xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Việc quản lý chất l-ợng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là xu h-ớng chung của các n-ớc trên thế giới. Với n-ớc ta, đó là cách làm mới. Việc nghiên cứu, áp dụng chuẩn nghề nghiệp vào quản lý chất l-ợng đội ngũ giáo viên Tiểu học là b-ớc đột phá tr-ớc khi nhân rộng ra ở các cấp học khác.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học là một hệ thống các tiêu chí xác định năng lực nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học từ khi đ-ợc đào tạo làm nghề, b-ớc vào nghề và trong suốt quá trình hành nghề ở tr-ờng Tiểu học, là sự thể chế hoá các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học.

Cụ thể hơn, bản chất của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học là một hệ thống các yêu cầu cơ bản cùng những tiêu chí về năng lực nghề nghiệp (Đ-ợc

phân loại từ thấp đến cao) mà ng-ời giáo viên Tiểu học cần đạt đ-ợc nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục Tiểu học trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất n-ớc.

Tiểu kết ch-ơng 1

Giáo dục và đào tạo ngày nay luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực. Do đó phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Tiểu học nói riêng là một nhu cầu rất quan trọng, mang tính tất yếu.

Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học, đề tài đã phân tích làm t-ờng minh các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nh- : giáo viên, đội ngũ giáo viên, đội ngũ GVTH, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường… Đồng thời đề tài cũng phân tích làm sáng tỏ các chức năng, nhiệm vụ, vai trò của tr-ờng Tiểu học và của đội ngũ giáo viên Tiểu học trong thời kỳ CNH-HĐH và đ-a ra đ-ợc nội dung về “Yêu cầu đối với người giáo viên, đội ngũ giáo viên Tiểu học trong thời kỳ CNH-HĐH”. Đó chính là mục tiêu mà hệ

biện pháp phát triển đội ngũ GVTH phải h-ớng tới.

Với cách tiếp cận sơ đồ quản lý nguồn nhân lực, đề tài đã chỉ rõ phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học thống nhất hữu cơ trong ba mặt: Phát triển đội ngũ,

sử dụng đội ngũ và xây dựng môi tr-ờng công tác. Vì tính hệ thống, hệ biện pháp

sẽ đ-ợc xây dựng đồng bộ trên cả ba mặt, trong đó nghiên cứu trọng tâm là phát

triển đội ngũ, với vấn đề -u tiên là đào tạo bồi d-ỡng và phát triển bền vững giáo viên.

Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở lí luận quan trọng để xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ GVTH. Tuy nhiên nếu chỉ có cơ sở lí luận không là ch-a đủ mà cần phải có cơ sở thực tiễn. Đó là thực trạng phát triển đội ngũ GVTH của huyện ý Yên tỉnh Nam Định sẽ đ-ợc nghiên cứu tại ch-ơng 2 của đề tài.

Ch-ơng 2

Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện ý yên tỉnh Nam Định

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng

Trên cơ sở lý luận các vấn đề cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã đ-ợc trình bày ở ch-ơng 1, để thấy đ-ợc thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành tổ chức khảo sát thực trạng ở 42 tr-ờng Tiểu học của huyện ý Yên, tỉnh Nam Định giai đoạn 2003 – 2008 với các nội dung cụ thể sau:

- Khảo sát thực trạng quy mô tr-ờng, lớp, học sinh; chất l-ợng giáo dục Tiểu học.

- Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học về số l-ợng, chất l-ợng, cơ cấu, việc sử dụng đội ngũ giáo viên.

Trên cơ sở khảo sát thực trạng, đề tài tổng hợp đánh giá chất l-ợng đội ngũ GVTH, chỉ ra những thành tựu đạt đ-ợc, những bất cập, những thuận lợi, những khó khăn của đội ngũ giáo viên đồng thời cũng so sánh thực trạng đội ngũ giáo viên với chuẩn nghề nghiệp GVTH để thấy đựơc những giải pháp cần làm để phát triển đội ngũ giáo viên.

2.2. Khái quát sự nghiệp giáo dục của huyện ý yên

2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Về địa giới hành chính của huyện ý Yên: Phía Đông giáp huyện Vụ Bản (sông Sắt là ranh giới tự nhiên) và huyện Nghĩa H-ng (ngăn cách bởi sông Đào). Phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình (sông Đáy là ranh giới tự nhiên). Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.

ý Yên là một huyện lớn của tỉnh Nam Định với 32 xã - thị trấn, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là: 23.995.58ha, Dân số hiện nay của ý Yên là: 241.239 ng-ời.

Là một huyện đồng bằng nằm giữa các trung tâm chính trị - kinh tế của ba tỉnh: Nam Định – Ninh Bình và Hà Nam, lại có một hệ thống giao thông đ-ờng sắt, đ-ờng bộ, đ-ờng thuỷ khá thuận lợi cho việc giao l-u vận chuyển hàng hóa với các vùng ngoài huyện (trong đó quan trọng là quốc lộ 10 cùng với đ-ờng cao tốc chuẩn bị đ-ợc xây dựng chạy từ đầu đến cuối huyện; và hai con sông là sông Đáy và sông Đào, tạo nên thế mạnh giao thông đối với ý Yên), vì thế, huyện ý

Yên hoàn toàn có đủ các điều kiện khách quan tạo hấp dẫn thu hút các nhà đầu t-.

2.2.2. Về kinh tế- văn hóa- xã hội

ý Yên là một vùng quê có nhiều nghề và làng nghề truyền thống độc đáo. ít có nơi nào mà nghề truyền thống lại phát triển mạnh nh- ở ý Yên! Tới thăm những làng nghề, ta không thể không cảm nhận không khí rộn rã, sôi động, náo nhiệt của hoạt động sản xuất – kinh doanh. Và lắng sâu trong lòng chính là sự khâm phục tài năng của con ng-ời ở đó, họ đã tạo nên những sản phẩm thật tinh xảo, giàu tính mĩ thuật và phong phú. Đó là La Xuyên - một làng nghề, làng văn hoá mà nghề làm chùa, tạc tượng, dựng đình, chạm phù điêu…đã có từ xa x-a. Ng-ời thợ La Xuyên tạo nên những sản phẩm nội thất t- gia Việt Nam đã thành cổ điển.

Đó là làng nghề đúc Yên Xá đã có từ lâu đời với những thế hệ sản phẩm vô cùng đa dạng. Khác với các nơi, ng-ời thợ Yên Xá đúc đ-ợc rất nhiều loại nguyên vật liệu như: nhôm, gang, tôn, thép, đồng… Hiện ở Yên Xá có trên 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động nghề (chiếm tới 70% số doanh nghiệp của huyện và 14% số doanh nghiệp của tỉnh). Nghề đúc Yên Xá đã tạo ra những sản phẩm đa dạng, không chỉ là sản phẩm của nghề đúc công nghiệp mà còn là sản phẩm đúc mỹ nghệ điêu luyện. Sản phẩm ấy có mặt trong các đền thờ lăng tẩm…với một sức sống lạ kỳ.

Nói đến nghề và làng nghề truyền thống ở ý Yên không thể không kể đến nghề mộc - sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ nổi tiếng. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ từ ý

mây, giang đan, nghề mộc ở đây đã làm nên một bản sắc khá riêng đang phát triển khắp huyện.

Sản xuất công nghiệp lĩnh vực th-ơng mại - dịch vụ…đã và đang có những phát triển đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế, mở ra một triển vọng lớn ở ý Yên.

Xuất phát từ quan điểm lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, những năm qua, các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ huyện đến cơ sở ở ý Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế một cách toàn diện, huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế…trong quá trình ấy, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giải pháp hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tăng tr-ởng kinh tế với tỷ lệ t-ơng đối cao, và đảm bảo tính vững chắc. Theo đó huyện đầu t- và khuyến khích phát triển công nghiệp - xây dựng - th-ơng mại - dịch vụ nhằm nâng tỷ trọng về giá trị sản xuất của các ngành này lên, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, đ-a ý Yên trở thành huyện phát triển nông – công nghiệp (tr-ớc đây chỉ là huyện nông nghiệp).

Năm 2007, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt khoảng 1875 tỷ đồng (gấp 2,02 lần năm 2002). Tổng thu nhập đạt 970 tỷ đồng (gấp 1.8 lần so với năm 2000). Tốc độ tăng tr-ởng kinh tế bình quan trong giai đoạn (2001 – 2005) là 7.4% (nếu so giá 1994) và là 9.1% (nếu theo giá trị sản xuất hiện tại). Toàn huyện đã có 164 doanh nghiệp các loại đã và đang đi vào hoạt động. Mặt khác, cơ cấu kinh tế của huyện b-ớc đầu đã có sự chuyển dịch theo h-ớng tích cực nh- chủ tr-ơng đã đề ra. Cụ thể, tỷ trọng ấy là:

Nông – lâm - thuỷ sản: Chiếm 45,86% Công nghiệp – xây dựng: Chiếm 37,74% Th-ơng mại - dịch vụ: Chiếm 16,41%

ý Yên – bên cạnh thế mạnh của một “Đất nghề” còn là một vùng giàu bản sắc văn hoá với nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng. Vùng đất địa linh với Vạn Phong Thành Thái 3 lần rồng vàng xuất hiện, đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hoá, tâm linh.

Nền tảng của mảnh đất văn hiến ý Yên còn là truyền thống yêu n-ớc nồng nàn của bao thế hệ con ng-ời nơi đây. Từ xa x-a, khi dân tộc còn bị giặc ph-ơng Bắc th-ờng xuyên xâm lăng đô hộ, cho tới các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ…nhân dân ý Yên luôn thể hiện ý chí quật c-ờng chống giặc bảo vệ quê h-ơng đất n-ớc, cùng với cả dân tộc làm nên những chiến công chói lọi, oai hùng.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng bộ và nhân dân ý Yên đã kiên trì và nỗ lực phấn đấu, lập nên nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Nông thôn ý Yên đã và ngày càng khởi sắc hơn, đời sống của nhân dân không ngừng đ-ợc cải thiện. Các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đều có b-ớc phát triển vững chắc. An ninh quốc phòng đ-ợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đ-ợc ổn định.

2.2.3. Về giáo dục và đào tạo

Đi lên cùng với sự tăng truởng của nền kinh tế, đồng thời kế thừa truyền thống hiếu học và học giỏi của miền quê ý Yên, ngành GD&ĐT trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2003 đến nay đã phát triển đồng bộ, vững chắc và đạt thành tựu đáng kể, đóng góp xứng đáng vào phong trào giáo dục của tỉnh Nam Định cũng nh- sự phát triển của kinh tế- xã hội địa ph-ơng.

Quy mô tr-ờng, lớp của các cấp học, bậc học ổn định và tiếp tục phát triển. Nếu nh- năm 2003, toàn huyện chỉ có 33 tr-ờng Mầm non, 41 tr-ờng Tiểu học, 33 tr-ờng THCS, 02 trung tâm GDTX, 01 tr-ờng cụm Bổ túc văn hoá, 03 tr-ờng THPT, 01 tr-ờng THPT dân lập và 04 Trung tâm học tập cộng đồng; thì năm 2009 có 38 tr-ờng Mầm non, 42 tr-ờng Tiểu học, 33 tr-ờng THCS, 03 trung tâm GDTX, 05 tr-ờng THPT, 01 tr-ờng Dân lập và 32 Trung tâm học tập cộng đồng. Trong đó, Phòng GD&ĐT quản lí trực tiếp các cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS và 32 Trung tâm học tập cộng đồng( tăng 06 tr-ờng và 28 Trung tâm học tập cộng đồng so với 2003).

Về phổ cập giáo dục, ý Yên đã phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở mức I với tỷ lệ các tiêu chuẩn đều đạt 100%, tỷ trọng 99,3%. Là một trong 4 huyện đ-ợc công nhận phổ cập giáo dục THCS sớm nhất tỉnh, đến nay toàn huyện có 100% số xã- thị trấn đạt tiêu chuẩn PCGD đúng độ tuổi, tỷ lệ 15->18 tuổi tốt nghiệp THCS và Bổ túc THCS 95,6%. Đồng thời, phổ cập giáo dục bậc trung học đạt kết quả b-ớc đầu với 69,3% học sinh tốt nghiệp THCS và Bổ túc THCS vào học THPT; 95,5% số tr-ờng Tiểu học, 18,8% số tr-ờng THCS, 01 tr-ờng THPT đạt chuẩn quốc gia.

Nét nổi bật trong hoạt động GD&ĐT của ý Yên là tiếp tục giữ vững và không ngừng nâng cao chất l-ợng giáo dục toàn diện. Bằng nhiều biện pháp phù hợp, hiệu quả, các cấp học bậc học đã làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Chính vì thế, học sinh ngoan, chăm học, tự tin trong giao tiếp, lịch sự trong ứng xử và trung thực trong tu d-ỡng hạnh kiểm, học tập. Không có hiện t-ợng ma tuý, tệ nạn xã hội xâm nhập học đ-ờng. Môi tr-ờng giáo dục trong sáng, lành mạnh, cuốn hút học sinh. Đây chính là xuất phát điểm để các tr-ờng học nâng cao chất l-ợng dạy và học.

Về chất l-ợng đại trà, đối với giáo dục Mầm non, chất l-ợng nuôi- dạy ở các nhà tr-ờng đ-ợc khẳng định một cách vững chắc; đối với Tiểu học và THCS, qua kiểm tra chất l-ợng cuối năm, xét đỗ tốt nghiệp đạt tỷ lệ bình quân 99,85%. Cùng với chất l-ợng đại trà, GD&ĐT huyện ý Yên th-ờng xuyên quan tâm nâng cao hiệu quả công tác bồi d-ỡng mũi nhọn học sinh giỏi nhằm chuẩn bị nhân tài cho quê h-ơng, đất n-ớc. Từ năm 2003 đến 2009, học sinh giỏi THCS 4 năm học đ-ợc Sở GD&ĐT tặng Cờ thứ Nhất toàn đoàn, học sinh giỏi Tiểu học từ vị trí thứ Ba đã v-ơn lên xếp thứ Nhất toàn đoàn. Chất l-ợng mũi nhọn học sinh giỏi của ý Yên còn thể hiện qua kết quả các cuộc thi, tiêu biểu nhất là Viết th- Quốc tế UPU và Viết chữ đẹp. Nhiều năm học, ý Yên xếp thứ hạng cao của tỉnh và đoạt giải cá nhân toàn quốc.

Hiệu quả đào tạo của GD&ĐT của ý Yên thể hiện hàng năm có khoảng 60 học sinh trúng tuyển vào THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) và các lớp

chuyên của tr-ờng Đại học. Tỷ lệ học sinh vào THPT đại trà đạt bình quân hơn 65%. Đặc biệt, học sinh ý Yên tr-ởng thành đã ghi dấu ấn vinh quang cho quê h-ơng hiếu học, cho đất n-ớc. Em Nguyễn Đăng Hợp- Huy ch-ơng Bạc Toán quốc tế, năm 2003, tại Nhật Bản. Em Phạm Kim Hùng, hai lần đoạt giải Toán

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 48 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)