Hồng Kông –cụm cảng container lớn nhất thế giới

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CẢNG BIỂN Ở CẢNG HẢI PHÒNG ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾtế (Trang 78 - 79)

II. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ cảng biển của 1 số nước

1.2 Hồng Kông –cụm cảng container lớn nhất thế giới

Sự hình thành và phát triển các cảng biển ở Hồng Kông gắn liền với lịch

sử của mảnh đất này. Cách đây 100 năm, khi Hồng Kông được Trung Quốc

bán cho thực dân Anh thì nơi đây trở thành ốc đảo của Châu á và thế giới.

Hồng Kông được nhắc tới nhiều hơn với 1 trung tâm tài chính và giải trí. Tuy

Trần Thị Minh Châu Lớp: Nhật 3 –

K42 95

tâm lớn về tiếp nhận và xếp dỡ hàng container bằng đường biển.

Do nằm trên tuyến vận tải từ Bắc áxuống vùng Đông Nam á, đồng thời là ngã 3 cho tàu từ Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương và ấn Độ Dương nên Hồng Kông đã nhanh chóng trở thành cụm cảng biển lớn. Trong cơn lốc

container hoá vận chuyển đường biển, Hồng Kông đã nhanh chóng tận dụng thời cơ và khả năng tài chính để đầu tư những cầu cảng và thiết bị phương tiện hiện đại và chuyên dùng phục vụ cho xếp dỡ container, do vậy các cảng ở

Hồng Kông có năng suất xếp dỡ container vào loại cao nhất thế giới. Các tàu

lớn vào đây chỉ mất 10 giờ để giải phóng xong hàng hoá mà ở những cảng

khác phải cần từ 20-24 giờ.

Năm 1996, sản lượng container qua cảng Hồng Kông đã là 13,5 triệu

TEU. Đến năm 2000 sau những đợt khủng hoảng tài chính ở Châu á, Hồng

Kông đã trở về với Trung Quốc nhưng vẫn đạt sản lượng thông qua trên 20

triệu TEU. Đến năm 2005 lượng container qua cảng Hồng Kông đạt 22,4 triệu

TEU, tăng 2% so với năm 2004.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CẢNG BIỂN Ở CẢNG HẢI PHÒNG ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾtế (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)