III. Thực trạng cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển
1. Pháp luật quốc tế
Trần Thị Minh Châu Lớp: Nhật 3 –
K42 55
Ngành hàng hải Việt Nam là một trong những ngành sớm thiết lập mối
quan hệ song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong
khu vực và trên thế giới. Việt Nam là thành viên của tổ chức Hàng hải quốc tế
(IMO), Hiệp hội hải đăng quốc tế (IALA), tổ chức Hàng hải quốc tế (INMARSAT), hiệp định COSPAS – SARSAT và đã ký được 17 hiệp định hàng hải song phương với các nước, là thành viên của tổ chức ASEAN, APEC, và thoả thuận về kiểm tra Nhà nước cảng biển khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
Hiện nay Việt Nam đã tham gia 12 công ước quốc tế về hàng hải của IMO và INMARSAT, trong đó có:
- Công ước COLREG 72: công ước quy tắc quốc tế về phòng ngừa va
chạm tàu thuyền trên biển. Việt Nam phê chuẩn công ước này ngày
18.11.1990 và có hiệu lực ngày 18.3.1991.
- Công ước MARPOL ngày 02.11.1973 về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu
1973-1987, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 18.3.1991.
- Công ước MARPOL 73/78: quy định cụ thể các biện pháp phòng
chống ô nhiễm biển từ tàu, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu mang cờ của quốc
gia vào các cảng biển trên thế giới.
- Công ước IMO_SOLAR: công ước về cứu hộ trên biển, có hiệu lực với
Việt Nam từ ngày 18.3.1991.
- Công ước về mướn nước năm 1976
- Công ước tránh đâm va, 1978, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày
18.12.1990.
Trần Thị Minh Châu Lớp: Nhật 3 –
K42 56
10.12.1982 tại Môngtêgơ Bay, Giamaica. Đến 16.11.1994 công ước có hiệu lực. Việt Nam là nước thứ 64 phê chuẩn Công ước này thông qua nghị quyết
của Quốc hội ngày 23.6.1994.
Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập các Hiệp định có liên quan về dịch vụ trong lĩnh vực hàng hải của các nước ASEAN như sau:
- Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm tàu biển bị nạn và cứu người sống sót của tàu biển bị nạn, ký ngày 15.5.1975.
- Hiệp định khung Asean về thương mại dịch vụ, ký ngày 15.12.1995.
- Hiệp định khung về khu vực đầu tư Asean, ký ngày 07.10.1998.
- Hiệp định khung Asean về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh, ký ngày 16.12.1998.
Vừa qua, Cục Hàng Hải Việt Nam đã đề xuất với Bộ GTVT và Chính phủ ký kết, gia nhập công ước Nghị định thư 1992, sửa đổi công ước Quốc tế
về giới hạn trách nhiệm dân sự với các thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969
(viết tắt là CLC 92), công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống
lại an toàn hàng hải 1998 (SUA 1998), và triển khai thành công Nghị định thư của SOLAR 74/78 về bộ luật an ninh cho tàu và bến cảng, đang xúc tiến triển khai việc ký kết gia nhập công ước quốc tế về tạo điều kiện thuận lợi trong vận tải biển (FLA 65).