I. Định hướng phát triển dịch vụ của cảng Hải Phòng
1. Định hướng theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999. Theo đó, đến năm 2010, có 114 cảng biển
các loại, trong đó có 10 cảng tổn hợp quốc gia, 35 cảng tổng hợp các địa phương,
các ngành và 69 cảng chuyên dùng với các định hướng phát triển như sau:
- Cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá các cảng biển hiện có, phát huy các điều kiện tự nhiên và cơ sở sẵn có nhằm đầu tư hợp lý, khai thác có hiệu quả
hệ thống cảng.
- Tập trung xây dựng một số cảng tổng hợp giữ vai trò chủ đạo ở các
vùng kinh tế trọng điểm cho các tàu có trọng tải lớn (trên 30.000 DWT). Chú trọng tới các cảng hoặc khu bến chuyên dùng cho hàng container, hàng rời,
hàng lỏng và cảng trung chuyển quốc tế.
- Xây dựng có trọng điểm một số cảng ở địa phương trên cơ sở cân nhắc
kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư, chức năng và quy mô thích hợp với mức độ phát triển kinh tế của địa phương và khả năng huy động vốn.
- Cùng với việc phát triển các cảng, cần chú ý phát triển đồng bộ các
Trần Thị Minh Châu Lớp: Nhật 3 –
K42 91
vụ và hiệu quả đầu tư của cảng.
- Trong việc phát triển cũng như khai thác các cảng biển cần kết hợp
chặt chẽ giữa yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng.
Ngoài ra để phù hợp với tiến trình và bảo đảm khả năng hội nhập của
các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải, hiện nay bộ Giao thông vận tải và Cục
hàng hải Việt Nam đang soạn thảo lại nghị định điều kiện kinh doanh vận tải
biển và dịch vụ hàng hải trên cơ sở Nghị định 10/NĐ-CP, Nghị định
57/NĐ-CP và nội dung các cam kết.