Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 31 - 33)

a. Khách hàng

Nợ xấu là kết quả hoàn toàn không mong muốn của bất kỳ tổ chức cho vay cũng như người đi vay nào. Và khi nợ xấu đã hình thành, việc liệu quá trình xử lý có tiến hành nhanh chóng, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực, sự hợp tác của khách hàng. Sự cố tình không hợp tác, cung cấp thiếu thông tin, trốn tránh làm việc, ... sẽ làm cho việc xử lý nợ xấu càng kéo dài và gây nhiều thiệt hại cho CTTC. Vì vậy, có thể cùng bàn bạc, tìm ra hướng xử lý tốt nhất cho khoản vay nợ xấu là điều đầu tiên mà các CTTC mong muốn có được từ phía các khách hàng.

Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội tác động lớn đến tính hiệu quả của công tác xử lý nợ. Bởi nó gắn liền với trình độ phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, mua bán nợ, bất động sản nói riêng. Tính chất sôi động hay ảm đạm trong từng thời kỳ của các thị trường này sẽ quyết định tốc độ xử lý nợ đặc biệt liên quan tới nghiệp vụ mua bán nợ và thanh lý TSBĐ là bất động sản.

c. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới mọi hoạt động trong nền kinh tế. Chất lượng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở tính sát thực tế, tính bền vững mở ra “hành lang” cơ chế dẫn lối cho quy trình hoạt động xử lý nợ. Hành lang có thông thoáng thì quy trình mới thông suốt, Chính phủ cần ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về hoạt động liên quan tới xử lý nợ. Tiếp đến là cơ chế làm việc cùng hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đặc biệt là cơ quan công quyền thuộc bộ máy nhà nước cũng tác động đến hiệu quả, nhất là thời gian và chi phí xử lý khoản nợ xấu. Và cuối cùng là sự thanh tra, kiểm tra giám sát của NHNN

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV

CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 31 - 33)