KHẢI QUÁT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 34 - 114)

2.2.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức

2.2.1.1. Lịch sử hình thành:

Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ (Vietnam Shipbuilding Finance Company) – VFC thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – VINASHIN nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC). Tiền thân VFC là Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy được thành lập theo Quyết định số 3456/1998/QĐ-BGTVT ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Ngày 9/5/2000, VFC chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 04/GP-NHNN ngày 16/03/2000 của NHNN với chức năng là một TCTD phi ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ thu xếp, quản lý vốn và cung cấp dịch vụ tài chính cho Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ – SBIC.

Vốn điều lệ hiện nay là 2.523 tỷ đồng, do Tổng Công ty SBIC cấp 100%. Các mốc lịch sử quan trọng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của VFC:

- Năm 2005: Được Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam ủy thác quản lý và sử dụng 750 triệu USD từ nguồn vốn vay lại của Bộ Tài chính, nguồn phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn Quốc tế (nguồn TPQT); Tăng vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng.

- Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 640 tỷ đồng

- Năm 2007: Nhận ủy thác quản lý và sử dụng nguồn vốn 1.000 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng từ nguồn phát hành Trái phiếu trong nước của Tập đoàn Công nghiệp

Tàu thủy Việt Nam (Trái phiếu Vinashinbond); Nhận ủy thác nguồn vốn 600 triệu USD từ nguồn vay nước ngoài của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam; Phát

hành Trái phiếu 5 năm Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trị giá 300 tỷ

đồng; Vốn điều lệ tăng lên 663 tỷ rồi 1023 tỷ đồng.

- Năm 2008: Thành lập 2 công ty con, gồm Cho thuê Tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFL) và Công ty TNHH một thành viên Chứng khoán VFC.

- Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên các mốc 1323 tỷ đồng, 1623 tỷ đồng và cuối cùng là 2523 tỷ đồng.

- Năm 2010: Thay đổi bộ máy điều hành; Chuyển đổi mô hình thành Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy làm chủ sở hữu; Được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy bắt đầu quá trình tái cơ cấu tổng thể về hoạt động và cơ cấu tổ chức.

Qua hơn 12 năm từ khi chính thức đi vào hoạt động, VFC luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh là đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các khách hàng là Tổng Công ty SBIC và các đơn vị thành viên.

2.2.1.2. Mô hình và cơ cấu tổ chức

Trải qua giai đoạn nhiều biến động và thay đổi trong chiến lược quản lý tổ chức và hoạt động, tính đến 31/12/2013, VFC hoạt động với cơ cấu tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức VFC

- Hội đồng thành viên: gồm 05 thành viên (trong đó: 01 Chủ tịch HĐTV, 01 Ủy viên HĐTV kiểm Tổng giám đốc & 03 Ủy viên kiêm nhiệm HĐTV)

- Ban Tổng giám đốc: gồm 01 Tổng giám đốc & 04 Phó Tổng giám đốc

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

CÁC ỦY BAN, HỘI ĐỒNG

THEO QUY ĐỊNH BAN

TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

HỘI SỞ CHI NHÁNH & CÔNG TY CON

P. Kiểm toán nội bộ

P. Kế hoạch & Đầu tư

Văn phòng

Phòng Pháp chế

Phòng Tài chính kế toán

Phòng TCNS & Đào tạo P. Công nghệ thông tin

Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Công

nghiệp tàu thủy (VFL) Công ty TNHH Chứng khoán CIMB- VINASHIN (CVS) Phòng Nguồn vốn P. Thẩm định & QTRR P. Tín dụng ngoài ngành P. Tín dụng trong ngành

- Ban Kiểm soát: gồm 02 thành viên (01 Trưởng ban Kiểm soát & 01 thành viên chuyên trách)

- 10 phòng ban tại Hội sở

- 03 chi nhánh hạch toán phụ thuộc - 02 công ty con hạch toán độc lập

Tính đến 31/12/2013, toàn hệ thống VFC có 296 CBNV trong đó Hội sở và các chi nhánh là 212 CBNV, VFL là 36 CBNV, CVS là 48 CBNV. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 7,5 triệu đồng/người. 87% tổng số lao động có trình độ đại học & trên đại học

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.2.1. Một số hoạt động chính tại VFC

a. Hoạt động nguồn vốn

Hoạt động nguồn vốn của VFC đặc biệt gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các TCTD bắt đầu giảm các quan hệ vay/gửi tiền với VFC, hạn mức cho VFC dần dần bị thu hẹp từ năm 2010. Các khoản nợ tiền gửi, ủy thác quản lý vốn và phát hành trái phiếu đều dần đã quá hạn. VFC hầu như không huy động được vốn mới, chủ yếu xin gia hạn nợ với các TCTD, TCKT.

Kể từ ngày 01/09/2012, ngày hiệu lực của Thông tư 21/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì VFC đã không đủ điều kiện tham gia giao dịch cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá. Vì theo Quy định tại khoản 2 điều 4 Thông tư này thì các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch đi vay không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên đối với các giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm thực hiện giao dịch.

Năm 2013 là năm hết sức khó khăn đối với hoạt động huy động vốn của Công ty. Nguồn vốn huy động mới được rất ít, chủ yếu là nguồn huy động từ các

năm trước tiếp tục phải gia hạn. Ngoài nguồn vốn TPQT 750 triệu USD, tổng số dư nguồn vốn huy động của VFC là 13.317 tỷ đồng

Nguồn vốn huy động của VFC bên cạnh các khoản nợ tiền gửi của các TCTD và TCKT, phát hành trái phiếu, VFC còn có các khoản nhận ủy thác cho vay (UTCV) của Tổng Công ty, ủy thác quản lý vốn (UTQLV) của Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác.

Trong đó :

- Nhận tiền gửi của TCTD và TCKT : 1.559 tỷ đồng

- Phát hành giấy tờ có giá : 300 tỷ đồng

- Nhận UTCV không chỉ định và UTQLV từ Tổng Công ty và CVS: 2.446 tỷ đồng - Nhận ủy thác cho vay có chỉ định của Tổng Công ty : 6.064 tỷ đồng - Nhận ủy thác cho vay có chỉ định của TCTD : 2.948 tỷ đồng

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết 2013 của VFC)

VFC tiếp tục thực hiện kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng để gia tăng lợi nhuận cho Công ty với doanh thu từ lãi tiền vay với doanh số 21,54 tỷ đồng.

b. Hoạt động đầu tư tài chính

Tính đến 31/07/2013, tổng giá trị danh mục đầu tư tài chính của VFC xấp xỉ 1.466 tỷ đồng

Bảng 2.1. Hoạt động đầu tư tài chính đến 31/07/2013

Đơn vị: tỷ VNĐ

STT Danh mục Giá trị đầu tư

ban đầu Đánh giá lại tại 31/07/2013 Tăng/Giảm (%) (1) (2) (3) (4) (5) = [(4)-(3)]/ (3)

1 Chứng khoán niêm yết 132,09 49,21 (62,7)

2 Góp vốn vào doanh nghiệp, dự án 70,81 Không đánh giá được -

3 Đầu tư trái phiếu 640,43 0,43 (99,9)

4 Đầu tư góp vốn vào công ty con 600,00 254,19 (57,6)

5 Nhận ủy thác quản lý đầu tư 22,67 9,62 (57,6)

Nguồn số liệu: Đề án tái cơ cấu ban hành tháng 09/2013 của VFC

Các khoản đầu tư tài chính của VFC đều sụt giảm giá trị nghiêm trọng. Các danh mục đều sụt giảm từ trên 50%. Riêng trong danh mục góp vốn vào doanh nghiệp dự án, tồn tại dự án đang dở dang không đánh giá lại được.

Trong khoản mục đầu tư trái phiếu, VFC tiến hành đầu tư 640 tỷ đồng vào trái phiếu Vinashinbond được đánh giá lại là sụt giảm hoàn toàn giá trị đầu tư ban đầu. Trong năm 2009, VFC đã mua trái phiếu do Tập đoàn phát hành với tổng mệnh giá 640 tỷ đồng, lãi suất trái phiếu 9,4%/năm, đáo hạn 21/09/2017. Lãi trái phiếu phải thu đến 31/07/2013: 232,76 tỷ đồng. VFC đã tiến hành trích lập dự phòng 100% đối với gốc và hạch toán ngoại bảng đối với lãi trái phiếu.

VFC đã dừng toàn bộ hoạt động mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán từ cuối năm 2009. Sau đó, VFC tiến hành thu hồi dần các khoản đầu tư tài chính theo chủ trương hạn chế đầu tư ngoài ngành theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 09/2011.

Từ khi có chủ trương tái cơ cấu các khoản đầu tư tài chính, VFC cũng đã thu hồi các khoản đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán trên sàn với giá trị thu hồi tính đến 31/07/2013 là 47,93 tỷ đồng. Trong đó, thu hồi khoản đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp là 32,24 tỷ đồng và đầu tư chứng khoán trên sàn và chứng chỉ quỹ thu hồi 15,69 tỷ đồng.

c. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng tại VFC tập bao gồm: Hoạt động cho vay, Hoạt động bảo lãnh, Hoạt động quản lý các khoản Tổng Công ty SBIC cho vay trực tiếp theo Hợp đồng quản lý tài sản 3236 và Hoạt động quản lý nguồn ủy thác của Tổng công ty SBIC từ nguồn TPQT 2005. Trong đó:

Hoạt động cho vay là hoạt động tín dụng chính của VFC tuy nhiên trong

những năm gần đây lại không diễn ra sôi động. Từ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng của ngành đóng tàu năm 2008 cùng với những kỳ vọng về ngành vận tải biển thay đổi đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm khách hàng vay chính tại VFC là các công ty thuộc lĩnh vững đóng

mới và sửa chữa tàu biển. Theo đó, VFC không đẩy mạnh giải ngân mới mà tập trung vào thu hồi các khoản nợ cũ.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay tại VFC qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh số giải ngân 1.089,73 236,27 222.57 217,24 2 Doanh số thu gốc 1.702,87 1.183,19 333.51 352.87 3 Dư nợ cuối kỳ 15.355,82 14.408,9 14.297,96 14.162,33

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng các năm của P. Kế hoạch – Đầu tư)

Về hoạt động bảo lãnh, hiện nay VFC đang cung cấp một số hình thức bảo lãnh như bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Khách hàng bảo lãnh tại VFC chủ yếu là các đơn vị trong Tổng Công ty do uy tín thương hiệu Công nghiệp tàu thủy sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian qua cũng như năng lực VFC chưa thể cạnh tranh với các TCTD khác trong lĩnh vực này. Tổng doanh số bảo lãnh qua các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 sụt giảm dần qua các năm lần lượt là 265,39 tỷ đồng, 203,5 tỷ đồng, 148 tỷ đồng và 84,25 tỷ đồng. Theo đó, phí thu được từ hoạt động bảo lãnh cũng ngày càng sụt giảm.

Hoạt động quản lý các khoản Tổng Công ty cho vay trực tiếp: Theo Hợp

đồng dịch vụ quản lý tài sản số 3236/HĐ-CNT ngày 10/05/2011 giữa Tổng công ty và VFC, Tổng công ty giao cho VFC quản lý thu hồi các khoản nợ trước đây Tổng công ty đã cho các đơn vị thành viên vay. Trên cơ sở các Biên bản thỏa thuận ba bên giữa Tổng công ty, VFC và các đơn vị, riêng năm 2013 VFC nhận bào giao tăng thêm 5.314 tỷ đồng nợ gốc và đến nay đã thu hồi nợ gốc cho Tổng Công ty 28 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ nguồn này được VFC quản lý vào thời điểm 31/12/2013 là trên 8.811,7 tỷ đồng.

Ngoài các hoạt động trên, VFC còn đang tiến hành quản lý và cho vay các đơn vị thành viên trong Tổng công ty từ nguồn ủy thác TPQT 2005. Dư nợ 31/12/2013 của các khoản tín dụng từ nguồn này là 14.367,00 tỷ đồng.

2.2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung

Là 1 TCTD với trọng trách là đơn vị quản lý vốn cho Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (trước là Tập đoàn Vinashin) và các đơn vị thành viên, hoạt động của VFC cũng chịu không ít khó khăn.

Bảng 2.3. Thực trạng kinh doanh của VFC từ 2010 đến 31/12/2013

Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 (sau kiểm toán) Năm 2011 (sau kiểm toán) Năm 2012 (sau kiểm toán) Năm 2013 1 Tổng tài sản 3.970,77 3.224,72 3.429,21 2.102,82 2 Vốn điều lệ 2.523,00 2.523,00 2.523,00 2.523,00 3 Tổng doanh thu 594,91 303,02 140,53 76,79 4 Tổng chi phí 4.937,27 1.799,83 764,79 782,92 5 Lãi / Lỗ phát sinh (4.3942,36) (1.496,82) (624,25) (706,12) 6 Lỗ lũy kế (4.429,44) (5.926,25) (6.568,97) (7.275,09)

(Nguồn: Đề án tái cơ cấu VFC 9/2013 và Báo cáo tổng kết hoạt động 2013)

Lỗ lũy kế lớn qua các năm chủ yếu do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Riêng trong năm 2013, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 206,58 tỷ đồng, chiếm 26% tổng chi phí hoạt động của năm. Và quỹ rủi ro tín dụng đã trích lập tại VFC tính tới 31/12/2013 là 3.619,07 tỷ đồng.

Bảng 2.4. Nguồn vốn và các quỹ của VFC từ 2010 đến 31/12/2013

Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 (sau kiểm toán) Năm 2011 (sau kiểm toán) Năm 2012 (sau kiểm toán) Năm 2013 I Vốn của TCTD 2.604,15 2.604,15 2.604,15 2.604,15 1 Vốn điều lệ 2.523,00 2.523,00 2.523,00 2.523,00 2 Vốn khác 0,57 0,57 0,57 0,57 3 Quỹ của TCTD 80,57 80,57 80,57 80,57

II Lỗ lũy kế (4.429,44) (5.926,25) (6.568,97) (7.275,09) VỐN VÀ CÁC QUỸ (1.825,29) (3.322,11) (3.964,82) (4.670,94)

(Nguồn: Đề án tái cơ cấu VFC 9/2013 và Báo cáo tổng kết hoạt động 2013)

Nguồn vốn chủ sở hữu của VFC gồm Vốn điều lệ, vốn khác và các Quỹ. Trong đó, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng khoảng 97%. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm ngày càng tăng dẫn đến lỗ lũy kế ngày càng cao, làm mất vốn chủ sở hữu của VFC.

2.2.2.3. Đánh giá về khó khăn, tồn tại chung trong hoạt động của VFC

Vốn VFC đã lỗ lũy kế toán tới 31/12/2013 là 7.275,09 tỷ đồng, cao gấp 2,88 lần vốn điều lệ. Theo quy định của Luật các TCTD số 47/2010QH12, VFC đã thuộc diện kiểm soát đặc biệt.

Tư tưởng của cán bộ nhân viên khi VFC không có định hướng tái cơ cấu rõ ràng, làm giảm động lực phấn đấu và không gắn bó với Công ty trong gia đoạn khó khăn này.

Các công cụ hỗ trợ như phần mềm, hệ thống báo cáo quản trị chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

Hệ thống các quy định nội bộ của Công ty còn thiếu, chưa ban hành đầy đủ theo đúng quy định hoặc cũng khó thực hiện được do tính chất đặc thù của VFC hiện nay.

Nếu VFC tiếp tục hoạt động theo mô hình và cung cách hiện tại sẽ chìm sâu hơn trong tính mất thanh khoản trầm trọng, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật các TCTD, thu không đủ bù chi, nguồn vốn mới không huy động được, hầu hết các khoản nợ thuộc diện có khả năng mất vốn.

2.3. Hoạt động xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Côngnghiệp tàu thủy nghiệp tàu thủy

2.3.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của Công ty Tài chính TNHHMTV Công nghiệp tàu thủy MTV Công nghiệp tàu thủy

2.3.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý và nghiệp vụ

Hiện nay, tại VFC có các bộ phận liên quan quản lý và trực tiếp triển khai công tác nghiệp vụ tín dụng như sau:

- Ban Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên có trách nhiệm hoạch định và phê duyệt các chiến lược dài hạn và chính sách, kế hoạch tín dụng ngắn hạn căn cứ theo chính sách nhà nước, định hướng của Tổng công ty và thực trạng của VFC. Các chính sách tín dụng quan trọng bao gồm: quy trình tín dụng, định hướng khách hàng trong và ngoài ngành, tỷ lệ tăng trưởng hoặc tốc độ thu hồi tín dụng, phân cấp hạn mức phán quyết cho Tổng giám đốc,... Tổng giám đốc và ban lãnh đạo chịu trách nhiệm đưa ra các biện pháp triển khai các chiến lược, chính sách và kế hoạch trên.

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 34 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w