Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 82 - 94)

a. Nguyên nhân chủ quan

Vốn chủ sở hữu, tiềm lực tài chính yếu kém

VFC đang trong tình trạng thua lỗ nặng nề nhiều năm liên tiếp, lỗ lũy kế đã vượt xa vốn điều lệ của công ty đồng nghĩa với việc vốn tự có của VFC đang âm trầm trọng. VFC rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản cao. Rất nhiều khoản tiền gửi, nợ các TCTD khác đã quá hạn từ lâu. Năng lực tài chính yếu kém khiến VFC không thể áp dụng tối đa các phương án xử lý nợ xấu của hoạt động tín dụng, trong đó có sử dụng quỹ trích lập dự phòng rủi ro.

Trình độ công nghệ thông tin yếu kém

Trình độ công nghệ thông tin vốn được chú trọng đẩy mạnh của các TCTD thì tại VFC lại vô cùng yếu kém. VFC hiện không có phần mềm quản lý hệ thống core-banking như các ngân hàng và các TCTD khác. Tất cả dữ liệu được nhập liệu, tổng hợp và phân tích bằng tay trên các phần mềm đơn giản như word và excel. Bên cạnh đó, phiên bản phần mềm văn phòng lạc hậu được sử dụng trên cơ sở phần cứng không đáp ứng được nhu cầu công việc dẫn tới khả năng tiếp cận thông tin một cách tổng quát, cập nhật và chính xác là vô cùng hạn chế.

Sự đứt gãy trong thông tin cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình xử lý nợ khi tài sản thế chấp đảm bảo cho các khoản vay của VFC lại nằm rải rác khắp đất

nước, quá trình quản lý nắm bắt thông tin về tài sản thế chấp chưa cao trong khi thường xuyên xảy ra tình trạng TSBĐ bị thất thoát, giá trị ngày cảng giảm sút.

Mô hình, tổ chức chưa phù hợp, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban nghiệp vụ trong công ty

Mô hình tổ chức của VFC thiếu tính ổn định. VFC đang từng bước thực hiện tái cơ cấu với nhiều biến động trong tổ chức. Trong 4 năm từ 2010 – 2013, mô hình tổ chức của VFC thay đổi rất nhiều lần với việc tách, giải thể, sáp nhập, thành lập mới các phòng ban trong Công ty. Việc thay đổi mô hình tổ chức phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của VFC từng thời kỳ thậm chí từng năm, nửa năm. Tuy luôn cố gắng cơ cấu lại tổ chức theo hướng hiệu quả hơn nhưng nhìn nhận chung, mô hình hoạt động còn cồng kềnh với nhiều phòng ban hoạt động không hiệu quả. Sự gắn kết, phối hợp giữa các đơn vị chưa tốt.

Riêng trong hoạt động xử lý nợ xấu, mô hình tổ chức cũng thể hiện nhiều bất cập. Giai đoạn Phòng Xử lý nợ còn hoạt động, đối với một số khoản vay, cơ chế phối hợp giữa Phòng Xử lý nợ và các đơn vị cấp tín dụng trên thực tế chỉ dừng lại ở việc chuyển giao hồ sơ, các phòng tín dụng không tham gia thêm ở bất kỳ công đoạn nào mà phó mặc hoàn toàn cho Phòng Xử lý nợ. Việc quản lý tập trung này gây lãng phí nguồn nhân lực là những cán bộ tín dụng giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tình hình khách hàng.

Thiếu hụt quy trình, quy chế và các chính sách liên quan tới hoạt động xử lý nợ có chất lượng & phù hợp với thực tiễn VFC

Thiếu các văn bản quy định hoạt động nội bộ tại VFC đã là một vấn đề tồn tại lâu nay của VFC. Theo kế hoạch từ khi bắt đầu triển khai tái cơ cấu VFC, bộ các văn bản quy định nội bộ VFC có 101 các quy trình, quy chế & quy định liên quan tới hoạt động của Công ty phải ban hành trong năm 2012 thì đến nay, hơn 1 nửa số văn bản đó chưa được ban hành.

Hiện nay, VFC còn thiếu rất nhiều quy định quan trọng liên quan tới hoạt động tín dụng và xử lý nợ như Quy chế áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ, Quy chế

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, Quy chế mua bán nợ, Quy chế miễn giảm lãi vay…

Trên thực tế, các văn bản quy định nội bộ tại VFC được tham khảo theo bộ quy định của Công ty CP Tài chính Dầu khí PVFC. Nhiều văn bản đã ban hành là kết quả của việc sao chép gần như hoàn toàn của PVFC khiến nội dung của văn bản xa rời với thực tế VFC, không có giá trị áp dụng thực tiễn.

Hội đồng xử lý nợ được thành lập sau sự giải thể của Phòng Xử lý nợ đã mất gần 2 tháng để tiếp tục bắt nhịp công việc do không có Hướng dẫn cụ thể quy định cách thức hoạt động, phối hợp giữa Hội đồng Xử lý nợ và các phòng tín dụng và chi nhánh. Đến nay, các sự vụ được xử lý qua Hội đồng Xử lý nợ đều là các công việc đang thực hiện dở dang trước đây của Phòng Xử lý nợ bàn giao lại các phòng tín dụng và chi nhánh.

Chỉ tiêu kế hoạch hoạt động xử lý nợ hàng năm được cụ thể hóa trên con số giá trị thu hồi nhưng lại chưa phản ánh được hết yêu cầu đối với hoạt động. Kế hoạch hoạt động xử lý nợ chỉ là tối đa hóa giá trị thu hồi đối với các khoản vay và giá trị TSBĐ từ thanh lý mà không có bất kỳ một chỉ tiêu hạn mức trên giá trị thu hồi trên tổng dư nợ nào. Chỉ tiêu kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra chỉ là con số áng chừng không sát với thực tế. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động xử lý nợ cũng khó khăn và mơ hồ hơn.

Bên cạnh đó VFC cũng chưa có cơ chế làm việc với cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là các tòa án xét xử các vụ khởi kiện khách hàng vay vốn tại VFC nên tiến độ xử lý rất chậm.

Chất lượng nhân sự chưa đảm bảo được với yêu cầu công việc

Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xử lý nợ nói riêng và hoạt động nghiệp vụ tín dụng nói chung đều chưa có nhiều kinh nghiệm về xử lý nợ. Năng lực làm việc của các nhân viên bộ phận hỗ trợ như thẩm định, quản trị rủi ro và pháp chế hết sức hạn chế. Hiện tại, trong đội ngũ nhân viên VFC không có cán bộ nào được đào tạo về thẩm định giá, thực sự đủ khả năng trực tiếp tham gia thẩm định giá tài sản

thế chấp cũng như thiếu kinh nghiệm tư vấn pháp lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý nợ.

Việc định giá các tài sản thế chấp có thể thực hiện bởi cán bộ VFC hoặc thuê đơn vị định giá ngoài. Tùy thuộc vào TSBĐ là động sản, bất động sản, hàng hóa mà định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, bộ phận cấp tín dụng và quản lý khoản vay phải tiến hành định giá lại TSBĐ của các khoản vay nhằm xem xét giá trị của TSBĐ có còn đảm bảo được dư nợ hay không. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực và tinh thần trách nhiệm, công tác định giá lại không được thực hiện nghiêm túc, bài bản, không đi khảo sát lại, đánh giá lại mà đa phần là lấy giá trị đã được thẩm định trước đây làm kết quả tái thẩm định, dẫn đến việc quản trị rủi ro không được đảm bảo nếu giá trị TSBĐ có sự giảm suát về giá trị một cách đáng kể. Các tài sản có giá trị giảm mạnh thường là những tài sản đặc thù, ví dụ như tàu biển có gái trị giảm trên dưới 50%, các cổ pheiéu có nhiều mã giảm tới 60 – 70% so với thời điểm cầm cố, giá trị bất động sản giảm mạnh kể từ đỉnh điểm 2007 đến nay. Điều này khiến VFC rất khó xử lý TSBĐ, nếu xử lý chỉ thu hồi được một phần nợ.

Phòng/Bộ phận Pháp chế có vai trò cần thiết, quan trọng, không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng. Phòng pháp chế cũng nhưng mỗi nhân viên pháp chế đáng lý luôn là một “cây cầu” giữa kinh doanh và pháp luật, có năng lực tư vấn pháp lý đảm bảo mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của VFC đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của VFC. Tuy nhiên, năng lực tư vấn pháp lý của Phòng Phòng chế hiện nay cực kỳ hạn chế với lực lượng nhân sự mỏng, trình độ yếu kém. VFC thường xuyên phải thuê đơn vị tư vấn pháp lý ngoài để tiến hành xử lý các công việc liên quan tới xử lý nợ đặc biệt là trong quá trình thực hiện các thủ tục khởi kiện khách hàng, xử lý TSBĐ.

Bộ phận quản trị rủi ro chưa thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong quản lý rủi ro nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Phòng Thẩm định & Quản trị rủi ro Hội sở của VFC có 9 nhân sự thì có 4 cán bộ không được đào tạo và

có hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng với công việc chủ yếu là tổng hợp số liệu báo cáo.

Đó là chưa kể tới phần lớn cán bộ nhân viên tại VFC là nữ, đang trong độ tuổi sinh đẻ và có con nhỏ gây ảnh hưởng không ít tới quá trình công tác. Tính tới thời điểm 31/12/2013, chỉ riêng trong phòng Tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong ngành tại Hội sở VFC, đã có tới 6/30 cán bộ đang trong thời kỳ mang thai và sẽ nghỉ thai sản trong thời gian ngắn sắp tới. Với thời gian nghỉ thai sản kéo dài 6 tháng kể từ tháng 5/2013, việc thiếu hụt nhân sự trong thời kỳ thai sản và con nhỏ của cán bộ nữ là vấn đề gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

Tinh thần trách nhiệm với công việc của đội ngũ cán bộ nhân viên VFC còn chưa cao. Nguyên nhân một phần là bởi ảnh hưởng tâm lý do tiến trình tái cơ cấu gặp nhiều khó khăn, biến động, một phần do làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật hạn chế mà họ chưa thực sự hết mình trong công việc.

Đạo đức nghề nghiệp cũng là phần đáng được nói tới. Trong thời gian vừa qua, không ít những nghi vấn trong hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ của cấp chi nhánh được đặt ra. Thái độ giấu giếm, bao che những sai phạm, không có thiện chí hỗ trợ thậm chí là cản trở hoạt động rà soát, xử lý các khoản vay của một vài cán bộ tín dụng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình triển khai hoạt động xử lý nợ.

b. Nguyên nhân khách quan

Năng lực tài chính yếu kém, sự bất hợp tác của khách hàng:

Gần như toàn bộ các khách hàng tiến hành xử lý nợ xấu tại VFC đều là có khoản vay thuộc nợ nhóm 5, có tình hình sản xuất kinh doanh rất khó khăn. Một số khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành hoặc đã tạm ngững hoạt động. Các doanh nghiệp là đơn vị thành viên trong Tổng Công ty ngay cả những công ty lớn từng là đơn vị chủ lực của Tổng công ty cũng có kết quả kinh doanh lỗ trên 3 năm liên tiếp, vốn chủ sở hữu đã âm do lỗ lũy kế nhiều năm. Những doanh nghiệp này mất cân đối tài chính trầm trọng, mất khả năng thanh toán. Với tình hình ngành đóng tàu và sửa chữa tàu nhìn chung rất ít việc, nhiều đơn vị đã ngừng hoạt động

hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Doanh thu tạo ra không đủ bù đắp chi phí, các doanh nghiệp không tích lũy được tiền trả nợ vay tại VFC.

Các khách hàng dù có hay không trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn lại đều không hợp tác làm việc, cũng như không có thiện chí trả nợ. Khi đặt lịch làm việc, khách hàng đều tránh né, viện cớ nhiều lý do để không tiếp cán bộ tín dụng, cán bộ xử lý nợ. Về nguyên tắc, cán bộ tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất kinh doanh, dòng tiền vào – ra của khách hàng trong mỗi đợt kiểm tra sau cho vay. Nhưng thực tế cho thấy, dù đã được thông báo trước nhưng khi tới kiểm tra thực tế tại trụ sở khách hàng, các hồ sơ chứng từ cần thiết đều không được chuẩn bị trước. Tinh vi hơn, khách hàng còn làm giả số liệu nhằm hướng về mục tiêu có lợi cho đơn vị. Khi khoản vay chưa phát sinh nợ quá hạn, đơn vị thường đưa ra số liệu đẹp, kế hoạch kinh doanh rất khả thi, các hợp đồng kinh tế, các báo cáo chứng minh nguồn thu của đơn vị. Nhưng khi khoản vay đã phát sinh nợ quá hạn, đặc biệt khi thuộc nhóm nợ xấu, trong hoàn cảnh hoạt động kinh doanh nhiều khó khăn, nguồn thu mỏng, doanh nghiệp lại lập báo cáo thể hiện thu không đủ bù đắp chi thậm chí hoạt động không có nguồn thu hoặc các hồ sơ về các sự cố để có thể xin hỗ trợ từ phía Tổng Công ty hoặc từ VFC đối với khoản vay. Cán bộ tín dụng và quản lý khoản vay phải vô cùng vất vả mới có thể thu thập được thông tin chính xác về tình trạng kinh doanh của đơn vị.

Đặc biệt nghiêm trọng là khách hàng không có trách nhiệm bảo vệ gìn giữ tài sản thế chấp cho khoản vay tại VFC. Nhiều tài sản các khách hàng thế chấp vay vốn tại VFC là nguyên vật liệu sản xuất như sắt thép hoặc máy móc thiết bị. Theo thời gian do không đưa vào sử dụng do khách hàng không hoạt động sản xuất cùng với tác động của môi trường, các nguyên vật liệu và máy móc này bị hoan gỉ, xuống cấp thậm chí bị thất thoát. Việc thất thoát nguyên vật liệu là điều khó tránh khi khối lượng nguyên vật liệu sắt thép thường là lớn lên tới cả đơn vị nghìn tấn khó kiểm soát, canh giữ. Khách hàng có tâm lý ỷ lại trong việc giữ gìn tài sản thế chấp. Đơn cử một ví dụ Công ty CP đầu tư và XNK thiết bị toàn bộ Cửu Long thế chấp 7.805,36 tấn thếp để vay vốn tại VFC. Số thép này được thuê lưu kho tại kho bãi

của Công ty TNHH MTV Thép Cái Lân Vinashin. Khi Công ty Thép Cái Lân Vinashin đã cho đơn vị khác thuê mặt bằng kho bãi trên để kinh doanh, sản xuất dễ dàng gây ra tình trạng thất thoát tài sản, phía thế chấp đồng thời là bên vay vốn là Công ty Cửu Long mỡi gửi công văn đến VFC với nội dung sẽ để VFC làm việc với Thép Cái Lân Vinashin về việc bảo quản lô thép. Điều này cho thấy khách hàng không mặn mà với việc gìn giữ bảo quản tài sản đã thế chấp để vay vốn.

Đặc thù TSBĐ của các khoản vay tại VFC

Với tỷ lệ phần lớn các khoản vay mà VFC đang quản lý thuộc đối tượng khách hàng trong ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển, phần lớn TSBĐ cho các khoản vay tại VFC mang nhiều đặc thù của ngành đóng tàu trong đó có tàu, sà lan và các tài sản dở dang, nguyên vật liệu phục vụ trong ngành đóng tàu. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nói chung, vận tải biển có phần chững lại, hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu biển rất ít việc thì việc bán, chuyển nhượng tài sản trở nên khó khăn.

Trong những tài sản là nguyên vật liệu phục vụ ngành đóng tàu, thép tấm và thép nguyên liệu để đóng vỏ tàu là nguyên vật liệu được thấy nhiều nhất. Đây là những nguyên vật liệu đòi hỏi nhiều yêu cầu kĩ thuật cao. Dự án duy nhất sản xuất thép đóng tàu cho thị trường nội địa là Công ty TNHH MTV Thép Cái Lân Vinashin chỉ hoạt động được vài buổi sau khi ra lò mẻ thép tấm đầu tiên vào tháng 1.2010, do vậy, thép tấm ngành đóng tàu sử dụng hiện tại hoàn toàn là thép nhập khẩu từ các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Chi phí đầu vào cao, giá trị tài sản thế chấp là thép đóng tàu không hề nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp thanh lý tài sản thế chấp, loại thép này không dễ dàng đưa vào ngành sản xuất khác,

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 82 - 94)