Mô hình tổ chức bộ máy quản lý và nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 42 - 44)

Hiện nay, tại VFC có các bộ phận liên quan quản lý và trực tiếp triển khai công tác nghiệp vụ tín dụng như sau:

- Ban Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên có trách nhiệm hoạch định và phê duyệt các chiến lược dài hạn và chính sách, kế hoạch tín dụng ngắn hạn căn cứ theo chính sách nhà nước, định hướng của Tổng công ty và thực trạng của VFC. Các chính sách tín dụng quan trọng bao gồm: quy trình tín dụng, định hướng khách hàng trong và ngoài ngành, tỷ lệ tăng trưởng hoặc tốc độ thu hồi tín dụng, phân cấp hạn mức phán quyết cho Tổng giám đốc,... Tổng giám đốc và ban lãnh đạo chịu trách nhiệm đưa ra các biện pháp triển khai các chiến lược, chính sách và kế hoạch trên.

- Ủy ban quản lý rủi ro: có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo ban hành các chiến lược, quy trình, chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động, đưa ra các cảnh báo về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại VFC và đưa ra các giải pháp phòng ngừa, xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD; theo dõi và xây dựng phương án thu hồi và xử lý nợ đối với các khoản vay.

- Hội đồng xử lý nợ: có trách nhiệm tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong việc ban hành các chính sách, quy chế/quy định về công tác thu hồi và xử lý nợ của VFC; chủ trì tổng hợp, phân tích, thẩm định và đề xuất các phương án xử lý nợ của các đơn vị trong toàn hệ thống; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các phương án thu hồi nợ của các đơn vị.

- Ban Kiểm soát nội bộ: tham mưu cho Ban Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên về việc kiểm soát nội bộ trên tất cả các nghiệp vụ trong hệ thống VFC, trong đó có tín dụng nhằm đảm bảo các hoạt động đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả của cả hệ thống và các chi nhánh để phát triển ổn định và bền vững.

- Phòng Thẩm định & Quản trị rủi ro: tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc xem xét và ra quyết định đối với các hồ sơ tín dụng, đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển và công tác quản trị rủi ro của Công ty.

- Các phòng tín dụng: trực tiếp thực hiện các công tác nghiệp vụ tín dụng từ khâu trước, trong và sau giải ngân cho vay. Thường xuyên theo dõi và báo cáo các vấn đề phát sinh trong hoạt động đồng thời đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng. Trong cơ cấu bộ máy có 2 phòng tín dụng tại Hội sở và các phòng tín dụng chi nhánh. 2 phòng tín dụng tại Hội sở là Phòng Tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong Vinashin và Phòng Tín dụng khách hàng doanh

nghiệp ngoài Vinashin ngoài chức năng thực hiện công tác nghiệp vụ tín dụng liên quan tới khách hàng của phòng theo phân nhóm trong và ngoài ngành còn có chức năng kiểm tra, giám sát ngành dọc đối với các phòng tín dụng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w