Bán nợ các khoản vay của khách hàng trong ngành cho thành viên trong

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 102 - 104)

trong Tổng Công ty

Ý nghĩa việc áp dụng biện pháp:

Ngành vận tải biển, đóng mới & sửa chữa tàu là ngành công nghiệp đặc thù. Kéo theo đó, tài sản thế chấp của các khoản vay tại VFC phần nhiều là tàu biển, nguyên vật liệu đóng và sửa chữa tàu vốn là các tài sản rất khó thanh lý. Trên thực tế, dưới áp lực phải đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản nợ xấu trong Tổng Công

ty, nhiều tài sản thế chấp là tàu biển đang đóng dở dang hoặc nguyên vật liệu đóng và sửa chữa tàu mang giá trị lớn, tích lũy nhiều giá trị lao động đã phải gỡ ra và thanh lý với giá sắt vụn. Đây là một thất thoát lớn về mặt giá trị của các tài sản vốn được đầu tư bởi tiền của nhà nước. Vấn đề này có thể giải quyết bằng biện pháp VFC bán lại các khoản nợ cho chính các thành viên trong Tổng công ty.

Các thành viên trong Tổng công ty với kinh nghiệm hoạt động trong ngành, nếu có tình hình tài chính đảm bảo, phương án xử lý khoản vay và tài sản thế chấp hợp lý có thể tiến hành mua lại các quyền đòi nợ tại VFC. Mục tiêu nhắm tới của bên mua lại nợ ngoài quyền đòi nợ còn là mua lại tài sản thế chấp với giá rẻ. Các đơn vị này với năng lực sản xuất tốt hơn, mối quan hệ kinh doanh tốt hơn sẽ tiếp nhận các con tàu đang đóng dở hang hoặc nguyên vật liệu để hoàn thiện dự án đóng tàu, đưa sản phẩm vào hoạt động và bắt đầu tạo doanh thu cho đơn vị. Vì các đơn vị trong Tổng công ty có mối quan hệ ngành dọc, bên mua nợ có thể tận dụng nguồn lực của ngay chính khách nợ để hoàn thiện dự án. Số tiền nợ có thể thực hiện đối trừ hoặc được trả dần từ tiền tích lũy của việc thực hiện dự án.

Như vậy, phương án thực chất không chỉ là biện pháp tình thế giải quyết vấn đề nợ xấu tại VFC mà còn là giải pháp có giá trị lâu dài của các thành viên trong Tổng công ty nhưtránh thất thoát vốn của Tổng công ty và của Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân trong ngành, nhanh chóng tạo nguồn thu mới cho các đơn vị. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cũng có 1 số những khó khăn hạn chế nhất định.

Hạn chế, khó khăn khi thực hiện:

Với thực trạng tình hình hầu hết các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đều có kết quả kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tiếp, tình hình tài chính mất cân đối trầm trọng thì việc tìm được một đơn vị phù hợp, đủ năng lực mua lại khoản nợ xấu là không dễ dàng.

Biện pháp này chưa từng được triển khai trong Tổng công ty, chưa có mô hình thí điểm thành công, việc triển khai lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Đặc biệt, chưa hề có quy định cũng như chính sách cho việc áp dụng phương án này trong nội bộ

Tổng Công ty nói chung và VFC nói riêng. Việc xác định giá mua bán khoản nợ xấu như thế nào, làm sao cho phù hợp với tình trạng khoản vay, tình trạng đơn vị mua nợ và thực tế của sức ép thu hồi nợ là vấn đề còn cần nhiều bàn luận, đánh giá.

Tuy nhiên, các hạn chế này đều có thể giải quyết khi các bên liên quan mà trong đó có VFC, Tổng công ty cùng thảo luận, bàn bạc để dưa ra chính sách và lộ trình cụ thể cho việc áp dụng phương án này.

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 102 - 104)