Bán nợ cho Công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam VAMC

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 100 - 102)

Các khoản vay nguồn hạn mức được VFC quản lý và theo dõi, chịu rủi ro. Việc xử lý được các khoản vay nguồn hạn mức sẽ góp phần giúp lành mạnh hóa bảng cân đối kế toán cũng như tạo nguồn thu chảy trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của VFC.

Công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam VAMC được thành lập theo Quyết định số 1459/QĐ – NNHNN ngày 27/6 của Thống đốc NHNN Việt Nam, là công cụ đặc biệt của NHNN nhằm góp phần đẩy nhanh xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý.

Ý nghĩa việc áp dụng biện pháp:

Với tình hình nợ xấu trầm trọng tại VFC, những hạn chế về nguồn lực, việc bán nợ xấu cho VAMC với lộ trình và phương án hợp lý sẽ giúp VFC tập trung các nguồn lực để giải quyết xử lý các khoản nợ giữ lại có khả năng thu hồi cao, giúp VFC phần nào lành mạnh hóa báo cáo tài chính, bước đầu cải thiện tình hình kinh doanh.

Hạn chế, khó khăn khi thực hiện:

Các khoản vay để được bán lại tại VAMC phải đáp ứng đủ bốn điều kiện: (1)- Khách hàng vay còn tồn tại;

(2)- Giá trị sổ sách của các khoản dư nợ gốc: đối với doanh nghiệp lớn hơn 3 tỷ đồng và đối với cá nhân lớn hơn 1 tỷ đồng;

(3)- có TSBĐ hợp pháp, hợp đồng tín dụng ghi rõ quyền chủ nợ đối với TSBĐ;

Theo nguồn dữ liệu tổng hợp từ Báo cáo NHNN tháng 9/2013 của phòng Quản trị rủi ro, tình hình các khoản nợ xấu đủ tiêu chuẩn bán cho VAMC như sau:

Bảng 3.1. Các khoản nợ xấu tại VFC đủ tiêu chuẩn bán cho VAMC tính tới tháng 9/2013

STT Chỉ tiêu Giá trị (Tỷ đ.)

1. Dư nợ xấu theo PLN tại QĐ493 1.866,26

- Nhóm 4 5,00 - Nhóm 5 1.861,26 2. Tổng dư nợ xấu 1.866,26 - Có TSBĐ 1.081,98 - Không có TSBĐ (bg bảo lãnh bằng tín chấp của bên thứ 3) 784,28 3. Tổng giá trị TSBĐ 1.195,60 - Bất động sản 102,71

- Bất động sản hình thành trong tương lai 58,73 - Bằng tài sản khác (bg. Bảo lãnh bên thứ

3)

1.034,15

4. Dự phòng cụ thể đã trích đến QII/2013 1.778,26 Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP v/v thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, VAMC mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó. Như vậy, trong trường hợp VAMC chấp nhận mua toàn bộ khoản nợ mà VFC đánh giá là đủ tiêu chuẩn bán cho VAMC có dư nợ là 1.866,64 tỷ với hình thức thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt, giá mua VFC nhận được sẽ chỉ rơi vào khoảng 88,38 tỷ đồng. Đây là giá trị không lớn, thậm chí với tỷ lệ tái chiết khấu không quá 70%, giá trị thực mà VFC nhận được sau tái chiết khấu tại NHNN sẽ thấp hơn.

Việc bán nợ xấu cho VAMC không phải là bán dứt điểm mà chỉ trong thời hạn nhất định. Theo Điều 22 – Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 quy định về việc thanh toán trái phiếu đặc biệt và mua lại các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt như sau: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể

từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt cao hơn hoặc bằng với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu liên quan hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn”, tổ chức tín dụng bán nợ phải hoàn trả trái phiếu đặc biệt và tiếp nhận lại khoản nợ xấu hoặc nhận số tiền thu hồi nợ được hưởng theo quy định.

Thêm nữa, các khoản nợ được VFC báo cáo NHNN tháng 9/2013 là xấu đủ tiêu chuẩn bán cho VAMC mới chỉ xét trong nguồn VFC tự huy động (một phần của các khoản vay được hạch toán nội bảng). Với những khoản vay nguồn ủy thác của Tổng Công ty (cả chỉ định và không chỉ định), VFC chưa có định hướng cụ thể về việc liệu có được bán các khoản vay này cho VAMC cũng như các tổ chức khác hay không.

So sánh giữa ý nghĩa và hạn chế khó khăn khi thực hiện thì có thể đánh giá bán nợ xấu cho VAMC vẫn là 1 phương án đáng xem xét triển khai bởi đây là biện pháp tình thế giúp VFC bớt gánh nặng nợ xấu trong trước mắt. VAMC trong thời gian quản lý khoản nợ xấu sẽ có những biện pháp triển khai để xử lý khoản nợ xấu này. Không đẩy hoàn toàn trách nhiệm thu hồi khoản nợ vay cho VAMC, dù kết quả xấu nhất là không thể thu hồi khoản vay trước thời hạn thanh toán trái phiếu đặc biệt thì VFC có thể tiếp tục triển khai phần việc đang tiến hành dở dang của VAMC đối với món vay. Nói cách khác, đây là một cách giúp giảm bớt áp lực thu hồi nợ xấu của VFC, tận dụng sự hỗ trợ của VAMC và đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w