Hoạt động xử lý nợ xấu có được triệt để hay không phụ thuộc trước nhất vào năng lực của CTTC, thể hiện qua:
a. Vốn chủ sở hữu
Xử lý nợ xấu một cách triệt để đòi hỏi CTTC phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh, mà cụ thể ở đây là quy mô vốn chủ sở hữu. Công tác xử lý nợ xấu thường mất nhiều thời gian, công sức và chi phí không hề nhỏ. Bên cạnh đó, trong số các biện pháp xử lý nợ xấu thì việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể. Thực tế đã có những TCTD lâm vào tình trạng năng lực tài chính qua thấp có khi phải mất đến mấy chục năm mới có thể xử lý hết nợ tồn đọng.
Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính, tăng quy mô vốn chủ sở hữu là điều kiện quan trọng giúp cho TCTD nói chung, CTTC nói riêng chủ động hơn trong công tác quản lý nợ xấu của mình. Các TCTD có tiềm lực tài chính mạnh cũng sẽ vững vàng hơn khi gặp phải khoản tổn thất lớn do nợ xấu gây ra.
b. Sự phát triển công nghệ ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, ngành dịch vụ ngân hàng luôn đòi hỏi những cải tiến công nghệ nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ và tính cạnh tranh. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động đến hệ thống thông tin và kế toán trong ngành, sẽ dẫn đến thay đổi các thủ tục kiểm soát và góp phần quản lý nợ xấu có chất lượng.
Sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào cũng luôn gắn liền với dội ngũ nhân lực. Họ là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quản lý cũng như đóng vai trò là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi hoạt động của đơn vị. Các TCTD rất quan tâm đến việc tuyển chọn cán bộ tín dụng đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đặc biệt trong công tác xử lý nợ xấu mang nhiều đặc thù, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ càng được đề cao.
d. Cơ chế, chính sách áp dụng đối với công tác xử lý nợ xấu
Trước nhất, CTTC cần có một quy chế áp dụng cụ thể đối với công tác xử lý nợ và các hoạt động liên quan, bên cạnh đó là các chính sách thể hiện định hướng, mục tiêu, quyết tâm của CTTC đối với công tác xử lý nợ. Việc xác lập một quy chế, quy định xử lý nợ và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một TCTD.
Các quy định, chính sách không hợp lý như chỉ tiêu kế hoạch thu hồi nợ xấu không phù hợp với năng lực của CTTC hoặc cơ cấu tín dụng có thể gây sức ép hoặc sự thả lỏng không cân đối trong cơ cấu tín dụng giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế đẫn đến sự thiếu hiệu quả trong công tác xử lý nợ.
Cần có chính sách theo dõi thông tin khách hàng, cần có những chuẩn mực để đánh giá phân loại khách hàng, phân tích và đánh giá khách hàng một cách đầy đủ, khách quan và đúng đắn để tìm ra phương hướng xử lý nợ xấu đối với từng nhóm khách hàng cụ thể.