Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 54 - 65)

Các khoản nợ xấu này là hệ lụy của hoạt động cho vay hầu hết được giải ngân trong giai đoạn trước năm 2010 với khách vay chính là các đơn vị trong ngành công nghiệp tàu thủy và vận tải biển.

Giai đoạn 2005 – 2008 là thời kỳ phát triển nóng của ngành đóng tàu và lên đỉnh điểm vào năm 2007 khi ngành được nằm trong danh mục các ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 22/04/2007 của Thủ tướng chính phủ. Với nguồn trợ lực của Chính phủ khi ủy thác nguồn TPQT 2005 (750 triệu USD) cũng như tự huy động vốn vay nước ngoài (600 triệu USD) và phát hành trái phiếu, Tổng Công ty SBIC có tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Có thời kỳ, sản lượng đóng tàu năm sau tăng tới 73% so với năm trước. Hàng loạt các dự án đầu tư phát triển đội tàu, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển, các bến cảng tổng hợp, bến container ra đời từ sự rót vốn của Tổng Công ty.

Cũng thời kỳ đó, VFC mới ra đời với nhiệm vụ chính là quản lý vốn cho Tổng Công ty SBIC tiến hành nghiệp vụ tín dụng vốn hàm chứa nhiều rủi ro trong khi trong hoạt động còn nhiều thiếu sót, lỗ hổng quản lý trong hoạt động cho vay bên cạnh những nguyên nhân bất khả kháng như đã dẫn đến phát sinh nợ xấu và nợ xấu lâu ngày. Cụ thể:

- Về khung hoạt động: không có đầy đủ các quy trình, quy chế, khuôn khổ công tác rõ ràng thậm chí không có mô tả công việc đối với cán bộ tín dụng, không có các quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ và quản lý rủi ro tín dụng. Mô hình tổ chức quản lý tín dụng của VFC chưa phù hợp đối với một TCTD. Tại thời điểm đó,

chưa có tiêu chí khái niệm về cán bộ tín dụng, chưa tách bạch hoạt động thuộc phạm trù quản lý tín dụng và hỗ trợ tín dụng, chưa có tiêu chuẩn nghiệp vụ. Trong khi tại các NHTM và TCTD khác, bộ phận tín dụng được chuyên môn hóa thành nhiều bộ phận cụ thể: quan hệ khách hàng, quản lý tín dụng, tái thẩm định, quản trị rủi ro, xử lý nợ… thì ở VFC, cán bộ tín dụng phải thực hiện toàn bộ các khâu từ tiếp xúc khách hàng, thẩm định hồ sơ và năng lực khách hàng, đăng ký giao dịch đảm bảo, soạn hợp đồng, giải ngân, kiểm tra sau cho vay, đôn đốc thu hồi nợ. Do vậy, khó đảm bảo được tính khách quan trong việc ra quyết định cho vay, đồng thời rủi ro khi cán bộ tín dụng không đủ năng lực, chuyên môn để thực hiện tất cả các nghiệp vụ trên là khó tránh khỏi. Tồn tại lỗ hổng trong quản trị hệ thống trầm trọng. Bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng thấp kém, công nghệ thông tin lạc hậu, Công ty không triển khai được tổ chức kế toán quản trị, từ đó không có cơ chế xác lập lãi suất, chi phí cho vay hợp lý. Các phòng ban thành lập nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả như bộ phận quản trị rủi ro chưa thể hiện được hết chức năng là đơn vị quản trị và cảnh báo rủi trong hoạt động tín dụng.

- Công tác thẩm định khoản vay nhiều khi không khách quan. Do VFC là CTTC trực thuộc Tổng Công ty nên các quyết định cho vay phần lớn là chỉ định nên tính khách quan của việc thẩm định cho vay và giải ngân thấp. Việc thẩm định của VFC áp dụng đối với các dự án chỉ định của Tổng công ty trong giai đoạn trước 2012 chỉ là thẩm định là cơ cấu nguồn vốn và thời gian trả nợ của dự án chứ không thẩm định tính hiệu quả tài chính của dự án. Hồ sơ giải ngân phần lớn căn cứ trên hồ sơ pháp lý được phê duyệt của Tổng công ty và hồ sơ hợp đồng kinh tế, hóa đơn chứng từ do doanh nghiệp cung cấp. Trong khi việc phê duyệt các gói thầu của Tổng công ty nhiều khi sai nguyên tắc, thực hiện các dự án đầu tư ngoài quy hoạch, hiệu quả sử dụng vốn kém, có biểu hiện sai trái, không nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền… Tuy nhiên, VFC vẫn phải giải ngân khi có công văn yêu cầu của Tập đoàn đối với nguồn vốn ủy thác. Bên cạnh đó, một nhược điểm rất lớn tại VFC là hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng chưa được triển khai trong thực tế khi vai trò của hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng

trong hoạt động tín dụng đã được khẳng định ở rất nhiều các tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam và trên thế giới. Việc chấm điểm tín dụng theo nhiều tiêu chí khác nhau dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính sẽ giúp các tổ chức tín dụng áp dụng được chính xác chính sách cho vay đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng.

- Cấu trúc quản lý, sử dụng các khoản vay từ nguồn ủy thác cho vay từ Tổng công ty không phù hợp vì không có các tiêu chí phân loại, đánh giá lại, không có các cơ chế quản lý cũng như xử lý đối với từng nhóm nợ một cách phù hợp.

- Công tác quản lý sau cho vay chưa được đặc biệt quan tâm nhất là trong bối cảnh hoạt động thua lỗ của khách hàng. Do phần lớn khách hàng vay vốn tại VFC là đơn vị thành viên Tổng Công ty đặt trụ sở tại các tỉnh xa cùng với phần lớn cán bộ nhân viên là nữ giới hạn chế về sức khỏe, vướng bận gia đình nên việc kiểm tra diễn ra không thường xuyên. Công việc kiểm tra chỉ tiến hành trong ngày, thời gian đi lại nhiều và thời gian kiểm tra ít khiến cho việc kiểm tra còn mang tính hình thức. Rất nhiều trường hợp việc kiểm tra chỉ được thực hiện trên giấy tờ mà không có sự kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp vay vốn. Từ phía khách hàng, phần lớn các đơn vị không phối hợp khi cán bộ tín dụng VFC đến kiểm tra sau cho vay, kiểm tra dòng tiền và tài sản thế chấp. Từ phía VFC, công tác kiểm tra giám sát tiền vay, công tác quản lý TSBĐ còn lơi là, công tác bám sát khách hàng để theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh cũng như sự phối hợp với Tổng công ty để quản lý các nguồn thu của khách hàng còn chưa được triển khai đúng mức.

- Lỗ hổng từ hệ thống quản lý thông tin một lần nữa thể hiện rất rõ khi trong cùng hệ thống VFC, phòng tín dụng Hội sở đề nghị ngừng cấp tín dụng cho khách hàng thì khách hàng lại có thể đề xuất và tăng trưởng cấp tín dụng tại chi nhánh.

- Về kiểm soát nguồn thu, tuy cùng là đơn vị thành viên trong Tổng Công ty SBIC, VFC chưa có cách thức kiểm soát nguồn thu tốt kết hợp với sự thiếu thiện chí trả nợ của khách hàng sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng không thu hồi được nợ. Trong trường hợp khách hàng cùng lúc vay tại VFC và các TCTD khác, khi có nguồn thu, khách hàng thường ưu tiên trả cho các TCTD mà không bố trí trả nợ cho

vay tại VFC. Tại thời điểm đó, cũng chưa có cơ chế phối hợp và hỗ trợ từ phía Tổng Công ty trong việc kiểm soát nguồn thu.

- Khả năng thu hồi vốn đối với các khoản cấp tín dụng rất thấp do phần lớn khách hàng vay vốn của VFC là các đơn vị thành viên trong Tổng công ty có năng lực hoạt động và tài chính yếu kém, đang ở trạng thái ngừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp thua lỗ hoặc hoạt động cầm chừng, không có nguồn thu, hoặc có nguồn thu nhưng cũng chỉ đủ để trang trải một phần chi phí hoạt động nên không có nguồn để trả nợ cho các khoản nợ vay. Xuất phát từ nền tảng ban đầu là các đơn vị đóng tàu quy mô nhỏ, chỉ đóng mới và sửa chữa được tàu dưới 1000T, sau khi được hỗ trợ từ nguồn TPQT 750 triệu USD và các nguồn vốn khác, các đơn vị này nhanh chóng nâng cấp, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất. Đặc biệt, có rất nhiều đơn vị đóng tàu hoặc thuộc các ngành nghề kinh tế khác ở các địa phương cũng xin vào Tổng Công ty (khi đó là Tập đoàn) để lấy thương hiệu Vinashin. Quy mô tăng không đi cùng với việc củng cố và tăng tương ứng của trình độ quản lý sản xuất dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tổng Công ty yếu kém và mắc nhiều sai phạm. Ngành nghề kinh doanh mang nhiều đặc thù, tốc độ quay vòng vốn chậm hàm chứa nhiều rủi ro trong chính hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tổng Công ty. Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty SBIC có mối quan hệ ngành dọc khăng khít. Doanh thu của đơn vị này thực chất lại bắt nguồn từ chi phí của đơn vị khác. Vậy nên, khi một hoặc một số đơn vị chậm tiến độ bàn giao sản phẩm và nhận thanh toán sẽ ảnh hưởng tới nhiều đơn vị còn lại cùng trong Tổng Công ty SBIC. Và sau khủng hoảng, cách thức hoạt động và quản lý vốn của Tổng Công ty SBIC khi đó là Tổng công ty Vinashin thể hiện nhiều sai phạm, chất lượng sản phẩm sa sút, các hợp đồng vốn có đặc thù phụ thuộc vào đơn hàng từ nước ngoài bị cắt giảm hoặc hủy bỏ hàng loạt, nhiều dự án bị dừng triển khai. Nhiều đơn vị thiếu việc làm trầm trọng và không có nguồn thu và mất khả năng trả nợ.

- Về thiện chí trả nợ của khách hàng: Các đơn vị trong ngành có tư tưởng ỷ lại, không có ý thức trả nợ Tổng công ty và VFC. Với tâm lý “anh em trong nhà”,

các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty thường không có thiện chí và chây ỳ trong việc trả nợ, thường xuyên thường cung cấp thông tin sai lệch, không chính xác khiến cho các quyết định cấp tín dụng của VFC trở nên không hiệu quả và chứa đựng nhiều rủi ro, đồng thời có văn bản đề nghị xin hỗ trợ từ phía Tổng Công ty để gia hạn nợ, chậm trả nợ mà không có phương án và kế hoạch trả nợ sau cơ cấu rõ ràng. Một số đơn vị tự động bán tài sản thế chấp tại VFC nhưng không trả nợ VFC hoặc ưu tiên trả nợ các TCTD khác gây thất thoát khoản vay.

- Phát sinh những khoản vay bất khả kháng tiềm ẩn rủi ro lớn: Nhiều khách hàng thuộc khối vận tải biển vay vốn tại VFC với tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn vay. Các đơn vị này kinh doanh thua lỗ, hoạt động cầm chừng, nhiều tài sản là tàu đã dừng hoạt động nhưng các chi phí cho việc bảo quản tài sản vẫn phát sinh, một số tàu khi hoạt động tại nước ngoài bị bắt giữ, gặp nạn. Khi đó, nếu VFC không cho vay để giải phóng tàu, để bảo quản tài sản thì thiệt hại đối với VFC, Tổng công ty, tài sản hình thành từ vốn nhà nước là rất lớn nhưng nếu cho vay lại vi phạm quy chế cho vay của NHNN.

- Nhằm tăng cường xử lý tài sản để thu hồi nợ, VFC đã chủ động phân loại khách hàng, tài sản để xử lý nợ. Tuy nhiên, giá trị TSBĐ rất thấp, phần lớn là tài sản dở dang, là tài sản đặc thù của ngành đóng tàu nên tính thanh khoản thấp. Đặc biệt, hiện vẫn còn hơn 30% tổng giá trị tài sản thế chấp chưa thực hiện được việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong đó, phần lớn đều là các tài sản gắn liên với đất nhưng do các đơn vị không có nguồn để trả tiền thuê đất, tiền thuế, phí liên quan đến việc cấp sổ, đổi tên chủ sử dụng, tách sổ, các TCTD đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số khách hàng không đủ điều kiện nhưng không phối hợp nên đến nay, mặc dù VFC đã chủ động thực hiện nhưng kết quả đạt được vẫn rất chậm.

- Nhiều khoản vay có chỉ định của Tổng Công ty SBIC hoặc các khoản vay có kỳ hạn ngắn hạn cho đơn vị thành viên Tổng Công ty nói chung thường không có tài sản thế chấp, chỉ được bảo lãnh bởi Tổng Công ty SBIC. Khi khoản vay chuyển

quá hạn, việc yêu cầu Tổng Công ty thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết không dễ dàng.

Những rủi ro to lớn tiềm ẩn sẵn trong từng khoản vay kèm theo cú sốc từ khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu từ 2008 đã là cú giáng về chất lượng tín dụng đối với các khoản vay của VFC.

Với tình trạng hoạt động tín dụng cho thấy nhiều bất cập như vậy, nợ xấu trở thành tất yếu. Khi nợ xấu cao như hiện nay (99,7% dư nợ nội bảng và 100% dư nợ ngoại bảng), hoạt động thu hồi & xử lý nợ trở thành hoạt động cực kỳ trọng tâm của VFC.

2.3.2. Hoạt động xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy

Các biện pháp thu hồi nợ được triển khai nhằm thu hồi được nợ tại VFC. Với tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cao tới trên 99,7% như hiện nay thì thu hồi nợ đồng nghĩa với xử lý nợ xấu và xử lý nợ trở thành trọng tâm trong hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của VFC.

2.3.2.1. Khung điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu tại VFC

a. Mô hình bộ máy xử lý nợ

Tham gia vào hoạt động xử lý nợ xấu tại VFC là các phòng ban, bộ phận sau:

- Cấp có thẩm quyền: là cấp phê duyệt cuối cùng cho việc xử lý nợ xấu (tùy từng trường hợp cụ thể là: Tổng giám đốc/Hội đồng thành viên VFC hoặc Hội đồng thành viên Tổng Công ty

- Phòng Xử lý nợ: được thành lập theo Quyết định số 50/QĐ-TCTT ngày 27/04/2011 của Hội đồng thành viên VFC với 2 cơ cấu tổ chức gồm Tổ giám sát tín dụng và Tổ Xử lý nợ nhưng phải tới tháng 08/2011, Phòng mới chính thức đi vào hoạt động. Chức năng của Phòng Xử lý nợ là giám sát danh mục tín dụng, đề xuất phương án và thực hiện các biện pháp xử lý nợ đối với các khoản nợ trong VFC. Đến tháng 8/2013, Phòng Xử lý nợ chính thức bị giải thể.

- Hội đồng Xử lý nợ: gồm 11 thành viên được thành lập theo Quyết định số 161/QĐ-TCTT ngày 8/8/2013 của Chủ tịch Hội đồng thành viên VFC. Hội đồng Xử lý nợ có trách nhiệm tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong việc ban hành các chính sách, quy chế/quy định về công tác thu hồi và xử lý nợ của VFC; chủ trì tổng hợp, phân tích, thẩm định và đề xuất các phương án xử lý nợ của các đơn vị trong toàn hệ thống; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các phương án thu hồi nợ của các đơn vị.

- Phòng Pháp chế: có trách nhiệm thực hiện tư vấn pháp lý cho các đơn vị đầu mối về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động xử lý nợ; lựa chọn và đàm phán hợp đồng với các đơn vị hỗ trợ từ ngoài VFC để thực hiện các phần việc trong quá trình xử lý nợ (thẩm định giá, đấu giá, kiểm toán, …) theo nội dung nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên Tổng Công ty, VFC và các quy định của pháp luật hiện hành; đại diện VFC bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của VFC tại các cơ quan tài phán, cơ quan tư pháp hoặc các cơ quan khác khi được Tổng giám đốc giao và/hoặc ủy quyền.

- Các phòng tín dụng tại Hội sở và Chi nhánh: có trách nhiệm thường xuyên rà soát, phân loại, đánh giá thực trạng dư nợ và nợ quá hạn của khách hàng đơn vị quản lý, tiến hành hoàn thiện, bàn giao hồ sơ và phối hợp với phòng Xử lý nợ thực hiện phương án những khoản nợ cần xử lý (từ 8/2011 – 8/2013) hoặc trực tiếp thực

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 54 - 65)