Một số hoạt động chính tại VFC

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 37 - 41)

a. Hoạt động nguồn vốn

Hoạt động nguồn vốn của VFC đặc biệt gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các TCTD bắt đầu giảm các quan hệ vay/gửi tiền với VFC, hạn mức cho VFC dần dần bị thu hẹp từ năm 2010. Các khoản nợ tiền gửi, ủy thác quản lý vốn và phát hành trái phiếu đều dần đã quá hạn. VFC hầu như không huy động được vốn mới, chủ yếu xin gia hạn nợ với các TCTD, TCKT.

Kể từ ngày 01/09/2012, ngày hiệu lực của Thông tư 21/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì VFC đã không đủ điều kiện tham gia giao dịch cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá. Vì theo Quy định tại khoản 2 điều 4 Thông tư này thì các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch đi vay không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên đối với các giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm thực hiện giao dịch.

Năm 2013 là năm hết sức khó khăn đối với hoạt động huy động vốn của Công ty. Nguồn vốn huy động mới được rất ít, chủ yếu là nguồn huy động từ các

năm trước tiếp tục phải gia hạn. Ngoài nguồn vốn TPQT 750 triệu USD, tổng số dư nguồn vốn huy động của VFC là 13.317 tỷ đồng

Nguồn vốn huy động của VFC bên cạnh các khoản nợ tiền gửi của các TCTD và TCKT, phát hành trái phiếu, VFC còn có các khoản nhận ủy thác cho vay (UTCV) của Tổng Công ty, ủy thác quản lý vốn (UTQLV) của Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác.

Trong đó :

- Nhận tiền gửi của TCTD và TCKT : 1.559 tỷ đồng

- Phát hành giấy tờ có giá : 300 tỷ đồng

- Nhận UTCV không chỉ định và UTQLV từ Tổng Công ty và CVS: 2.446 tỷ đồng - Nhận ủy thác cho vay có chỉ định của Tổng Công ty : 6.064 tỷ đồng - Nhận ủy thác cho vay có chỉ định của TCTD : 2.948 tỷ đồng

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết 2013 của VFC)

VFC tiếp tục thực hiện kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng để gia tăng lợi nhuận cho Công ty với doanh thu từ lãi tiền vay với doanh số 21,54 tỷ đồng.

b. Hoạt động đầu tư tài chính

Tính đến 31/07/2013, tổng giá trị danh mục đầu tư tài chính của VFC xấp xỉ 1.466 tỷ đồng

Bảng 2.1. Hoạt động đầu tư tài chính đến 31/07/2013

Đơn vị: tỷ VNĐ

STT Danh mục Giá trị đầu tư

ban đầu Đánh giá lại tại 31/07/2013 Tăng/Giảm (%) (1) (2) (3) (4) (5) = [(4)-(3)]/ (3)

1 Chứng khoán niêm yết 132,09 49,21 (62,7)

2 Góp vốn vào doanh nghiệp, dự án 70,81 Không đánh giá được -

3 Đầu tư trái phiếu 640,43 0,43 (99,9)

4 Đầu tư góp vốn vào công ty con 600,00 254,19 (57,6)

5 Nhận ủy thác quản lý đầu tư 22,67 9,62 (57,6)

Nguồn số liệu: Đề án tái cơ cấu ban hành tháng 09/2013 của VFC

Các khoản đầu tư tài chính của VFC đều sụt giảm giá trị nghiêm trọng. Các danh mục đều sụt giảm từ trên 50%. Riêng trong danh mục góp vốn vào doanh nghiệp dự án, tồn tại dự án đang dở dang không đánh giá lại được.

Trong khoản mục đầu tư trái phiếu, VFC tiến hành đầu tư 640 tỷ đồng vào trái phiếu Vinashinbond được đánh giá lại là sụt giảm hoàn toàn giá trị đầu tư ban đầu. Trong năm 2009, VFC đã mua trái phiếu do Tập đoàn phát hành với tổng mệnh giá 640 tỷ đồng, lãi suất trái phiếu 9,4%/năm, đáo hạn 21/09/2017. Lãi trái phiếu phải thu đến 31/07/2013: 232,76 tỷ đồng. VFC đã tiến hành trích lập dự phòng 100% đối với gốc và hạch toán ngoại bảng đối với lãi trái phiếu.

VFC đã dừng toàn bộ hoạt động mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán từ cuối năm 2009. Sau đó, VFC tiến hành thu hồi dần các khoản đầu tư tài chính theo chủ trương hạn chế đầu tư ngoài ngành theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 09/2011.

Từ khi có chủ trương tái cơ cấu các khoản đầu tư tài chính, VFC cũng đã thu hồi các khoản đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán trên sàn với giá trị thu hồi tính đến 31/07/2013 là 47,93 tỷ đồng. Trong đó, thu hồi khoản đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp là 32,24 tỷ đồng và đầu tư chứng khoán trên sàn và chứng chỉ quỹ thu hồi 15,69 tỷ đồng.

c. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng tại VFC tập bao gồm: Hoạt động cho vay, Hoạt động bảo lãnh, Hoạt động quản lý các khoản Tổng Công ty SBIC cho vay trực tiếp theo Hợp đồng quản lý tài sản 3236 và Hoạt động quản lý nguồn ủy thác của Tổng công ty SBIC từ nguồn TPQT 2005. Trong đó:

Hoạt động cho vay là hoạt động tín dụng chính của VFC tuy nhiên trong

những năm gần đây lại không diễn ra sôi động. Từ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng của ngành đóng tàu năm 2008 cùng với những kỳ vọng về ngành vận tải biển thay đổi đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm khách hàng vay chính tại VFC là các công ty thuộc lĩnh vững đóng

mới và sửa chữa tàu biển. Theo đó, VFC không đẩy mạnh giải ngân mới mà tập trung vào thu hồi các khoản nợ cũ.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay tại VFC qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh số giải ngân 1.089,73 236,27 222.57 217,24 2 Doanh số thu gốc 1.702,87 1.183,19 333.51 352.87 3 Dư nợ cuối kỳ 15.355,82 14.408,9 14.297,96 14.162,33

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng các năm của P. Kế hoạch – Đầu tư)

Về hoạt động bảo lãnh, hiện nay VFC đang cung cấp một số hình thức bảo lãnh như bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Khách hàng bảo lãnh tại VFC chủ yếu là các đơn vị trong Tổng Công ty do uy tín thương hiệu Công nghiệp tàu thủy sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian qua cũng như năng lực VFC chưa thể cạnh tranh với các TCTD khác trong lĩnh vực này. Tổng doanh số bảo lãnh qua các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 sụt giảm dần qua các năm lần lượt là 265,39 tỷ đồng, 203,5 tỷ đồng, 148 tỷ đồng và 84,25 tỷ đồng. Theo đó, phí thu được từ hoạt động bảo lãnh cũng ngày càng sụt giảm.

Hoạt động quản lý các khoản Tổng Công ty cho vay trực tiếp: Theo Hợp

đồng dịch vụ quản lý tài sản số 3236/HĐ-CNT ngày 10/05/2011 giữa Tổng công ty và VFC, Tổng công ty giao cho VFC quản lý thu hồi các khoản nợ trước đây Tổng công ty đã cho các đơn vị thành viên vay. Trên cơ sở các Biên bản thỏa thuận ba bên giữa Tổng công ty, VFC và các đơn vị, riêng năm 2013 VFC nhận bào giao tăng thêm 5.314 tỷ đồng nợ gốc và đến nay đã thu hồi nợ gốc cho Tổng Công ty 28 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ nguồn này được VFC quản lý vào thời điểm 31/12/2013 là trên 8.811,7 tỷ đồng.

Ngoài các hoạt động trên, VFC còn đang tiến hành quản lý và cho vay các đơn vị thành viên trong Tổng công ty từ nguồn ủy thác TPQT 2005. Dư nợ 31/12/2013 của các khoản tín dụng từ nguồn này là 14.367,00 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w