PHÁT TRIỂN, NÂNG CẤP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 107 - 114)

Xử lý nợ xấu luôn đặt trong mối quan hệ với quản lý tín dụng. Muốn xử lý nợ xấu được nhanh chóng, hiệu quả thì không thể tách rời với sự chính xác, đồng bộ trong việc quản lý dữ liệu thông tin tín dụng vốn chịu chi phối rất lớn bởi trình độ công nghệ thông tin của TCTD. Trình độ công nghệ thông tin ảnh hưởng tới mọi hoạt động thường xuyên của TCTD. Do đó, VFC cần áp dụng các biện pháp:

Thứ nhất, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Ý nghĩa, yêu cầu đặt ra: Việc hệ thống máy tính, điện thoại xuống cấp ảnh

hưởng rất nhiều tới quá trình làm việc của cán bộ Công ty. Do đó, cần có sự đầu tư và hiện đại hóa công nghệ đồng bộ trong toàn hệ thống về phần cứng, hệ thống mạng internet, điện thoại, … nhằm đảm bảo đường truyền thông tin luôn được thông suốt, đảm bảo sức chứa kho dữ liệu của Công ty.

Khó khăn, hạn chế: Nâng cấp cơ sở phần cứng tốn kém rất nhiều chi phí. Do

vậy, VFC nên nâng cấp theo giai đoạn, từng bộ phận, tận dụng tối đa những máy móc còn hoạt động tốt.

Thứ hai, xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý dữ liệu

Ý nghĩa, yêu cầu đặt ra: Phần mềm phải phù hợp với nhu cầu quản lý của

VFC, dễ dàng cập nhật, truy cập và dẫn xuất dữ liệu, là sự hỗ trợ đắc lực giúp cán bộ triển khai công việc nhanh chóng nhưng phải đảm bảo tính bảo mật.

Khó khăn, hạn chế: Việc áp dụng phần mềm mới cần thời gian và chi phí

cho việc nghiên cứu, hướng dẫn đào tạo cán bộ sử dụng nhằm tối đa hóa hiệu quả. Đặc biệt, cần có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp để sử dụng.

Thứ ba, ban hành tiêu chuẩn về dữ liệu quản lý

Ý nghĩa, yêu cầu đặt ra: Giúp đồng bộ hóa thông tin, quản lý dữ liệu tập

trung, có tiêu chuẩn rõ ràng về nội dung, tính cập nhật của thông tin đặc biệt là thông tin liên quan tới khách hàng. Từ đó, có tác động đan xen vừa giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan nhất để đưa ra phương án quản lý, vừa giúp cán bộ xử lý nợ trực tiếp nắm bắt được rõ về tình hình khách hàng, vừa đặt ra yêu cầu về trách nhiệm giám sát tín dụng thường xuyên và liên tục của cán bộ tín dụng.

Khó khăn, hạn chế: Việc áp dụng tiêu chuẩn về dữ liệu quản lý trước mắt sẽ

cần đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, chuyển đổi cách thức quản lý và sử dụng dữ liệu.

3.2.5. Bổ sung, hoàn thiện bộ quy định nội bộ liên quan tới hoạt động xử lý nợ

Ý nghĩa, yêu cầu đặt ra: Các quy trình, quy chế đi kèm với chính sách trong

từng thời kỳ là hành lang hoạt động cho công tác xử lý nợ. Thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể khiến cho người trực tiếp làm việc phải dò dẫm, tù mù trong định hướng cách thức xử lý. VFC cần nhanh chóng bổ sung những quy định còn thiếu liên quan trực tiếp tới hoạt động xử lý nợ đặc biệt là các quy định về xử lý TSBĐ, thẩm định giá. Ngoài ra, cần không ngững kiểm tra kiểm soát những quy định đã ban hành để đánh giá, phát hiện những điểm bất cập, tìm hướng sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn.

Khó khăn, hạn chế: Thiếu người có kinh nghiệm để thực hiện xây dựng các

văn bản quy định. Ngoài ra, hoạt động của VFC lại mang nhiều tính chất đặc thù cần nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá.

3.2.6. Đẩy mạnh quá trình đánh giá lại các khoản vay

Là nền tảng, cơ sở cho việc đưa ra quyết định lựa chọn phương án xử lý nợ phù hợp đạt hiệu quả, đánh giá lại các khoản vay là bước thực hiện không thể bỏ qua. Quá trình đánh giá lại các khoản vay đòi hỏi phải đánh giá lại năng lực của khách hàng, định giá lại giá trị TSBĐ.

Sau khi đánh giá lại tổng quan thực trạng khách hàng, có sự so sánh cân nhắc giữa các biện pháp xử lý nợ, VFC mới có thể đưa ra được phương án tối ưu để xử lý các khoản nợ. Bởi ngoài biện pháp xử lý tài sản, khởi kiện, VFC còn có thể chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp tình hình thực tế của khách vay như: bán nợ cho các tổ chức khác trong đó có AMC, cổ phần hóa vốn vay có thể áp dụng đối với các công ty cổ phần hoặc các công ty thành viên trong Tổng công ty có định hướng cổ phần hóa, tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp.

Việc đánh giá lại các khoản vay phải đưa ra được các nhận định có chất lượng, có ý nghĩa đối với hoạt động xử lý nợ, tránh cách làm qua loa, hời hợt dẫn tới các đề xuất thiếu khả thi và tốn kém.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty SBIC

- Trên cơ sở đề án tái cơ cấu tổng thể của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy đã được phê duyệt, kiến nghị Tổng công ty SBIC có đề xuất báo cáo chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có liên quan phê duyệt đề án tái cơ cấu VFC, cũng như có những chính sách hỗ trợ, chỉ đạo VFC trong quá trình tái cơ cấu.

- Hướng dẫn VFC về việc cơ cấu nợ vay với các đơn vị trong ngành từ nguồn ủy thác của Tổng công ty SBIC (khoản nợ nước ngoài 600 triệu USD, khoản

nợ TPQT 750 triệu USD, khoản phát hành trái phiếu trong nước của Tổng công ty SBIC) đặc biệt là với những khoản vay được bảo lãnh bởi Tổng Công ty SBIC:

+ Tổng Công ty cần có hướng dẫn về việc bán nợ cho VAMC đối với những khoản vay ủy thác từ Tổng Công ty tại đó xác định quyền hạn và nghĩa vụ của VFC. Những khoản vay từ nguồn ủy thác có chỉ định của Tổng Công ty có đặc điểm quan trọng ý nghĩa là không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Khi đó, theo cách tính giá mua bán nợ của VAMC, giá trị trái phiếu đặc biệt mà VFC có thể nhận lại và tái chiết khấu tại NHNN là đáng kể. Số tiền này có thể đưa vào tái tạo nguồn thu cũng như hỗ trợ công tác xử lý nợ của Tổng Công ty và VFC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổng Công ty xem xét có cơ chế chuyển các khoản nợ không thể xử lý của nhóm các công ty cổ phần hóa thành vốn góp của VFC để có cơ sở thu hồi nợ bằng cách bán vốn.sau này.

+ Tổng Công ty tạo điều kiện để VFC tham gia trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu tài chính của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty đặc biệt là đối với nhưng đơn vị không thuộc diện cổ phần hóa và giữ lại trong Tổng Công ty sau tái cơ cấu.

- Tổng Công ty xem xét có chính sách phân chia trả nợ thích hợp đối với những khoản vay và những tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay từ nhiều nguồn khác nhau (nguồn VFC tự huy động, nguồn ủy thác của Tổng Công ty, nguồn ủy thác TPQT 2005) bởi ngoài việc ghi nhận các khoản vay nguồn VFC tự huy động và ủy thác không chỉ định Tổng công ty được xử lý giúp bớt áp lực về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giá trị thu hồi từ xử lý nợ của các khoản vay từ nguồn này còn giúp VFC tạo nguồn để tiến hành các hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động xử lý nợ

- Hiện tại, do nhiều đơn vị trong ngành có thái độ thiếu thiện chí hợp tác trong quá trình xử lý nợ, kiến nghị Tổng công ty có những chỉ đạo quyết liệt yêu cầu các đơn vị thuộc Tổng công ty cần phối hợp với VFC trong quá trình triển khai xử lý nợ, đặc biệt là chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn, thực hiện thế chấp bổ sung TSBĐ

- Tăng cường tính độc lập, tự chủ của VFC trong mô hình hoạt động của Tổng công ty nhất là hoạt động tín dụng đối với các khách hàng trong Tổng công ty nhằm đảm bảo tính khách quan, hiệu quả trong hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Hiện tại, các quyết định cho vay cũng như thu hồi nợ, xử lý nợ của VFC phần lớn vẫn bị chi phối bởi Tổng công ty. Việc này gây tốn kém thời gian, cản trở không ít trong quá trình triển khai hoạt động xử lý nợ.

- Chấp thuận và/hoặc kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành liên quan có chính sách hỗ trợ các trường hợp dù đã áp dụng phương án xử lý tài sản nhưng chỉ thu hồi được một phần vốn đã cho vay do khách hàng không có tài sản thế chấp bổ sung và không có phương án trả nợ khác.

3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính

- Chấp thuận, tạo điều kiện để quá trình tái cơ cấu VFC được diễn ra hoàn tất đặc biệt là phê duyệt chủ trương chuyển đổi VFC thành Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty SBIC theo như mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc các NHTM và tạo hành lang pháp lý để công ty hoạt động.

- Hướng dẫn cơ chế hoạt động của Công ty sau khi được chuyển đổi mô hình (có văn bản hướng dẫn về chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Tổng công ty nhà nước trong đó có nội dung liên quan tới việc trích lập dự phòng đối với các khoản nợ do Công ty AMC quản lý…)

- Xây dựng một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cưỡng chế thực hiện hợp đồng cho vay, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một bộ máy hành chính đủ năng lực cưỡng chế, thi hành luật. Để làm được điều đó, khuôn khổ pháp lý phải bao gồm các luật thích hợp về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng, sở hữu; hệ thống toà án phải công bằng và hiểu biết về các giao dịch tài chính để có thể cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế một cách công bằng và nhanh chóng.

- Cần tích cực chống tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu trong thủ tục hành chính. Tăng cường, củng cố trách nhiệm của người cán bộ công chức.

KẾT LUẬN

Nợ xấu luôn là vấn đề nhức nhối không chỉ các TCTD mà còn cả nền kinh tế bởi những tác động không mong muốn của nó. Nợ xấu tồn tại dai dẳng sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng. Chính bởi vậy, nhanh chóng xử lý nợ xấu một cách hiệu quả nhằm lành mạnh hóa tài chính là mục tiêu hướng tới của mọi TCTD.

Trong quá trình công tác và nghiên cứu tình hình tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy (VFC), thông qua việc phân tích nợ xấu, thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại VFC, tác giả nhận thấy yêu cầu thực tế khách quan của việc phải tăng cường xử lý nợ xấu tại VFC. Với yêu cầu thực tế khách quan cùng với sự nghiêm túc trong nghiên cứu thực trạng để đề ra các biện pháp vận dụng phù hợp, luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Thứ nhất, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý nợ xấu trong hoạt

động tín dụng của Công ty Tài chính

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính

TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy, từ đó đi sâu phân tích đánh giá những thành tựu đạt được và đặc biệt là những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp cần thiết giúp tăng cường xử lý nợ xấu tại

Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy

Do tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiến.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS - TS Đào Duy Huân, 2013. Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách phát triển. Tạp chí UEF tháng 1 – 2/2013: Kinh tế Việt Nam năm 2012 hướng tới năm 2013. 6 trang.

2. Diễn đàn nghiệp vụ công chứng, 2013. Nợ xấu và công nghệ làm sạch nợ xấu. www.diendancongchung.com. Truy cập ngày 20/01/2014.

3. TS Nguyễn Thị Hoài Phương, 2013. Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội.

4. Nguyễn Kim Đức, 2012. Hoạt động thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tạp chí UEF tháng 11- 12/2012: Những vấn đề tài chính – ngân hàng hiện đại. 8 trang.

5. Nguyễn Hữu Thủy, 2013. Lợi ích khi bán nợ xấu cho VAMC là gì?. www.laisuatnganhang.vn. Truy cập ngày 02/08/2013.

6. Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. 974 trang.

7. PGS - TS Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Giao thông vận tải. Hà Nội. 344 trang.

8. Thanh Trúc, 2013. AMC đã làm được gì sau một tháng hoạt động?. www.rfa.org. Truy cập ngày 03/08/2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. ThS Trần Tiến Thành, 2011. Hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội 10. Tô Phương Thanh, 2010. Ngăn ngừa và quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Tây. Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Trường Đại học kinh tế quốc dân. Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 107 - 114)