Thực trạng kết quả hoạt động tín dụng trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 45 - 50)

Hiện nay, công tác tín dụng tại VFC tập trung đẩy mạnh quản lý theo 3 hoạt động chính là cho vay, quản lý các khoản Tổng Công ty cho vay trực tiếp theo Hợp đồng 3236, quản lý các khoản vay từ nguồn Ủy thác TPQT 2005.

Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay tại VFC trong quản lý theo dõi được tách thành 2 mảng lớn bao gồm: các khoản vay được hạch toán nội bảng & các khoản vay được hạch toán ngoại bảng. Về bản chất, các khoản vay được hạch toán nội bảng là các khoản VFC cho vay và hưởng lợi tức cũng như chịu rủi ro trực tiếp; còn các khoản vay

(5) (9) (6) (8) (7) (4) (3) (1) (2) Tham mưu độc lập Vượt hạn mức P. Tín dụng CN Khách hàng P. TĐ & QTRR CN Giám đốc CN TGĐ / HĐTV P. TĐ & QTRR Hội sở

được hạch toán ngoại bảng, VFC cho vay theo hợp đồng ủy thác có chỉ định của Tổng công ty & các TCTD đồng thời không chịu rủi ro.

Về hoạt động cho vay được hạch toán nội bảng:

Các khoản tín dụng cho vay nội bảng của VFC bao gồm cho vay nguồn “hạn mức” (VFC tự huy động và cho vay lại) và nguồn ủy thác cho vay không chỉ định của Tổng Công ty và Công ty Chứng khoán CIMB-Vinashin (CVS).

Trước năm 2010, VFC theo dõi các khoản cho vay hạch toán nội bảng chỉ gồm những khoản VFC cấp tín dụng từ nguồn tự huy động (nguồn hạn mức). Năm 2011, theo chỉ đạo của Tổng công ty và công ty kiểm toán KPMG, các khoản vay không chỉ định (ngoài danh mục) từ nguồn ủy thác của Tổng công ty (không bao gồm TPQT 2005) VFC đều phải chịu rủi ro như các khoản vay từ nguồn hạn mức. Từ đó, cách “ứng xử” với những khoản vay này của VFC cũng có những thay đổi như hạch toán nội bảng, trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2011, VFC cũng tiến hành điều chỉnh báo cáo tài chính năm 2010. Do đó, các khoản vay của VFC được xem xét từ năm 2010.

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động cho vay nội bảng những năm gần đây

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh số giải ngân 1.089,73 236,27 222,57 217,24

2 Doanh số thu gốc 963,20 398,35 320,51 154,95

5 Dư nợ gốc cuối kỳ 5.373,06 5.210,98 5.113,04 5.175,33

(*) Tỷ lệ Thu gốc / Giải ngân 88% 169% 144% 71%

(**) Tỷ lệ Thu gốc / Dư nợ gốc 18% 7% 6% 3%

3 Doanh số thu lãi 31,15 28,28 27,64 23,31

6 Dư nợ lãi cuối kỳ 2.356,78 2.541,59 2.848,88 3.256,17

7 Tỷ giá áp dụng (VNĐ/USD) 19.500 20.000 20.828 21.036

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VFC)

Hoạt động cho vay mới từ nguồn hạn mức và ủy thác không chỉ định của VFC dần sụt giảm từ năm 2011. Nguyên nhân là chính sách tập trung thu hồi nợ cũ, hạn chế thực hiện cho vay mới đặc biệt là cho vay với đối tượng khách hàng ngoài

Tổng Công ty. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả thu hồi nợ gốc (cả nợ mới và cũ), ta có thể đánh giá rằng hoạt động này còn chưa hiệu quả. Năm 2013, VFC được phép tăng trưởng tín dụng 5% nhưng do việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, thu hồi nợ đạt kết quả thấp nên hoạt động cho vay mới của VFC là rất ít.

Dư nợ tại VFC tập trung tại nhóm đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế (trên dưới 99% dư nợ qua các năm) đặc biệt là các khách hàng thuộc lĩnh vực vận tải biển và công nghiệp tàu thủy và tại thời han cho vay ngắn hạn (trên 70% tổng dư nợ). Dư nợ hiện nay hầu hết là kết quả của hoạt động cho vay trước năm

2010 với hầu hết là các khoản vay đã quá hạn.

Tại thời điểm 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu toàn công ty (đối với khoản vay hạch toán nội bảng) là 99,7%, cụ thể:

Bảng 2.6. Bảng phân loại nợ đến 31/12/2013 đối với các khoản vay nội bảng

STT Chỉ tiêu Giá trị dư nợ

(Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Nhóm 1 3,82 0,07 2 Nhóm 2 11,77 0,23 3 Nhóm 3 40,03 0,77 4 Nhóm 4 56,96 1,10 5 Nhóm 5 5.062,75 97,83 6 Tổng 5.175,33 100,00 7 Nợ xấu (Nhóm 3-5) 5.159,74 99,70

Nguồn: Báo cáo chất lượng tín dụng tháng 01/2014 của P. Thẩm định & Quản trị rủi ro

Về hoạt động cho vay được hạch toán ngoại bảng: Đến cuối năm 2013, các khoản cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác cho vay chỉ định của Tổng Công ty và TCTD được hạch toán ngoại bảng có dư nợ là 8.987 tỷ đồng

Đồ thị 2.1. Biến động dư nợ các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy thác chỉ định

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của VFC – Phòng Kế hoạch – Đầu tư

Sự giảm dần của dư nợ chịu tác động diễn ra bởi 2 nguyên nhân:

(1) Những thay đổi trong hoạt động cho vay theo ủy thác chỉ định của TCTD. Năm 2010, VFC gặp khó khăn trong việc đặt mối quan hệ với các TCTD, thương hiệu Vinashin hiện đã mất uy tín, các TCTD đã không còn gửi vốn mới tại VFC. Từ đó, các hợp đồng ủy thác quản lý vốn và ủy thác cho vay trong những năm gần đây rút đi một cách nhanh chóng.

(2) Trong giai đoạn 2010 – 2013, VFC hạn chế cấp giải ngân mới do các khách hàng là thành viên trong Tổng công ty (đối tượng cho vay theo chỉ định của Tổng Công ty) hầu như đã phát sinh nợ quá hạn.

Theo phân loại nợ thời điểm 31/12/2013, 100% dư nợ các khoản cho vay từ nguồn ủy thác chỉ định của Tổng công ty và các TCTD đều đã quá hạn và xếp vào nhóm 5 – Nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Hoạt động quản lý tài sản là các khoản Tổng công ty cho vay trực tiếp theo hợp đồng 3236

Thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao, VFC tiến hành kiểm tra các khách hàng chuyển giao về mục đích sử dụng vốn, tài sản hình thành từ vốn vay; yêu cầu các đơn vị có kế hoạch trả nợ và bổ sung TSBĐ cho 8.811,7 tỷ đồng dư nợ (tính đến 31/12/2013) của các khoản vay tại Tổng công ty. Về việc bổ sung TSBĐ cho khoản vay Tổng công ty, do tính chất Hợp đồng 3236 là VFC thay mặt Tổng công ty quản

lý khoản vay của Tổng công ty nên đây là trường hợp nhạn thế chấp đặc biệt chưa có tiền lệ. Hiện tại, các bên thống nhất bằng hợp đồng thế chấp 3 bên trong đó VFC là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tài sản.

Đây hầu hết là các khoản vay được giải ngân trong quãng thời gian 2005 – 2008, thời kỳ phát triển nóng của ngành công nghiệp tàu thủy và đến nay đã phát sinh quá hạn. Về chất lượng tín dụng, tất cả dư nợ các khoản cho vay này đều đã xếp vào nhóm 5 – nhóm nợ có khả năng mất vốn (Phân loại nợ 31/12/2013 của VFC).

Hoạt động quản lý nguồn ủy thác của Tổng công ty từ nguồn TPQT năm 2005

Bên cạnh các nguồn vốn ủy thác quản lý vốn và ủy thác cho vay của Tổng công ty được hạch toán vào Báo cáo tài chính của VFC, toàn bộ nguồn vốn ủy thác của Tổng công ty từ nguồn TPQT được hạch toán vào 2 báo cáo tài chính riêng theo yêu cầu riêng của nguồn vốn này.

Đây là nguồn vốn do Tổng công ty vay lại Bộ Tài chính từ nguồn phát hành Trái phiếu Chính phủ năm 2005 ra thị trường vốn quốc tế và Tổng công ty đã ủy thác cho VFC quản lý và sử dụng theo Hợp đồng ủy thác số 03/2005/CNT-VFC ngày 05/11/2005. Theo đó, Tổng công ty ủy thác cho VFC toàn bộ nguồn vốn vay lại Bộ Tài chính để cho vay đối với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, thực hiện các nghiệp vụ khác (cho vay, gửi tiền, đầu tư tài chính…) để bảo toàn và phát triển vốn và thay mặt Tổng công ty trả nợ cho Bộ Tài chính.

Mục đích ủy thác của Tổng Công ty với nguồn TPQT là cho vay danh mục các dự án trung dài hạn với thời gian cho vay 5-10 năm, thời gian ân hạn 1-2 năm. Tuy nhiên, VFC còn sử dụng nguồn nhàn rỗi TPQT để cho vay tài trợ ngắn hạn các phương án sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty.

Từ tháng 09/2011 đến nay, VFC không tiếp tục giải ngân cho vay trong danh mục từ nguồn TPQT hoặc chỉ giải ngân từ nguồn thu nợ ngoài danh mục khi có chỉ định của Tổng công ty và đang tích cực thu hồi gốc và lãi cho vay từ nguồn TPQT. Năm 2013, VFC thu nợ gốc nguồn TPQT số tiền 97,73 tỷ đồng đưa dư nợ gốc của nguồn này về 14.367,00 tỷ đồng.

Số tiền tạm thời nhàn rỗi từ nguồn thu gốc, lãi cho vay từ nguồn TPQT, VFC đang gửi liên ngân hàng các kỳ hạn trung bình 03 – 04 tháng để gia tăng lợi nhuận cho nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy VFC (Trang 45 - 50)