Can nhiễu giữa các DSL và ghép kênh

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 63 - 64)

4 Truyền dẫn đôi dây xoắn

4.6 Nhiễu

4.6.10 Can nhiễu giữa các DSL và ghép kênh

Chương 5 khái quát nhiều phương thức ghép kênh khác nhau sử dụng cho DSL. Tính tương thích phổ ám chỉ tới sự chồng lấn băng tần truyền có thể xảy ra trên các đường DSL khác nhau chia sẻ cùng một đường cáp hoặc, xấu hơn nữa là trong cùng một binder. Phần 3.6 đã trình bày các hàm ghép xuyên âm. Mức độ xuyên âm có thể đủ lớn ở các tần số cao để phá vỡ một dịch vụ khác. Ví dụ đặc biệt đáng chú ý là các mạch T1. Các mạch T1 đã được triển khai trong nhiều năm bởi các công ty điện thoại và đã được thiết kế và chuẩn hóa vào thời điểm khi mà kỹ thuật truyền dẫn lãng phí băng tần và năng lượng. Xuyên âm từ dịch vụ đặc biệt này lớn hơn bất kỳ xuyên âm nào khác. Thật may mắn, các đường T1 đang trở nên ít phổ thơng do chúng đang dần được thay thế bởi các kỹ thuật mới hơn, phương thức hiệu quả hơn của HDSL. (Các đường T1 được thay thế chỉ khi chúng khơng cịn phục vụ nữa) Xun âm HDSL xâm nhập ít hơn nhiều so với các dịch vụ khác. Một đường truyền ADSL 6 Mbit/s có tốc độ gấp 4 lần tốc độ của T1, nhưng vẫn gây ra rất ít xun âm. Nó vẫn gây ra mức xâm nhập khá lớn, đặc biệt là tới các dịch vụ mới hơn như VDSL.

Vì vậy, vấn đề là phân bổ băng tần sử dụng cho các dịch vụ khác nhau theo một cách mà ít gây ra xâm nhập vào các dịch vụ khác dự định sử dụng trong cùng 1 cáp. Một qui luật thường được sử dụng là một dịch vụ mới không nên gây nhiều xuyên âm hơn bất kỳ dịch vụ hiện có nào. Hình 3.26 cho thấy nhiều băng tần khác nhau của các tín hiệu xDSL và các mức cơng suất gần đúng. Như có thể thấy, trong khi các dịch vụ mới có xu hướng sử dụng băng tần rộng hơn nhưng phổ công suất của chúng lại nhỏ hơn các dịch vụ hiện tại trong băng tần của các dịch vụ cũ hơn. Hình 3.17 cho thấy phổ xuyên âm của ISDN, HDSL, và ADSL luồng lên. Hình 3.18 cho thấy phổ xuyên âm của tín hiệu ADSL luồng xuống.

Nhiễu nền danh định trên đôi dây xoắn không được lớn hơn -140 dBm/Hz, vì vậy các nhiễu này rõ ràng là đáng kể. DSL có độ rộng băng tần lớn hơn điển hình khai thác truyền dẫn ở các

54 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

tần số cao hơn trên các đường truyền ngắn hơn, ở đó xuyên âm từ các dịch vụ hiện có xuất hiện tương đối nhỏ hơn do các tín hiệu đường bị suy hao ít hơn.

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 63 - 64)