Sử dụng byte nhanh

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 96 - 98)

8 Công nghệ đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL

8.10 Sử dụng byte nhanh

trợ cả đường dữ liệu nhanh và dữ liệu xen, 11 và nó được nói tới như là ADSL trễ kép (tức là nó hỗ trợ cả lưu lượng nhạy cảm với độ trễ và lưu lượng không nhạy cảm với độ trễ). Trái lại ADSL lite chỉ hỗ trợ trễ đơn với dữ liệu xen. Tuy nhiên, cách sử dụng byte nhanh (phụ thuộc vào số khung nào mang các bit CRC, bit chỉ thị và bit EOC) là giống như ADSL full-rate.

8.1.11 Khái quát về tiêu chuẩn ANSI T1.413

ANSI T1.413 là tiêu chuẩn "mẹ" mà các tiêu chuẩn ITU cho ADSL full-rate (G.992.1 hay G.dmt) và ADSL lite (G.992.2 hay G.lite) dựa trên nó. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật quan trọng trong T1.413:

• Mã đường DMT và thành phần phổ của các tín hiệu được phát đi bởi các modem ADSL tại hai đầu mạch vòng nội hạt

• Kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để hỗ trợ việc truyền tải đồng thời các dịch vụ băng thoại và cả các kênh số đơn công (đơn hướng) và song công (song hướng) trên một đôi dây xoắn đơn.

• Các đặc tính cơ và điện của giao tiếp mạng

• Tổ chức dữ liệu phát và thu thành các khung

• Các chức năng của kênh điều hành.

8

Mặc dù ADSL full-rate hỗ trợ trễ kép, nó chỉ cung cấp cơ chế truyền tải. Tiêu chuẩn không chỉ ra các tiêu chuẩn qua đó các bộ đệm nhanh và xen được ghi vào- việc này danh cho nhà sản xuất. Hơn thế nữa, đặc tính kỹ thuật chỉ cung cấp độ dài thời gian (125µs) cho ccs bộ đệm nhanh và đệm xen, kích thước bộ nhớ đệm tùy thuộc vào tốc độ dữ liệu.

8.1. GIỚI THIỆU 87

8.1.12 Các tiêu chuẩn ITU-T

• ITU-T G.dmt hay G.992.1

Đặc tính kỹ thuật xây dựng bởi ITU-T dựa trên tiêu chuẩn ANSI T1.413 Issue2 cộng thêm giao thức bắt tay bổ sung.

Annex A: chỉ ra hoạt động trên băng tần POTS

Annex B: chỉ ra hoạt động trên băng tần ISDN

Annex C: chỉ ra hoạt động cho băng tần ISDN Nhật bản.

• ITU-T G.lite hoặc G992.2

Đặc tính kỹ thuật chuẩn hóa bởi ITU-T. Nó là một dạng của tiêu chuẩn ANSI T1.413i2 có bổ sung giao thức bắt tay phụ trợ.

Dựa trên các khuyến nghị của nhóm công tác UAWC (Microsoft, Compaq&Intel)

• ITU-T G.hs hoặc G.994.1

Chỉ ra thủ tục bắt tay cho các bộ thu phát xDSL

8.1.13 Sự khác biệt giữa T1.413i2, G.dmt và G.lite

Như đã đề cập ở trên, cả G.dmt và G.lite đều dựa trên T1.413i2. Kết quả là có nhiều sự giống nhau giữa 3 tiêu chuẩn. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt quan trọng nhất định. Những khác biệt giữa G.ite và T1.413i2/G.dmt có thể được tổng kết như sau:

• G.lite hỗ trợ luồng xuống và luồng lên tối đa là 1,5 Mbit/s và 512 Kbit/s tương ứng. T1.413i2/G.dmt hỗ trợ tốc độ lý thuyết tối đa là 14,9 Mbit/s luồng xuống (mặc dù giới hạn luồng xuống thực tế nằm trong dải từ 6 đến 8 Mbit/s) và luồng lên 1,5 Mbit/s.

• G.lite không yêu cầu bộ tách ở nhà khách hàng, còn T1.413i2/G.dmt thì có yêu cầu.

• G.lite chỉ hỗ trợ truyền tải ATM. T1.413i2/G.dmt hỗ trợ cả truyền tải ATM và STM.

• G.lite chỉ hỗ trợ trễ đơn còn T1.413i2/G.dmt hỗ trợ trễ kép.

• G.lite hợp nhất các tính năng mới hơn chẳng hạn fast retraining và quản lý nguồn. Tuy nhiên các tính năng này dường như có thể được tích hợp vào các phiên bản G.dmt mới hơn.

Ngoài các khác biệt kể trên, G.dmt và T1.413i2 rất giống nhau trong các tài liệu nhưng cũng có một số những ngoại lệ sau:

• G.dmt cung cấp các đặc tính điện cho cả tiêu chuẩn Bắc Mỹ và Châu Âu. T1.413i2 chỉ cung cấp các tiêu chuẩn Bắc Mỹ.

88 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

• G.dmt cung cấp các phần riêng biệt cho các yêu cầu của các hệ thống hoạt động (a) trong băng tần trên POTS, (b) trong băng tần trên ISDN, và (c) trong cùng một cáp với ISDN. ANSI T1.413i2 chỉ đáp ứng các hệ thống hoạt động trong băng tần trên POTS.

• Phần khởi tạo của G.dmt giông như của T1.413i2, ngoại trừ rằng phần kích hoạt và xác nhận được thay bởi thủ tục bắt tay (handshake), như định nghĩa trong G.994.1

8.1.14 Phổ tần của ADSL

Điểm tách giữa các tần số được sử dụng cho hướng lên và các cần số cho hướng xuống là 138 kHz (Hình 8.11).

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 96 - 98)